Phải chăng người Việt đang dùng MXH để ''bêu rếu'' người có tội?
Chiều hôm qua mình vừa đọc được một tin tức liên quan đến vụ bé gái 5 tuổi bị chủ cửa hàng quay video đăng tải lên mạng kèm cáo buộc “ăn cắp” chiếc vòng tay. Vụ việc cũng đã có chính quyền vào cuộc, đưa bé đi xét nghiệm cũng như điều ra cả 2 bên.
Tôi lại nhớ lại thời gian trước cũng xảy ra rất nhiều vụ việc như vậy. Vã có kẽ các bạn cũng chưa quên vụ shop Mai Hường đánh khách hàng vì ăn cắp chiếc váy, và up clip trên mạng.
Tôi không cho rằng khách hàng là người đúng. Nhưng t thấy lo lắng khi trong xã hội hiện đại mà con người ta lại dùng chính MXH để trừng trị nhau thay vì pháp luật.
Ý kiến bạn thì sao?
xã hội
Người trong cuộc thì có thể coi đó là trừng phạt nhưng thực chất việc bóc phốt, đăng tải những bài viết như vậy lên mạng xã hội cũng được xem là làm nhục và hạ thấp nhân phẩm người khác. Mạng xã hội đâu phải tòa án, cư dân mạng cũng không phải thẩm phán có quyền xử lý vụ việc. Thực ra việc đăng đàn bóc phốt cũng chỉ để thỏa mãn tâm lý muốn bộc phát, muốn cho thiên hạ thấy của những người tạm gọi là "nạn nhân" thôi. Sau một thời gian dân mạng lãng quên thì đâu lại vào đó ngay. Còn pháp luật tất nhiên nó là phương tiện quản lý xã hội thì sẽ có tác động lâu dài hơn.
Như trường hợp TikToker Gia Thị Linh bị bóc phốt là tiểu tam trong mối quan hệ vợ chồng hợp pháp của Cường Tráng Sĩ và chị Hương Lee vậy. Lúc mới phốt, chị Hương cũng đăng bài người chồng tệ bạc này kia, người thứ ba trơ trẽn này nọ. Cư dân mạng hưởng ứng quá trời, đến nỗi 2 nhân vật kia phải khóa các tài khoản mạng xã hội. Thế mà một thời gian sau lại thấy anh này đăng video đi chơi với con, chị vào cmt nhiệt tình như chưa có mâu thuẫn gì.
Mạng xã hội chưa chắc đã giải quyết được triệt để, nhưng ít nhất cũng góp phần giúp những người thích hóng chuyện như tôi biết thêm về bộ mặt của 1 người nào đó =)))))
Bùi Xuân Vy
Người trong cuộc thì có thể coi đó là trừng phạt nhưng thực chất việc bóc phốt, đăng tải những bài viết như vậy lên mạng xã hội cũng được xem là làm nhục và hạ thấp nhân phẩm người khác. Mạng xã hội đâu phải tòa án, cư dân mạng cũng không phải thẩm phán có quyền xử lý vụ việc. Thực ra việc đăng đàn bóc phốt cũng chỉ để thỏa mãn tâm lý muốn bộc phát, muốn cho thiên hạ thấy của những người tạm gọi là "nạn nhân" thôi. Sau một thời gian dân mạng lãng quên thì đâu lại vào đó ngay. Còn pháp luật tất nhiên nó là phương tiện quản lý xã hội thì sẽ có tác động lâu dài hơn.
Như trường hợp TikToker Gia Thị Linh bị bóc phốt là tiểu tam trong mối quan hệ vợ chồng hợp pháp của Cường Tráng Sĩ và chị Hương Lee vậy. Lúc mới phốt, chị Hương cũng đăng bài người chồng tệ bạc này kia, người thứ ba trơ trẽn này nọ. Cư dân mạng hưởng ứng quá trời, đến nỗi 2 nhân vật kia phải khóa các tài khoản mạng xã hội. Thế mà một thời gian sau lại thấy anh này đăng video đi chơi với con, chị vào cmt nhiệt tình như chưa có mâu thuẫn gì.
Mạng xã hội chưa chắc đã giải quyết được triệt để, nhưng ít nhất cũng góp phần giúp những người thích hóng chuyện như tôi biết thêm về bộ mặt của 1 người nào đó =)))))
Nguyễn Việt Cường
Câu trả lời là không, việc này xảy ra không chỉ với người Việt, tôi đã từng thấy nhóm người Anh và người Mỹ trền reddit sử dụng cảm xúc để tấn công và xúc phạm một người nào đó.
Đây là internet, nơi hoàn toàn khác với thế giới thực nơi mọi người hành động không cần suy nghĩ trước khi làm và để cho cảm xúc bộc lộ và cho rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với mình.
MÀ trong ngoài đời thực thì không nơi họ để suy nghĩ trước khi hành động.
NHu vụ con mèo mới xảy ra và hàng tram vụ việc khác nơi họ không bao giờ đem bộ não lên mạng hay suy nghĩ cho người khác.
Nguyễn Hữu Hoài
Ý kiến của mình là ai có tội người ấy chịu, nhưng đem cái sai của người ta để làm nhục người ta là không đúng. Cái đáng bị chỉ trích là hành động của họ chứ không phải con người của họ, chúng ta không có quyền phán xét bất cứ ai. Chỉ có PHÁP LUẬT mới là thứ kết tội một ai đó và quyết định họ chịu hình phạt như thế nào. Tuy nhiên, có thể che mặt người ta hoặc tìm cách giấu thân phận của họ, chỉ đưa cái hành động của họ lên để xã hội bày tỏ quan điểm. Nói đi cũng phải nói lại, phải có cách thức nào đó phù hợp để quần chúng thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình. Từ đó các cơ quan có thẩm quyền có các biện pháp phù hợp để điều chỉnh và can thiệp kịp thời.
Trang Kiều
Thực ra thì MXH cũng có tính hai mặt nhưng những chuyện như thế này đưa lên MXH là không nên, dù sao thì bé cũng là trẻ con, nếu được dạy dỗ uốn nắn tử tế thì có thể sẽ khác, lần sai này sẽ trở thành bài học đáng giá cho bé. Hơn nữa bé làm sai thì cũng có pháp luật giải quyết chứ không đi đâu mà thiệt. Ngược lại thì cũng có những sự vụ nhờ MXH phanh phui mà mọi người mới biết được sự thật, như vụ bé Thiên An bị mẹ kế hành hung dẫn đến tử vong chẳng hạn.