Ong chúa được sinh ra thế nào?

  1. Khoa học

Kiểu con ong chúa sẽ sinh ra 1 con ong chúa khác hay sao nhỉ??

Từ khóa: 

khoa học

Trứng của ong chúa đẻ vào lỗ tổ chỉ có một loại được thụ tinh. Sau 3 ngày khi trứng nở thành ấu trùng thì tuỳ thuộc vào hình dáng của lỗ tổ và sữa nuôi dưỡng của ong thợ mà con ong nở ra là ong chúa hay ong thợ. Còn loại trứng không được thụ tinh thì sẽ nở ra ong đực đã nói ở trên (câu hỏi số 8).

Như vậy ong chúa sinh ra trong các trường hợp sau:

- Trường hợp thứ nhất: Khi một đàn ong mạnh, đông quân, khi thời tiết tốt, nguồn hoa phong phú ong thợ muốn chia đàn. Để chuẩn bị cho chia đàn, ong thợ xây 5 - 7 mũ chúa, có khi đến 10 mũ chúa ở rìa phía dưới của bánh tổ. Ong chúa sẽ đẻ vào các mũ chúa này trứng có thụ tinh, ong thợ đổ sữa chúa nuôi ấu trùng. Ong chúa n ra trong trường hợp này thường có chất lượng tốt. Người nuôi ong có thể lấy các mũ chúa này gắn cho các đàn ong có chúa yếu để thay thế.

- Trường hợp thứ hai: Khi một đàn ong yếu, ong chúa yếu, đẻ kém, ong thợ muốn thay chúa mới nên xây các mũ chúa và cũng tạo ra ong chúa như trường hợp thứ nhất. Khi có ong chúa mới, ong thợ đuổi ong chúa già ra ngoài để ong chúa trẻ thay thế, duy trì đàn ong. Ong chúa được sinh ra trong trường hợp này cũng có chất lượng tốt, người nuôi ong theo dõi để sử dụng các mũ chúa này cho đàn ong khác hoặc chờ ong chúa nở rồi bắt để thay thế cho đàn khác.

- Trường hợp thứ ba: Khi vì một điều kiện nào đó mà ong chúa mất hoặc chết thì ong thợ cấp tốc tạo ra ong chúa mới trên cơ sở trứng đã được chúa đẻ trong các lỗ tổ trước khi chết hoặc mất. Khi phát hiện ra mất chúa, ong thợ cắn lỗ tổ ong thợ đã có trứng 2 - 3 lỗ tổ làm một lỗ để nuôi ong chúa. Ong chúa được sinh ra trong trường hợp này được gọi là ong chúa cấp tạo. Ong chúa cấp tạo thường gặp phải những con ong chúa được nuôi từ ấu trùng ong thợ, không được chọn lọc nên chúa thường yếu.

Trong nghề nuôi ong không lấy các con ong chúa này để nhân đàn.

- Trường hợp thứ tư: Là ong chúa do người nuôi ong tạo ra. Có 2 cách để tạo ra chúa ong nhân tạo:

+ Lợi dụng đặc tính ong thợ là khi thấy mất chúa lập tức xây mũ chúa cấp tạo để nuôi dưỡng chúa mới. Người ta lấy ong chúa ra khỏi đàn ong (lưu ý là phải đàn ong mạnh), ong thợ sẽ xây mũ chúa rồi lại trả ong chúa về để ong chúa đẻ trứng vào mũ chúa, chờ khi mũ chúa vít nắp thì cắt mũ chúa đã có ấu trùng chúa trong đó gắn vào đàn ong muốn thay chúa hoặc gắn vào đàn ong đã mất chúa.

+ Đúc mũ chúa bằng sáp ong có mẫu giống như mũ chúa thật rồi gắn mũ chúa nhân tạo này vào cầu ong ở vị trí mũ chúa thông thường. Để đảm bảo ong tiếp thu mũ chúa được tốt thì trước tiên đặt cầu ong có mũ chúa nhân tạo vào một đàn ong không có ong chúa (ong chúa đã được lấy đi tm thời), ong thợ thấy mất chúa sẽ lo tu sửa mũ chúa cho hoàn chỉnh, thời gian độ nửa ngày. Sau đó lấy khung cầu có mũ chúa ra để đưa ấu trùng một ngày tuổi vào mũ chúa ri đặt vào đàn ong mạnh đã được chọn để nuôi dưỡng chúa. Đến ngày thứ 10 thì bắt đầu cất mũ chúa để gắn vào các đàn ong cần thay chúa mới. Sau 12 ngày ong chúa sẽ ra đời và chuẩn bị cho quá trình giao phối để trở thành ong chúa mới của đàn ong. Người nuôi ong cần mua ong chúa cũng phải đặt hàng và chuẩn bị nhận mũ chúa trong thời gian này.

