Ông Ơi, Làm Quảng Cáo Tức Là Đang PR Có Phải Không? Ối Dồi Ôi!

  1. Marketing

Có một sự thật khá hề hước là người Việt rất hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm “Quảng cáo“PR”. Họ thường sẽ đồng nhất hai khái niệm này làm một. Khi nhắc tới quảng cáo, nhiều người sẽ có xu hướng quy chụp rằng làm quảng cáo tức là ông đang đi pi a cho một sản phẩm - dịch vụ nào đó. Điều này không hề đúng một chút nào. Vậy PR là gì? Và nó khác quảng cáo ở điểm nào?

https://cdn.noron.vn/2021/05/17/46234317072635152-1621227104_1024.jpg

PR (Quan hệ công chúng – Public Relationships) hẳn là một bí ẩn đối với nhiều người, thậm chí kể cả với những sinh viên chuyên ngành kinh tế. Vậy chúng ta nên định nghĩa PR như thế nào cho dễ hiểu?

Thực tế thì có rất nhiều định nghĩa về PR, và trong số đó có một vài cách trình bày theo đúng kiểu “đao to búa lớn” với việc sử dụng hàng loạt hệ thống các thuật ngữ cao siêu. Đó là lý do vì sao rất nhiều sinh viên (kể cả những sinh viên thuộc chuyên ngành Marketing) thường xuyên cảm thấy bị bối rối khi tiếp cận với khái niệm PR. Nếu bạn không tin thì hãy thử đọc định nghĩa về PR của Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ ở bên dưới nhé.

Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ, hiệp hội PR lớn nhất trên thế giới, định nghĩa PR là “quá trình truyền thông chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức đó” (PRSA, 2017).

Nghe cái định nghĩa khá là khủng, đúng không?

Bạn cần hiểu rằng, về bản chất thì chẳng có định nghĩa nào sai cả. Chúng chỉ khác nhau ở cách diễn đạt và sử dụng thuật ngữ mà thôi. Cách hiểu đơn giản nhất chính là hãy hiểu thẳng vào bản chất của nó, và tôi sẽ trình bày cho bạn một cách hiểu “siêu đơn giản” về khái niệm PR bằng cách sử dụng một phép so sánh gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Để hiểu dễ dàng về PR, hãy so sánh nó với Quảng cáo. Giả sử bạn đang tán một nàng tên A. Bài toán đặt ra là: Bạn sẽ sử dụng chiến thuật nào để “đi vào trái tim nàng A”? Có 2 cách. Cách 1 là bạn hãy nói thật tốt về mình, trình bày tất cả những ưu điểm của mình cho A thấy. Up ảnh điện thoại Iphone 12 Pro Max 256GB phiên bản quốc tế mạ vàng ánh kim trên Facebook, kể những câu chuyện chứng minh bạn là một rich boy thực thụ như nhà mặt phố bố làm to, chụp ảnh “Bộ sưu tập Phiếu bé ngoan” từ hồi mẫu giáo và up lên Instagram,…, rất nhiều cách để cho A thấy được bạn là người như thế nào. Cách 2 là khéo léo tiếp cận và kết thân với H (là bạn thân của A), mời H đi uống trà sữa, thể hiện với H rằng bạn là một chàng trai lịch thiệp và hào phóng. Sau đôi lần “hối lộ”, H sẽ nói những lời có cánh về bạn trước mặt A, và bạn tin chắc một điều là A sẽ rất tin những gì H nói.

Bản chất của Cách 1 là Quảng cáo, còn của Cách 2 là PR.

Thông qua hai ví dụ trong câu chuyện trên, bạn đã nhận thấy được sự khác biệt cơ bản giữa Quảng cáo và PR chưa? Có nhiều người vô tình đồng nhất hai khái niệm này với nhau, và xin chia buồn.

Họ đã sai!

Quảng cáo là tự nói rằng bạn tốt, trong khi PR là khiến người khác nói rằng bạn tốt. Đó chính là bản chất, và có lẽ đây là cách định nghĩa PR dễ hiểu nhất, không thể có cách nào đơn giản hơn nữa! Bây giờ bạn hãy thử lắp cái “bản chất” này vào định nghĩa PR của Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ ở bên trên xem có đúng không?

Cũng thế cả thôi!

Từ khóa: 

pr

,

quảng cáo

,

marketing

,

marketing

Thời đại Digital mà nhiều khái niệm chỉ những ai thực sự học về nó mới có thể hiểu. Rất nhiều người vẫn đánh đồng Quảng cáo là PR cũng là Marketing

Trả lời

Thời đại Digital mà nhiều khái niệm chỉ những ai thực sự học về nó mới có thể hiểu. Rất nhiều người vẫn đánh đồng Quảng cáo là PR cũng là Marketing

Mình đang học PR nè. Và đúng là bây giờ không phải ai cũng có thể hiểu PR, cũng như hiểu những ngành nghề thuộc về lĩnh vực PR. Người ta hỏi đang học gì, bảo đang học PR xong họ lại tưởng học PR là chơi "bi-a" :))))

Ví dụ sinh động và diễn giải dễ hiểu đó em, trước anh cũng có học môn này và thấy đúng là để thực sự làm tốt PR cần đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và chất xám so với quảng cáo :)