Phải chăng tình trạng nghỉ việc đột ngột ngày càng phổ biến trong nhịp sống gen Z?

  1. Xã hội

  2. Tâm sự cuộc sống

Mình là HR ở một công ty thực phẩm, thật éo le khi tình trạng nghỉ làm đột ngột ngày càng nhiều và nó thường rơi vào gen Z. Mình gọi điện thì không nghe, gọi điện thì không phản hồi và chắc chắn không báo trước với sếp và chào tạm biệt mọi người. Dù gì cũng làm việc với nhau một thời gian, không có chút tình cảm nào sao? Hỏi ra thì mới biết hôm qua em bị chị quản lý mắng vì làm việc thiếu trách nhiệm trong khi phỏng vấn thì "hứa" nhiều lắm. Mình cũng nói chuyện với dì mình, dì cũng là chủ của công ty nhỏ về sản xuất gạch men. Dì bảo giờ giới trẻ nó vậy, nội tâm thất thường là bỏ hết tất cả. Như trước dì có nhận chị họ mình (gen Z kém tuổi mình) vào làm nhưng chất lượng công việc kém lại còn lười làm nên dì có góp ý. Kết quả hôm sau biến mất luôn, bác mình phải gọi điện xin lỗi dì. Tết đến qua nhà dì cũng không gặp chị luôn @@ Mình từng nghe một câu nói rất hay, "Bạn có thể mang theo nhiều thứ khi đi phỏng vấn tuyển dụng, nhưng chỉ cần mang theo duy nhất một thứ khi nghỉ việc. Đó là sự tử tế". Chắc phải áp dụng thôi...

Từ khóa: 

chuyện đi làm

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Chào chị ạ. Em cũng là 2 cô gái gen Z nên em xn phép trả lơi câu hỏi của chị nha. Sau khi đọc câu chuyện của chị thì e nghĩ vẫn đề đến từ 2 phía. 

Thứ nhất là từ phía của bạn nữ. Bạn chưa phải là một người có kinh nghiệm đi làm và mục tiêu đi làm của bạn cũng không nghiêm túc. Nói cách khách thì là kém chuyên nghiệp. Thường những người như vậy thì người quản lý có thể thấy ngay từ những ngày đầu làm việc thậm chí là trong lúc phỏng vấn. Lí do nữa cũng có thể do bạn không có năng lực, cảm thấy công việc quá khó và không hợp với văn hóa công ty. 

Thứ 2 là đến từ doanh nghiệp của chị. Tại sao doanh nghiệp của chị lại thường xuyên gặp phải tình trạng này thì e nghĩ có thể là do bên mình chưa đưa ra được nội quy rõ ràng. Em đã đi làm một những môi trường khác nhau, mới đầu vào người em đánh giá đầu tiên chính là bộ phận nhân sự - người giúp em kết nối với các nhân viên khác và công việc trong doanh nghiệp. Nếu e có thiện cảm và thấy được sự tâm huyết của họ, ắt e cũng tự cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn. Thêm nữa, bên mình cần có hợp đồng, hoặc trao đổi cam kết rõ ràng về quy cách làm việc cũng như những vấn đề liên quan trong buổi phỏng vấn để bạn hiểu rõ. Tránh trường hợp bắt tay vào làm mới vỡ mộng. Vấn đề thứ 3 là việc bị mắng. Em nghĩ với một nhân viên mới mà bị mắng thì cũng khá là khó xử. Thay vì thế chị hãy góp ý bạn, còn nếu hết thời ain thử việc mà bạn vẫn không cải thiện thì bên doanh nghiệp trực tiếp đặt vấn đề thôi việc. 

Dưới đây em có để một đường lịn về Ebook Cẩm nang tuyển dụng Nhân sự Gen Z cho doanh nghiệp. Chị có thể tham khảo thêm nha. 

Trước những nguyên do trên, em nghĩ rằng "Tình trạng nghỉ việc đột ngột ngày càng phổ biến trong nhịp sống gen Z" là suy nhiên chưa xác đáng. Nó chỉ diễn ra ở những bạn kém chuyên nghiệp và những công ty chưa có nội quy rõ ràng. Em chúc chị sớm tìm được nhân sự như ý ạ. 

Trả lời

Chào chị ạ. Em cũng là 2 cô gái gen Z nên em xn phép trả lơi câu hỏi của chị nha. Sau khi đọc câu chuyện của chị thì e nghĩ vẫn đề đến từ 2 phía. 

Thứ nhất là từ phía của bạn nữ. Bạn chưa phải là một người có kinh nghiệm đi làm và mục tiêu đi làm của bạn cũng không nghiêm túc. Nói cách khách thì là kém chuyên nghiệp. Thường những người như vậy thì người quản lý có thể thấy ngay từ những ngày đầu làm việc thậm chí là trong lúc phỏng vấn. Lí do nữa cũng có thể do bạn không có năng lực, cảm thấy công việc quá khó và không hợp với văn hóa công ty. 

