Performance Marketing thực chất là gì?
Recap buổi học nhóm số 1: Tổng quan về Performance MKT
Đây là những ghi chép nhanh của mình về buổi học đầu tiên của nhóm MKT Noron!, có thiếu sót gì, mn giúp mình bổ sung nhé.
Performance Marketing là gì?
Trước khi đi sâu vào khái niệm này, bạn nên hiểu rõ khái niệm Marketing là gì? Khái niệm này có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp và những kinh nghiệm bạn tích lũy được, nhưng nhìn chung, để hiểu một cách đơn giản thì:
Marketing (hay Market-ing) là tất cả các hoạt động diễn ra trong một cái "chợ" có cung và cầu. Marketing là cầu nối giữa Product và Customer, người làm Marketing sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm (Market Research) và giải quyết nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình tạo ra sp mới, đóng gói hoàn chỉnh, định giá, phân phối và promotion.
Performance Marketing là một phần trong Marketing, đây là các hoạt động MKT diễn ra trên môi trường số hóa. Đặc trưng lớn nhất của Performance MKT là có thể đo đếm được hiệu quả, tối ưu được các mục tiêu, KPIs cụ thể bằng các con số.
Performance MKT được dùng nhiều trong E-commerce và Game industry.
Nhắc đến Performance (hay Digital) MKT, chúng ta thường nhắc đến các chỉ số:
- Impression (lượt hiển thị quảng cáo) -> CPM: Cost Per Million Impressions
- Click -> CPC: Cost Per Click
- NRU/Install -> CPA1: Cost Per Action 1
- Paying user -> CPA2: Cost Per Action 2 (Tùy action mình mong muốn là gì mà có các chỉ số tối ưu khác nhau)
Tối ưu các chỉ số này và chi phí tạo ra chúng cũng chính là tối ưu chiến dịch Performance MKT
Các Channel phổ biến được sử dụng trong Performance MKT:
Đặc trưng là Tìm kiếm dựa trên Keyword
- SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu kết quả tìm kiếm tự nhiên. Bao gồm SEO on page là tối ưu nội dung trên trang web của bạn, và SEO off page là xây dựng liên kết từ website khác trỏ tới website của bạn.
- SEM (Search Engine Marketing): Marketing trên công cụ tìm kiếm. Khi mà con người online ngày càng nhiều thì hành vi của người mua hàng cũng thay đổi theo, họ online nhiều hơn đồng thời với nhu cầu tìm kiếm nhiều hơn. Khi có sự quan tâm, thích thú đến một mặt hàng nào đó họ sẽ search, và đây là thời điểm, vị trí để làm SEM.
Có 2 dịch vụ lớn hỗ trợ cho SEM là Google Adword và GDN (Google Display Network).
1. Google Adword (Hay Google Advertisement Keywords) là hình thức quảng cáo từ khóa, đưa nội dung của bạn lên top 3 đầu và cuối trang tìm kiếm. Người sử dụng dịch vụ Google Adwords cần trả tiền để mẫu quảng cáo được hiển thị hoặc được click vào.
2. GDN là phương thức quảng cáo trên Google thông qua việc sử dụng các banner, các văn bản, flash... để quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm của công ty, doanh nghiệp của mình trên nhiều các website khác nhau được đăng kí với Google Adsense như Youtube, Zing, 24h.com.vn, Gmail, Blogger…
Dạng Văn bản
Dạng Hình ảnh
Dạng quảng cáo Video
Ad Network (Đầy đủ là Advertising Network - Mạng quảng cáo trực tuyến) là một mạng lưới do một đơn vị trung gian làm cầu nối giữa người mua quảng cáo (Advertiser – nhà quảng cáo) và người bán quảng cáo (Publisher – nhà xuất bản website)
CPD: Cost Per Duration là chỉ số thường được sử dụng đối với hình thức này.
Các Channel khác cũng phổ biến không kém:
Review/Forum/Blog
Youtube (có vị trí Mashhead bán theo Duration rất đắt)
Email Marketing/SMS Marketing
Coccoc browser
Zalo (dành cho các SME)
...
Do buổi học thời gian có hạn nên chưa thể đào sâu vào các Channel lớn bên dưới, mình sẽ tìm hiểu và bổ sung ở các phần tiếp theo.
Ở các channel này bạn dang sử dụng chủ yếu là kênh nào và cách mà bạn đang tối ưu chúng trong mỗi chiến dịch là gì?