(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/Phan Đức Nghiệm -

Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm)

Trả lời

Trứng của ong chúa đẻ vào lỗ tổ chỉ có một loại được thụ tinh. Sau 3 ngày khi trứng nở thành ấu trùng thì tuỳ thuộc vào hình dáng của lỗ tổ và sữa nuôi dưỡng của ong thợ mà con ong nở ra là ong chúa hay ong thợ. Còn loại trứng không được thụ tinh thì sẽ nở ra ong đực đã nói ở trên (câu hỏi số 8).

Như vậy ong chúa sinh ra trong các trường hợp sau:

- Trường hợp thứ nhất: Khi một đàn ong mạnh, đông quân, khi thời tiết tốt, nguồn hoa phong phú ong thợ muốn chia đàn. Để chuẩn bị cho chia đàn, ong thợ xây 5 - 7 mũ chúa, có khi đến 10 mũ chúa ở rìa phía dưới của bánh tổ. Ong chúa sẽ đẻ vào các mũ chúa này trứng có thụ tinh, ong thợ đổ sữa chúa nuôi ấu trùng. Ong chúa n ra trong trường hợp này thường có chất lượng tốt. Người nuôi ong có thể lấy các mũ chúa này gắn cho các đàn ong có chúa yếu để thay thế.

- Trường hợp thứ hai: Khi một đàn ong yếu, ong chúa yếu, đẻ kém, ong thợ muốn thay chúa mới nên xây các mũ chúa và cũng tạo ra ong chúa như trường hợp thứ nhất. Khi có ong chúa mới, ong thợ đuổi ong chúa già ra ngoài để ong chúa trẻ thay thế, duy trì đàn ong. Ong chúa được sinh ra trong trường hợp này cũng có chất lượng tốt, người nuôi ong theo dõi để sử dụng các mũ chúa này cho đàn ong khác hoặc chờ ong chúa nở rồi bắt để thay thế cho đàn khác.

- Trường hợp thứ ba: Khi vì một điều kiện nào đó mà ong chúa mất hoặc chết thì ong thợ cấp tốc tạo ra ong chúa mới trên cơ sở trứng đã được chúa đẻ trong các lỗ tổ trước khi chết hoặc mất. Khi phát hiện ra mất chúa, ong thợ cắn lỗ tổ ong thợ đã có trứng 2 - 3 lỗ tổ làm một lỗ để nuôi ong chúa. Ong chúa được sinh ra trong trường hợp này được gọi là ong chúa cấp tạo. Ong chúa cấp tạo thường gặp phải những con ong chúa được nuôi từ ấu trùng ong thợ, không được chọn lọc nên chúa thường yếu.

Trong nghề nuôi ong không lấy các con ong chúa này để nhân đàn.

- Trường hợp thứ tư: Là ong chúa do người nuôi ong tạo ra. Có 2 cách để tạo ra chúa ong nhân tạo:

+ Lợi dụng đặc tính ong thợ là khi thấy mất chúa lập tức xây mũ chúa cấp tạo để nuôi dưỡng chúa mới. Người ta lấy ong chúa ra khỏi đàn ong (lưu ý là phải đàn ong mạnh), ong thợ sẽ xây mũ chúa rồi lại trả ong chúa về để ong chúa đẻ trứng vào mũ chúa, chờ khi mũ chúa vít nắp thì cắt mũ chúa đã có ấu trùng chúa trong đó gắn vào đàn ong muốn thay chúa hoặc gắn vào đàn ong đã mất chúa.

+ Đúc mũ chúa bằng sáp ong có mẫu giống như mũ chúa thật rồi gắn mũ chúa nhân tạo này vào cầu ong ở vị trí mũ chúa thông thường. Để đảm bảo ong tiếp thu mũ chúa được tốt thì trước tiên đặt cầu ong có mũ chúa nhân tạo vào một đàn ong không có ong chúa (ong chúa đã được lấy đi tm thời), ong thợ thấy mất chúa sẽ lo tu sửa mũ chúa cho hoàn chỉnh, thời gian độ nửa ngày. Sau đó lấy khung cầu có mũ chúa ra để đưa ấu trùng một ngày tuổi vào mũ chúa ri đặt vào đàn ong mạnh đã được chọn để nuôi dưỡng chúa. Đến ngày thứ 10 thì bắt đầu cất mũ chúa để gắn vào các đàn ong cần thay chúa mới. Sau 12 ngày ong chúa sẽ ra đời và chuẩn bị cho quá trình giao phối để trở thành ong chúa mới của đàn ong. Người nuôi ong cần mua ong chúa cũng phải đặt hàng và chuẩn bị nhận mũ chúa trong thời gian này.

(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/Phan Đức Nghiệm -

Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm)