Phải chăng bảo tàng, triển lãm đang trở thành phông nền cho giới trẻ sống ảo?
Hồi đầu năm nhất, mình rất hứng thú với các triển lãm nghệ thuật ở VCCA (Trung tâm đương đại nghệ thuật Vincom Royal City). Thực ra nghệ thuật thì mình chả hiểu lắm, mấy dòng mô tả cũng trầm trồ vài cái rồi thôi, hơn ⅔ thời gian, mình tập trung chụp hình sống ảo. Đó mới là lý do chính để mình đến triển lãm này.
Vài năm trở lại đây, mình ít ghé bảo tàng hay triển lãm hẳn. Không phải vì mình không thích chụp hình nữa, mà vì mình bắt đầu chú tâm thưởng thức các tác phẩm. Và dù mình muốn tập trung đến đâu cũng khó, vài bước lại có mấy người bạn tạo dáng lên hình che hết cả các tác phẩm. Hết người này đến người khác, mình thậm chí phải nhường đường cho họ thường xuyên để tránh không lẫn vào khung hình.
Riết rồi mình cảm thấy, triển lãm và bảo tàng thay vì để thưởng thức thì lại biến thành nơi chụp hình. Các tác phẩm nghệ thuật hay các hiện vật lịch sử đều trở thành phông nền sống ảo của giới trẻ. Mình không nhắc tới những người đến mục đích chụp phục vụ bài tập và nghiên cứu, nhưng dường như việc chụp ảnh tại triển lãm, bảo tàng đã trở thành xu hướng. Đôi khi người ta đến đó chỉ vì sống ảo mà không hiểu được chất nghệ thuật, chất lịch sử của những nơi này. Bảo tàng, triển lãm vốn dĩ sinh ra đâu phải chỉ để sống ảo, nó còn phải phục vụ nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm, nhìn lại của người dân nữa.
Liệu các tác phẩm nghệ thuật có nên trở thành phông nền cho giới trẻ sống ảo? Bạn đồng ý hay không đồng ý? Tại sao?
phong cách sống
,chuyện tuổi 20s
,nghệ thuật
Với góc nhìn từ một người trong ngành, mình mong muốn các bạn ấy sẽ chăm tới và chăm chụp hình triển lãm của tụi mình lắm. Vì khi tới đó sống ảo, các bạn ấy sẽ đăng lên mạng xã hội và khiến nhiều người biết tới rồi tìm đến triển lãm của chúng mình hơn. Nó mở ra để người ta đến xem mà, vậy nên càng nhiều càng tốt chứ.
NHƯNG, mình vẫn mong các bạn đến tham quan chụp ảnh có thể chú ý một chút, cẩn thận với các tác phẩm và tôn trọng những vị khách khác. Đã có lần tụi mình tổ chức triển lãm các tác phẩm điêu khắc từ gỗ. Có 1 bạn nam đã thẳng chân đá vào 1 trong những tác phẩm ở đó để kiểm tra xem "Có đúng là gỗ thật không?". Hay cũng có những vị khách chen lấn cãi nhau tranh giành vị trí chụp hình, làm ảnh hưởng đến những người tham quan khác. Mỗi lần như vậy chúng mình lại chỉ biết thở dài ngao ngán.
Không ai có quyền cấm mọi người chụp ảnh, nhưng ít nhất hãy tôn trọng tác giả, tác phẩm và những người khác. Trước khi đăng hình sống ảo, chúng mình cũng nên là một khán giả tử tế đã.
Cẩm Giao
Với góc nhìn từ một người trong ngành, mình mong muốn các bạn ấy sẽ chăm tới và chăm chụp hình triển lãm của tụi mình lắm. Vì khi tới đó sống ảo, các bạn ấy sẽ đăng lên mạng xã hội và khiến nhiều người biết tới rồi tìm đến triển lãm của chúng mình hơn. Nó mở ra để người ta đến xem mà, vậy nên càng nhiều càng tốt chứ.
NHƯNG, mình vẫn mong các bạn đến tham quan chụp ảnh có thể chú ý một chút, cẩn thận với các tác phẩm và tôn trọng những vị khách khác. Đã có lần tụi mình tổ chức triển lãm các tác phẩm điêu khắc từ gỗ. Có 1 bạn nam đã thẳng chân đá vào 1 trong những tác phẩm ở đó để kiểm tra xem "Có đúng là gỗ thật không?". Hay cũng có những vị khách chen lấn cãi nhau tranh giành vị trí chụp hình, làm ảnh hưởng đến những người tham quan khác. Mỗi lần như vậy chúng mình lại chỉ biết thở dài ngao ngán.
Không ai có quyền cấm mọi người chụp ảnh, nhưng ít nhất hãy tôn trọng tác giả, tác phẩm và những người khác. Trước khi đăng hình sống ảo, chúng mình cũng nên là một khán giả tử tế đã.
Duy Nguyễn
Tôi công nhận rằng một trong những lý do lớn nhất các bạn trẻ tới bảo tàng, phòng tranh là để sống ảo. Thời đại 4.0, giới trẻ ngày càng hướng về những không gian ảo như mạng xã hội, họ nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng youtube, tiktok, facebook... thay vì giá trị tinh thần từ những bức tranh. Các bạn ấy cho rằng đây là không gian thật đẹp và chỉ để chụp những bức ảnh thật đẹp thôi thay vì hiểu rõ những ý nghĩa đằng sau nó.
Thực ra, cũng không thể hoàn toàn trách các bạn ý được vì không ai chỉ cho các bạn ấy, nói cho các bạn ấy những giá trị thực sự ẩn chứa sau đó. Môi trường giáo dục cũng không hướng các bạn tới văn hóa xem tranh và nghe nhạc thính phòng. Ngoài ra, thời của bố mẹ, họ trải qua cuộc sống vất vả, chỉ đủ ăn đủ mặc, làm gì biết tới những giá trị tinh thần như thế mà truyền lại với các con. Sau này, khi đất nước phát triển hơn, các dạng hình giải trí như này cũng phát triển hơn nhưng chưa được phổ cập rõ ràng tới giới trẻ.