Phải làm gì nếu xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong quá trình làm việc nhóm?

  1. Kỹ năng mềm

Team mình có hai thành viên đối đầu với nhau rất gay gắt, họ bác bỏ tất cả những ý kiến, suy nghĩ của đối phương khiến cho hiệu quả công việc trở nên giảm sút. Nhưng bây giờ bênh ai cũng không ổn, mình nên làm gì đây?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Mềnh ko rõ bạn đi làm hay đang đi học, nhưng kiểu cãi nhau như trên thì chắc là đi học.

Cách giải quyết nhanh và mang lại hiệu quả tốt nhất trong trường hợp này là giải tán/ đuổi 1 người ra khỏi nhóm hoặc đuổi luôn cả 2 nếu có thể. Với những thành phần đặt cảm xúc cá nhân lên trên lợi ích của team, đánh giá ý kiến dựa trên người đưa ra ý kiến chứ ko phải là nội dung ý kiến thì tốt nhất là ko nên làm việc nhóm cùng họ.

Còn nếu ko thể thì bạn và những người còn lại bàn và chọn 1 phương án thích hợp rồi chia việc ra cho từng người, kệ 2 thành viên kia thích cãi gì thì cãi, quyết định của số đông là quyết định cuối cùng. Ko thích thì rời nhóm hoặc nếu cố tình ko làm thì cứ báo cáo cho giáo viên thôi.

Trả lời

Mềnh ko rõ bạn đi làm hay đang đi học, nhưng kiểu cãi nhau như trên thì chắc là đi học.

Cách giải quyết nhanh và mang lại hiệu quả tốt nhất trong trường hợp này là giải tán/ đuổi 1 người ra khỏi nhóm hoặc đuổi luôn cả 2 nếu có thể. Với những thành phần đặt cảm xúc cá nhân lên trên lợi ích của team, đánh giá ý kiến dựa trên người đưa ra ý kiến chứ ko phải là nội dung ý kiến thì tốt nhất là ko nên làm việc nhóm cùng họ.

Còn nếu ko thể thì bạn và những người còn lại bàn và chọn 1 phương án thích hợp rồi chia việc ra cho từng người, kệ 2 thành viên kia thích cãi gì thì cãi, quyết định của số đông là quyết định cuối cùng. Ko thích thì rời nhóm hoặc nếu cố tình ko làm thì cứ báo cáo cho giáo viên thôi.

Theo mình, nếu là sự đối đầu gay gắt, mâu thuẫn ý kiến, suy nghĩ, quan điểm ngay trong cuộc họp thì bạn không nên tiếp tục cuộc họp hoặc cố gắng phân bua để giải quyết mâu thuẫn giữa hai người mà nên dừng cuộc họp. Lý do:

- Thứ nhất, để cả hai cùng bình tĩnh lại bởi nếu cả hai đều đang trong trạng thái giận dữ, nóng giận thì rất khó để giải quyết vấn đề.

- Thứ hai, bạn sẽ có thời gian nói chuyện riêng với hai người để tìm hiểu nguyên do tại sao họ có quan điểm trái ngược (do mâu thuẫn lợi ích, hiềm khích cá nhân...); giúp họ hóa giải các mâu thuẫn, xung đột và đồng thời cần phân tích để họ hiểu được cần hướng tới hiệu quả công việc chung.

Trong trường hợp cả hai đều nhất định không chịu hợp tác thì bạn có thể cân nhắc có nên cho họ làm việc chung với nhau nữa không, bởi nếu "cố đấm ăn xôi" để họ làm việc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung.

Hihi, kiểu gì cũng sẽ xung đột khi làm việc nhóm bạn ạ, không thể tránh khỏi đâu vì đây là quy luật khi hình thành và phát triển nhóm rồi. Lúc này vai trò người trưởng nhóm rất quan trọng:

1, Tập trung vào mục tiêu chung: các ý kiến có nêu ra là để cho mục tiêu được hoàn thành, do vậy không công kích cá nhân ở đây.

2, Đủ hiểu biết để phân tích đúng sai cho các thành viên: đúng ở đâu, hợp lý ở đâu, nên cải thiện như thế nào.

3, Có luật rõ ràng: công việc là công việc, hết công việc không chiến đấu nhau, không đả kích nhau, ai phạm luật thì sẽ có hình phạt thích đáng.

Cạnh tranh giúp ta tiến bộ chứ không phải kéo nhau thụt lùi.