Thứ 2 là đến từ doanh nghiệp của chị. Tại sao doanh nghiệp của chị lại thường xuyên gặp phải tình trạng này thì e nghĩ có thể là do bên mình chưa đưa ra được nội quy rõ ràng. Em đã đi làm một những môi trường khác nhau, mới đầu vào người em đánh giá đầu tiên chính là bộ phận nhân sự - người giúp em kết nối với các nhân viên khác và công việc trong doanh nghiệp. Nếu e có thiện cảm và thấy được sự tâm huyết của họ, ắt e cũng tự cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn. Thêm nữa, bên mình cần có hợp đồng, hoặc trao đổi cam kết rõ ràng về quy cách làm việc cũng như những vấn đề liên quan trong buổi phỏng vấn để bạn hiểu rõ. Tránh trường hợp bắt tay vào làm mới vỡ mộng. Vấn đề thứ 3 là việc bị mắng. Em nghĩ với một nhân viên mới mà bị mắng thì cũng khá là khó xử. Thay vì thế chị hãy góp ý bạn, còn nếu hết thời ain thử việc mà bạn vẫn không cải thiện thì bên doanh nghiệp trực tiếp đặt vấn đề thôi việc. 

Dưới đây em có để một đường lịn về Ebook Cẩm nang tuyển dụng Nhân sự Gen Z cho doanh nghiệp. Chị có thể tham khảo thêm nha. 

Trước những nguyên do trên, em nghĩ rằng "Tình trạng nghỉ việc đột ngột ngày càng phổ biến trong nhịp sống gen Z" là suy nhiên chưa xác đáng. Nó chỉ diễn ra ở những bạn kém chuyên nghiệp và những công ty chưa có nội quy rõ ràng. Em chúc chị sớm tìm được nhân sự như ý ạ. 

Em từng đọc được các lý do nghỉ việc của gen Z như:
  • Ghét sếp - nghỉ việc
  • Chán đồng nghiệp - nghỉ việc
  • Tốc độ tăng lương chậm - nghỉ việc
  • Tự chán - nghỉ việc
  • Không vui - nghỉ việc
  • Chia tay người yêu - nghỉ việc
  • Xem tarot bảo không hợp công ty - nghỉ việc
  • ...

Có thể đây là joke thôi nhưng nhiều khi lại đúng trong thực tế. Bên cạnh đấy, cũng có nhiều bạn muốn nghỉ việc nhưng lại không thẳng thắn nói ra mà làm việc trong tâm trạng nửa vời, nghĩ rằng bao giờ nghỉ cũng được. Điều này cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc chung của tập thể bởi “sếp” mặc nhiên cho rằng bạn vẫn là một mắt xích trong team và trách nhiệm phải hoàn thành công việc ấy vẫn thuộc về bạn. 

Nhìn chung, khi đã đi làm, quyết định đầu quân cho một doanh nghiệp thì cần làm việc với thái độ nghiêm túc, tinh thần trách nghiệm cao chứ không phải kiểu thích là bỏ được. Em là gen Z đang đi làm cũng thấy bất bình thay, chắc phải nghiêm khắc hơn từ khâu phỏng vấn chị ạ.

Dù em là một gen Z nhưng em nhận định quan điểm này cũng không sai. Xưa khác nay về phong cách làm việc. Thời 8x, 9x của bố mẹ và anh chị em gắn bó rất lâu dài với công ty. Nhưng đôi khi cũng vì vậy mà thiệt thòi, làm lâu năm có khi còn không được ưu ái bằng lớp trẻ năng động. Thời bây giờ công việc nhiều, người trẻ cũng vì vậy mà nhiều lựa chọn. Giới trẻ được thỏa mãn về nhu cầu việc làm thì mặc định sẽ đòi hỏi về cảm xúc, về trải nghiệm tại công ty. 

Người kẻ không phải bà hoàng, ông hoàng mà muốn gì cũng có thể chấp nhận, thế nhưng khi xét đến nguyên nhân tại sao họ nghỉ việc phải thừa nhận đến từ hai phía: Do thái độ sớm nắng chiều mưa của gen Z hay do môi trường làm việc không phù hợp, thậm chí có phần tiêu cực. Nhưng dù thế nào thì em thấy thái độ không thông báo, không phản hồi mà auto nghỉ là không nên. Cái này ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của công ty và cái nhìn của nhà tuyển dụng đối với gen Z như bài viết chị đang than phiền nữa.

Nói chung ở đâu cũng có người này người kia, ai hứa nhiều thì mình nên cân nhắc chị à.

Kiếm việc ngày nay không còn khó khăn, khốc liệt như ngày xưa nữa. Các công ty tìm đủ mọi cách, tốn k biết bao nhiêu tiền để tuyển dụng còn ko tìm được người. Khát nhân lực, dễ dàng nhảy việc nên người lao động cũng ko còn quá trung thành với 1 doanh nghiệp nếu nơi đấy bạn đó có điều gì cảm thấy bất mãn, ko hài lòng. 
Mình cũng là Gen Z nhưng mình thấy dù sao trước khi nghỉ việc cũng nên có trách nhiệm với công ty, với công việc mình đang làm. Tự ý nghỉ mà ko bàn giao tử tế như vậy là vô trách nhiệm, ý thức làm việc thiếu chuyên nghiệp như vậy thì khó mà thăng tiến được.