Performance Marketing hay Performance Based Ads - Hiểu và làm thế nào cho đúng?

  1. Marketing

Performance Marketing hay Performance Based Ads có lẽ thuật ngữ cửa miệng hiện nay của hầu hết mọi người làm trong lĩnh vực digital marketing Việt Nam hiện nay, từ client đến agency thậm chí là freelancer; nhưng có mấy ai hiểu đúng, hiểu chính xác Performance Marketing là gì? Và nếu đã không hiểu đúng thì không thể nào thực hiện đúng được. Bác nào tường tận mảng này, xin thỉnh giáo cho em với ạ?

Từ khóa: 

marketing

Bạn cũng biết, Performance Marketing chính là một phần nhỏ của Digital Marketing. Performance Marketing được dịch từ tiếng anh sang là Tiếp thị dựa vào hiệu suất. Vậy hiệu suất này chính là một kết quả đang mong muốn nào đó. Và được thực hiện giống như đơn hàng, leads hoặc các clicks,… Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho publisher mỗi khi có một kết quả nào đó được hoàn thành. Bởi vậy, họ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng về ngân sách chi trả của mình.

Đầu tiên, khẳng định là không chỉ doanh nghiệp lớn, ngân sách nhiều mới có thể thực hiện performance marketing mà tất cả từ cá nhân đến doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, từ công ty địa phương đến công ty đa quốc gia đều có thể thực hiện performance marketing nhằm tối ưu chi phí và hiệu quả mang lại.

Và vì sao việc sử dụng digital để thực hiện Performance Marketing lại là xu hướng?

Đầu tiên có thể nói trong vòng một thập kỷ qua, cùng với sự phát triển của công nghệm internet, smartphone thì digital đã thay đổi, phát triển một cách thần tốc. Và cùng với sự thay đổi về công nghệ, thói quen sử dụng của người dùng đã dẫn tới sự phát triển thêm và thay đổi của các kênh quảng cáo.

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết kinh nghiệm trong việc thực hiện Performance Based Ads của Ureka Media thì có 3 yếu tố chính cần có để giúp thực hiện thành công chiến dịch performance:

Công nghệ, Dữ liệu người dùng (Data Insight) & Con người vận hành (trí tuệ, kỹ năng).

Phương pháp này áp dụng những kỹ thuật, công cụ để người tiêu dùng chủ động tương tác với quảng cáo. Nhãn hàng hay doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo dựa trên những kết quả có thể đo lường được.

Tuy nhiên, suốt thời gian qua, Performance Marketing đang bị các Client, thậm chí Agency nhìn nhận “chưa đầy đủ” và đôi khi “hiểu chưa đúng”.

Thứ nhất, khi nhắc đến loại hình quảng cáo này, hầu như Client và Agency đều chỉ nghĩ “bó hẹp” phạm vi ứng dụng trên Digital. Tuy nhiên, tất cả các kênh truyền thông từ truyền thống đến Digital đều có thể thực hiện được Performance Based Ads, điều quan trọng nhất là cần đưa ra tiêu chí đánh giá Performance cụ thể cho từng kênh.

Thứ hai, PBA thật “oan ức” khi bị đại bộ phận Advertiser đánh đồng, “gán” cho chức năng thu lead, thu data giúp bộ phận sales tiếp cận chào hàng, dù đó chỉ là một trong những chỉ số (metric) căn bản dùng trong việc đánh giá. Đây có thể xem là một cách nhìn phiến diện bởi hành trình người dùng, trong bất kì quy trình marketing nào, mới là yếu tố phải đặt lên hàng đầu, chứ không phải là yếu tố “ăn xổi”, nhất thời.

Thứ ba, hiện nay, Client đang “sống chết” quá nhiều vào PBA, đến mức quên mất nhiệm vụ Branding cho sản phẩm, dịch vụ. Một thương hiệu mạnh luôn phải song hành cùng chiến lược Branding liên tục, bền bỉ để định vị hình ảnh, điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh vào tâm trí khách hàng, tạo đà cho một chiến dịch truyền thông đem lại hiệu quả (Performance).

Thứ tư, branding độc lập không liên quan đến sản phẩm cũng là sai lầm dẫn tới tăng cao chi phí lại không hiệu quả. Branding đúng cách, đồng nhất với quảng cáo sẽ tạo ra khác biệt về hiệu quả cho sản phẩm và thương hiệu, tối ưu thời gian, nguồn lực và chi phí.

