Ozon được coi là chất gây ô nhiễm hay chất bảo vệ môi trường?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hi Huế, theo mình biết thì có lẽ là...cả 2!

Ozone là một chất khí tồn tại trong cả 2 lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, lần lượt là tầng đối lưu (troposphere) & bình lưu (stratosphere). Như các bạn đều đã biết, tầng đối lưu chính là lớp khí quyển gần với bề mặt Trái Đất hơn - lớp khí quyển bao xung quanh chúng ta, có độ cao từ bề mặt TĐ lên đến khoảng 10km. Các hiện tượng khí tượng trên TĐ hầu hết đều diễn ra tại tầng đối lưu.

Tầng tiếp theo - bình lưu - kéo dài từ 10km đến khoảng 31km (khi bạn ngồi trên máy bay hoặc khinh khí cầu, chính là khi bạn đang ở trong tầng bình lưu). Tầng bình lưu cũng là lớp khí quyển giúp bảo vệ Trái Đất cũng như toàn bộ sinh vật sống trong đó khỏi ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) đến từ Mặt Trời. Được biết: 90% mật độ Ozone tồn tại trong tầng bình lưu, chỉ 10% Ozone có trong tầng đối lưu.

undefined

Và 10% Ozone đối lưu này chính là phần Ozone gây hại. Ozone tại tầng đối lưu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho môi trường, cũng như các loại bệnh về hô hấp cho con người. Tuy nhiên những tác hại này không đến từ chính khí Ozone tại đây. Chúng được tạo ra bởi bàn tay của con người: các nhà máy, xe cộ, khói bụi công nghiệp...đã làm cho Ozone tại đây trở thành một loại khí gây hại.

Thậm chí không dừng lại ở đó, các hoạt động công nghiệp của con người hiện nay cũng đang dần tàn phá tầng bình lưu, gây ra những hiện tượng như thủng tầng Ozone - nguyên nhân làm trầm trọng hơn nữa những vấn đề về môi trường & sức khoẻ con người.

Thân. :D

Trả lời

Hi Huế, theo mình biết thì có lẽ là...cả 2!

Ozone là một chất khí tồn tại trong cả 2 lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, lần lượt là tầng đối lưu (troposphere) & bình lưu (stratosphere). Như các bạn đều đã biết, tầng đối lưu chính là lớp khí quyển gần với bề mặt Trái Đất hơn - lớp khí quyển bao xung quanh chúng ta, có độ cao từ bề mặt TĐ lên đến khoảng 10km. Các hiện tượng khí tượng trên TĐ hầu hết đều diễn ra tại tầng đối lưu.

Tầng tiếp theo - bình lưu - kéo dài từ 10km đến khoảng 31km (khi bạn ngồi trên máy bay hoặc khinh khí cầu, chính là khi bạn đang ở trong tầng bình lưu). Tầng bình lưu cũng là lớp khí quyển giúp bảo vệ Trái Đất cũng như toàn bộ sinh vật sống trong đó khỏi ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) đến từ Mặt Trời. Được biết: 90% mật độ Ozone tồn tại trong tầng bình lưu, chỉ 10% Ozone có trong tầng đối lưu.

undefined

Và 10% Ozone đối lưu này chính là phần Ozone gây hại. Ozone tại tầng đối lưu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho môi trường, cũng như các loại bệnh về hô hấp cho con người. Tuy nhiên những tác hại này không đến từ chính khí Ozone tại đây. Chúng được tạo ra bởi bàn tay của con người: các nhà máy, xe cộ, khói bụi công nghiệp...đã làm cho Ozone tại đây trở thành một loại khí gây hại.

Thậm chí không dừng lại ở đó, các hoạt động công nghiệp của con người hiện nay cũng đang dần tàn phá tầng bình lưu, gây ra những hiện tượng như thủng tầng Ozone - nguyên nhân làm trầm trọng hơn nữa những vấn đề về môi trường & sức khoẻ con người.

Thân. :D

cả 2 luôn

Còn tùy thuộc vào vị trí của nó.

Ozone ở trên tầng bình lưu, tạo thành một lớp màn chắn gọi là tầng Ozone. Nó đóng vai trò là 1 bộ lọc tia UV, loại tia cực độc với sự sống. Có thể nói, chính nhờ tầng ozone trên mà sự sống trên Trái Đất mới có cơ hội hình thành và phát triển mạnh.

Trái lại, Ozone là 1 dạng thù hình của Oxy. Oxy hoạt động mạnh (oxy hóa), ozone còn mạnh hơn. Nên khi ở tầng đối lưu, là tầng khí quyển có các sinh vật sống. Ozone ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe các sinh vật, tác động xấu đến hô hấp, tuần hoàn và cả miễn dịch của sinh vật, gây bệnh, tăng nguy cơ tử vong.

Do đó, cũng như việc bạn cười, cười trong 1 đám cưới là rất hợp, nhưng cười trong đám tang thì coi chừng. Nếu ở đúng vị trí (tầng bình lưu), Ozone là 1 tác nhân hỗ trợ mạnh mẽ cho sự sống. Nhưng nếu ở sai vị trí (tầng đối lưu, sát mặt đất) Ozone lại là sát thủ từ động vật đến thực vật, là 1 chất gây ô nhiễm chính hiệu.