Phải làm gì khi con gái 12 tuổi không nghe lời dạy của mình, làm theo ý thích, nói dối, dựng chuyện... gà trống nuôi con từ lúc 3 tuổi, bây giờ nhận lại như vậy, đau đớn?

  1. Tâm lý học

  2. Giáo dục

Mình năm này 35 tuổi, gà trống nuôi con từ lúc bé 4 tuổi, mẹ bé đi lấy chồng khác, ko 1 lời thăm hỏi gần 10 năm nay, bao nhiêu tình cảm mình dành bù đắp cho bé, yêu thương nuông chiều, nhưng chắc như vậy nên mình đã sai, lớn lên bé chưa có ý thức suy nghĩ cho mình, thích làm theo ý thích, nói dối, dựng chuyện để đạt được những gì bé muốn, dạy dỗ đủ cách: la mắng, đánh đập, nhỏ nhẹ tâm sự... nhưng cũng đâu lại vào đấy, mình đau đớn, thất vọng, gục ngã trên chính tình yêu thương của mình....

Từ khóa: 

tâm lý học

,

giáo dục

Chào anh, em nghĩ anh đã rất nỗ lực dành những điều tốt đẹp nhất cho bé, nhưng lại quên đi điều quan trọng nhất: sự chừng mực. Khi trẻ lớn lên, quen với việc nhận được mọi thứ các em muốn thì hầu hết các em sẽ khó trưởng thành, biết suy nghĩ chín chắn.

Tuổi 12 là tuổi một số bé gái đã bước vào giai đoạn dậy thì, em nghĩ các bé sẽ bắt đầu cần được lắng nghe thay vì buộc phải nghe lời dạy của cha mẹ (nếu có nghe, tuổi này nghe bè bạn hơn anh ạ). Nên nếu được, em có một vài gợi ý để anh tham khảo trong quá trình giáo dục bé:

  • Nên tìm một người phụ nữ bé tin tưởng để bé tâm sự (có thể đó là một cô giáo, người thân trong gia đình, bè bạn của anh có tính cách gần gũi, thân thiện và yêu con trẻ).
  • Xác định xem bạn bè của bé có những ai (có thể tổ chức đi chơi, sinh nhật, cắm trại) rồi nhờ các bạn chia sẻ thêm về những cảm nhận, vấn đề bé đang gặp phải.
  • Cho bé thời gian của anh, thay vì tiền hay các món quà bé đòi hỏi.
  • Kỷ luật chắc chắn là điều cần thiết, nhưng không nên vồ vập mà cần tiến hành từng bước, "lạt mềm buộc chặt" anh ạ. Anh có thể dành thêm thời gian đọc các cuốn sách như "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương", "Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật", "Hiện diện bên con", "Nghề thầy" v.v. để tham khảo. Tuy sách vở lý thuyết chưa chắc giúp giải quyết hoàn toàn vấn đề nhưng có lẽ sẽ cho chúng ta phương hướng đúng khi tiếp cận vấn đề, anh ạ.

Cha mẹ nào cũng thương con, em mong con sẽ cảm nhận được tình thương của anh và anh kiên trì đến cùng trên hành trình tuy gian khó nhưng ý nghĩa này. 

Trả lời

Chào anh, em nghĩ anh đã rất nỗ lực dành những điều tốt đẹp nhất cho bé, nhưng lại quên đi điều quan trọng nhất: sự chừng mực. Khi trẻ lớn lên, quen với việc nhận được mọi thứ các em muốn thì hầu hết các em sẽ khó trưởng thành, biết suy nghĩ chín chắn.

Tuổi 12 là tuổi một số bé gái đã bước vào giai đoạn dậy thì, em nghĩ các bé sẽ bắt đầu cần được lắng nghe thay vì buộc phải nghe lời dạy của cha mẹ (nếu có nghe, tuổi này nghe bè bạn hơn anh ạ). Nên nếu được, em có một vài gợi ý để anh tham khảo trong quá trình giáo dục bé:

  • Nên tìm một người phụ nữ bé tin tưởng để bé tâm sự (có thể đó là một cô giáo, người thân trong gia đình, bè bạn của anh có tính cách gần gũi, thân thiện và yêu con trẻ).
  • Xác định xem bạn bè của bé có những ai (có thể tổ chức đi chơi, sinh nhật, cắm trại) rồi nhờ các bạn chia sẻ thêm về những cảm nhận, vấn đề bé đang gặp phải.
  • Cho bé thời gian của anh, thay vì tiền hay các món quà bé đòi hỏi.
  • Kỷ luật chắc chắn là điều cần thiết, nhưng không nên vồ vập mà cần tiến hành từng bước, "lạt mềm buộc chặt" anh ạ. Anh có thể dành thêm thời gian đọc các cuốn sách như "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương", "Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật", "Hiện diện bên con", "Nghề thầy" v.v. để tham khảo. Tuy sách vở lý thuyết chưa chắc giúp giải quyết hoàn toàn vấn đề nhưng có lẽ sẽ cho chúng ta phương hướng đúng khi tiếp cận vấn đề, anh ạ.

Cha mẹ nào cũng thương con, em mong con sẽ cảm nhận được tình thương của anh và anh kiên trì đến cùng trên hành trình tuy gian khó nhưng ý nghĩa này.