Phải chăng thế hệ trẻ ngày nay thà thất nghiệp chứ nhất định không chọn nghề kém sang?
Tháng 6 năm nay em họ mình sẽ tốt nghiệp đại học, giờ cũng đang đi làm thêm rồi. Gia đình nó 4 người, bố làm ruộng còn mẹ buôn bán nhỏ ở chợ. Thi thoảng mọi người nửa đùa nửa thật khuyên nên về quê làm công nhân hoặc bán rau như mẹ thì sẽ nhanh chóng ổn định và phụng dưỡng được bố mẹ thì nó nói thẳng luôn nó còn lâu mới chịu về làm những nghề đó, nó nhất định phải làm việc nó thích, dù có nghèo hơn làm công nhân.
Và hiện tại em mình đang cày ngày cày đêm với việc bàn giấy, lương bèo bọt còn không đủ sống ở Hà Nội. Trong khi cũng với mức lương đó, nếu về quê sinh sống thì nói thật là thoải mái và bố mẹ cũng được nhờ. Mình không phản đối quyết định của nó nhưng mình tự hỏi phải chăng lý do nó không chịu về làm công nhân, người bán rau hay người làm nông là vì sĩ diện? Thế hệ trẻ ngày nay thà thất nghiệp chứ nhất định không chọn nghề kém sang sao?
Lệ Thái
Long PT
Không chỉ giới trẻ ngày nay như thế, các cụ tổ tiên cũng có dạy rồi: Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề. Nghĩa là các cụ thà làm một ở chuyên môn cao nhất, chứ không làm mọi nghề để sinh sống...
Nhưng câu hỏi cần quan tâm hơn là, liệu ngày nay có còn tồn tại cái ranh giới "nghề" như thế?
Lê Ngọc Thúy Anh
Tâm lí này cũng dễ hiểu, học đại học 4 năm, ra trường với một tấm bằng cử nhân, không ít người trẻ cho rằng làm những công việc chân tay là điều gì đó mang tính hạ cấp, thậm chí là khinh thường. Họ có bằng cấp, và tự cho rằng việc làm ở văn phòng nhàn hạ là điều hiển nhiên, cho rằng những công việc kém sang không dành cho mình. Các bậc cha mẹ cho con đi học cũng để kỳ vọng thoát khỏi cái sự… kém sang của thế hệ trước. Họ dọa con “không học hành tử tế thì đi bốc rác”, muốn con cái đổi đời bằng tri thức và gạt bỏ từ trong tư tưởng ý định làm nghề không-ngồi-ở-văn-phòng của con.
Thu Phạm
Trinhgiabao Ngoc
Thật ra ở góc nhìn của mình thì người trẻ thà thất nghiệp chứ nhất định không chọn nghề "thấp kém" còn xuất phát từ sự nuông chiều của bố mẹ nữa. Nhiều gia đình giờ cứ giáo dục con cái theo kiểu còn cung cấp hỗ trợ được chừng nào hay chừng ấy, đến nỗi sinh viên ra trường rồi vẫn phần nào phụ thuộc tài chính của bố mẹ. Như vậy chẳng phải sẽ tạo ra tâm lý mình phải làm nghề nào nhàn hạ dễ kiếm tiền, vì bố mẹ còn chiều thì hà cớ gì mình phải chọn nghề kém sang.
Ngay chính mình, dù không kỳ thị nhưng cũng không muốn làm các công việc lao động vất vả vì mình đã được tạo điều kiện đi học thì việc đầu tiên mình muốn làm là theo đuổi một ngành nghề mà kiến thức đại học trở nên có ích, như vậy mới là không uổng phí tiền bố mẹ. Mình vẫn ước được trải nghiệm làm phục vụ, nhưng đó là thời sinh viên thôi, còn ra trường rồi thì đó lại là một nghề mình không muốn làm nhất vì nó không phù hợp lâu dài với mình.
Bố mẹ mình thoải mái, miễn là mình có công việc ổn định và kiếm ra tiền. Mình nghĩ bố mẹ nào thương con cũng vậy thôi, nhưng đôi khi sự nuông chiều đó lại hình thành tâm lý sang hèn, hay đúng nghĩa là danh dự và mặt mũi với những đứa trẻ.
Nguyễn Việt Cường
Đây không chỉ là câu truyện của thế hệ trẻ mà thế hệ già cũng vậy. Ở các thành phố lớn các các dịch vụ và tiện ích cũng nhưng phong cách thời thượng hơn so với nông thôn, những người đã trải qua cuộc sống ở thành thị lớn nhất là phụ nữ hay những đứa trẻ sành điệu thì còn lâu mới mong quay về quê.
Giống như gia đình mình cha mình chuyển về quê kinh doanh kiếm được tiền nhiều hơn HCM và mẹ mình có một công việc làm nhưng mẹ mình vẫn cứ nghĩ rằng thành phố lớn là nhất, tp lớn có thế này thế kia và nói điều ấy mãi trong xuốt 5 năm mới thôi. Đặc biệt là phụ nữ như bạn thấy đấy khi họ sống ở tp lớn thì họ sẽ chú trọng sự xa hoa của nó lắm.