"Ông trùm hacker" làm Mạng xã hội, thì MXH đấy an toàn (bảo mật) hơn, hay nguy hiểm hơn?
Vẫn biết Công nghệ chỉ là công cụ, còn dùng nó như thế nào thì phụ thuộc vào ý chí của con người.
Đây là bài đăng mà mấy ngày gần đây (sau khi MXH Gapo ra mắt) đi đâu mình cũng gặp, các trang copy-paste y hệt nhau. Nội dung chính, giới thiệu về Phùng Anh Tuấn, hay còn gọi là Tuấn Pat - người đứng sau MXH Gapo và F88 từng là một "Ông trùng hacker" với profile "siêu khủng".
Không hiểu thông tin này được truyền đi khắp nơi nhằm mục đích gì? Người xem sẽ cảm thấy an tâm hơn khi dùng Gapo hay ngược lại? Quan điểm của bạn như thế nào?
mạng xã hội
,gapo
,hacker
,công nghệ thông tin
Minh ko hiểu gì về hacker, nhưng mình biết là dù có là ai thì người đó cũng phải hiểu rõ về internet, và trong công ty của họ sẽ có rất nhiều người giỏi về tất cả những gì liên quan đến không gian mạng. Cho nên là ông trum hacker hay ai thì cũng như nhau. Cái khác nhau là ai làm ra được sản phẩm hay, độc đáo và thuyết phục người dùng sử dụng nhiều hơn thôi.
Về cá nhân mình thì mình thấy việc các thông tin của người dùng Việt Nam do người Việt làm chủ và quản lý tốt hơn gấp vạn lần rơi vào tay người nước ngoài.
Nguyễn Quang Hiếu
Minh ko hiểu gì về hacker, nhưng mình biết là dù có là ai thì người đó cũng phải hiểu rõ về internet, và trong công ty của họ sẽ có rất nhiều người giỏi về tất cả những gì liên quan đến không gian mạng. Cho nên là ông trum hacker hay ai thì cũng như nhau. Cái khác nhau là ai làm ra được sản phẩm hay, độc đáo và thuyết phục người dùng sử dụng nhiều hơn thôi.
Về cá nhân mình thì mình thấy việc các thông tin của người dùng Việt Nam do người Việt làm chủ và quản lý tốt hơn gấp vạn lần rơi vào tay người nước ngoài.
Kha Nguyen
1. Báo VN thì lúc nào chả copy nhau. Và vì báo chí còn copy nhau như vậy thì người dùng FB cũng copy nhau là bình thường.
2. Văn hoá giao tiếp của người Việt thường quan tâm đến "người đó là ai?" hơn là "Ý tưởng là gì?". Một ví dụ rất phổ biến là người ta coi một người là "phản động" thì dù cho người đó có nói cái gì thì mọi người đều dè bỉu và lánh xa. Văn hoá giao tiếp là như thế, nên các báo sẽ cố gắng giật tít kiểu "ông trùm hacker" thôi.
Tức là đây chỉ đơn giản là cố gắng thu hút người xem, chứ chẳng có mục đích gì khác.