Cuối cùng, cho rằng chỉ có ngân sách lớn mới làm được Performance đang làm các Client “do dự” khi ra các quyết định. Ngân sách lớn sẽ giúp người làm quảng cáo có đủ cơ hội và nguồn lực để tiệm cận nhanh hơn Performance mà mình mong muốn đạt được, điều này không đồng nghĩa với việc ngân sách nhỏ không làm được Performance. Nếu biết cách thiết lập mục tiêu rõ ràng, có tiêu chí đánh giá cụ thể thì chúng ta hoàn toàn có thể làm Performance với ngân sách hạn chế.

Trả lời

Bạn cũng biết, Performance Marketing chính là một phần nhỏ của Digital Marketing. Performance Marketing được dịch từ tiếng anh sang là Tiếp thị dựa vào hiệu suất. Vậy hiệu suất này chính là một kết quả đang mong muốn nào đó. Và được thực hiện giống như đơn hàng, leads hoặc các clicks,… Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho publisher mỗi khi có một kết quả nào đó được hoàn thành. Bởi vậy, họ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng về ngân sách chi trả của mình.

Đầu tiên, khẳng định là không chỉ doanh nghiệp lớn, ngân sách nhiều mới có thể thực hiện performance marketing mà tất cả từ cá nhân đến doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, từ công ty địa phương đến công ty đa quốc gia đều có thể thực hiện performance marketing nhằm tối ưu chi phí và hiệu quả mang lại.

Và vì sao việc sử dụng digital để thực hiện Performance Marketing lại là xu hướng?

Đầu tiên có thể nói trong vòng một thập kỷ qua, cùng với sự phát triển của công nghệm internet, smartphone thì digital đã thay đổi, phát triển một cách thần tốc. Và cùng với sự thay đổi về công nghệ, thói quen sử dụng của người dùng đã dẫn tới sự phát triển thêm và thay đổi của các kênh quảng cáo.

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết kinh nghiệm trong việc thực hiện Performance Based Ads của Ureka Media thì có 3 yếu tố chính cần có để giúp thực hiện thành công chiến dịch performance:

Công nghệ, Dữ liệu người dùng (Data Insight) & Con người vận hành (trí tuệ, kỹ năng).

Phương pháp này áp dụng những kỹ thuật, công cụ để người tiêu dùng chủ động tương tác với quảng cáo. Nhãn hàng hay doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo dựa trên những kết quả có thể đo lường được.

Tuy nhiên, suốt thời gian qua, Performance Marketing đang bị các Client, thậm chí Agency nhìn nhận “chưa đầy đủ” và đôi khi “hiểu chưa đúng”.

Thứ nhất, khi nhắc đến loại hình quảng cáo này, hầu như Client và Agency đều chỉ nghĩ “bó hẹp” phạm vi ứng dụng trên Digital. Tuy nhiên, tất cả các kênh truyền thông từ truyền thống đến Digital đều có thể thực hiện được Performance Based Ads, điều quan trọng nhất là cần đưa ra tiêu chí đánh giá Performance cụ thể cho từng kênh.

Thứ hai, PBA thật “oan ức” khi bị đại bộ phận Advertiser đánh đồng, “gán” cho chức năng thu lead, thu data giúp bộ phận sales tiếp cận chào hàng, dù đó chỉ là một trong những chỉ số (metric) căn bản dùng trong việc đánh giá. Đây có thể xem là một cách nhìn phiến diện bởi hành trình người dùng, trong bất kì quy trình marketing nào, mới là yếu tố phải đặt lên hàng đầu, chứ không phải là yếu tố “ăn xổi”, nhất thời.

Thứ ba, hiện nay, Client đang “sống chết” quá nhiều vào PBA, đến mức quên mất nhiệm vụ Branding cho sản phẩm, dịch vụ. Một thương hiệu mạnh luôn phải song hành cùng chiến lược Branding liên tục, bền bỉ để định vị hình ảnh, điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh vào tâm trí khách hàng, tạo đà cho một chiến dịch truyền thông đem lại hiệu quả (Performance).

Thứ tư, branding độc lập không liên quan đến sản phẩm cũng là sai lầm dẫn tới tăng cao chi phí lại không hiệu quả. Branding đúng cách, đồng nhất với quảng cáo sẽ tạo ra khác biệt về hiệu quả cho sản phẩm và thương hiệu, tối ưu thời gian, nguồn lực và chi phí.

Cuối cùng, cho rằng chỉ có ngân sách lớn mới làm được Performance đang làm các Client “do dự” khi ra các quyết định. Ngân sách lớn sẽ giúp người làm quảng cáo có đủ cơ hội và nguồn lực để tiệm cận nhanh hơn Performance mà mình mong muốn đạt được, điều này không đồng nghĩa với việc ngân sách nhỏ không làm được Performance. Nếu biết cách thiết lập mục tiêu rõ ràng, có tiêu chí đánh giá cụ thể thì chúng ta hoàn toàn có thể làm Performance với ngân sách hạn chế.