Ở Việt Nam có vị trạng nguyên, danh tướng hay quốc vương nào tương tự như Gia Cát Lượng bên TQ không?
lịch sử
,gia cát lượng
,sử việt
,lịch sử việt nam
,lịch sử
Thứ nhất, việc so sánh các nhân vật lịch sử ở các giai đoạn, quốc gia khác nhau; dù ít hay nhiều vẫn có sự sai khác nhất định.
Thứ hai, Gia Cát Lượng nổi tiếng về 2 phương diện là "phò trợ quân vương, dựng nền đế nghiệp" và "tiên đoán tương lai". Ở hai phương diện này, theo quan điểm của mình thì ở VN lần lượt ứng với 2 người: Hoằng quốc công Đào Duy Từ (1572 - 1634) và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585).
Nói về Trình quốc công, ông là một nhân vật khá đặc biệt. Khác với nhiều Nho sinh đương thời quyết tận trung với nhà Lê thì ông lại chọn nhà Mạc để phò tá, đến tận cuối đời việc ông khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng cũng là muốn mở cho họ Mạc một con đường sống; nhưng học trò của ông, Phùng Khắc Khoan lại là một trọng thần triều Lê trung hưng. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật đã chỉ ra con đường tồn tại cho 3 thế lực phong kiến ở VN dạo đó: họ Mạc (mình đã nói ở trên), họ Trịnh ("Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", chỉ việc họ Trịnh nên tôn phù nhà Lê để tạo "chính danh"), họ Nguyễn ("Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân", ý nói xứ Thuận Hóa chính là tiền đề cho họ Nguyễn dựng nên cơ nghiệp). Hơn thế nữa, "sấm Trạng Trình" cũng là những tiên liệu chuẩn xác về lịch sử VN hơn 500 năm sau ngày ông mất, nó có thể sánh ngang với "Mã tiền khóa"của Gia Cát Lượng đấy.
Nói về Hoằng quốc công, ông là người Đàng Ngoài nhưng chỉ vì lệnh cấm con nhà hát xướng không được đi thi mà ông phải phiêu dạt vào Đàng Trong, theo phò Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên. Duy Từ thường hay ngâm 1 bài Ngọa Long cương để tự ví mình với Gia Cát Lượng, và Thám lý Quy Nhơn khi đó là Trần Đức Hòa đã tiến cử Đào Duy Từ với Sãi vương.
Đào Duy Từ chỉ phò tá Sãi vương 8 năm (1627 - 1634) thì mất, nhưng ông đã đóng góp rất lớn cho cơ nghiệp họ Nguyễn, điển hình là việc xây dựng lũy Trường Dục (nay gọi là lũy Thầy), khiến chúa Trịnh 6 lần đánh vào đều tay trắng mà về, nhưng chỉ 1 lần chúa Nguyễn đánh ra đã thu được 7 huyện phía Nam sông Lam (trong cuộc chiến lần 5 của Trịnh - Nguyễn phân tranh, giai đoạn 1655 - 1660). Con rể của ông là Nguyễn Hữu Tiến, sau cùng với Nguyễn Hữu Dật là "song sát" dưới trướng Hiền vương Nguyễn Phúc Tần; triều Nguyễn truy phong ông là Khai quốc công thần, Đặc tiến vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ, Thái sư Hoằng quốc công (1831), trước đó thì ông đã được phụ thờ ở Thái miếu (1805), được thờ ở miếu Khai quốc công thần (1810). Riêng về Nguyễn Hữu Tiến, ông này cũng được phụ thờ ở Thái miếu (1805), thờ ở miếu Khai quốc công thần (1810); được truy phong là Khai quốc công thần, Đặc tiến Tráng vũ tướng quân, Tả quân Đô thống chưởng phủ sự, Thái bảo, Anh quốc công, thụy là Tương Vũ (1831), được thờ ở Vũ miếu (1835).
Trịnh Miêu Tùng Khang
Thứ nhất, việc so sánh các nhân vật lịch sử ở các giai đoạn, quốc gia khác nhau; dù ít hay nhiều vẫn có sự sai khác nhất định.
Thứ hai, Gia Cát Lượng nổi tiếng về 2 phương diện là "phò trợ quân vương, dựng nền đế nghiệp" và "tiên đoán tương lai". Ở hai phương diện này, theo quan điểm của mình thì ở VN lần lượt ứng với 2 người: Hoằng quốc công Đào Duy Từ (1572 - 1634) và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585).
Nói về Trình quốc công, ông là một nhân vật khá đặc biệt. Khác với nhiều Nho sinh đương thời quyết tận trung với nhà Lê thì ông lại chọn nhà Mạc để phò tá, đến tận cuối đời việc ông khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng cũng là muốn mở cho họ Mạc một con đường sống; nhưng học trò của ông, Phùng Khắc Khoan lại là một trọng thần triều Lê trung hưng. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật đã chỉ ra con đường tồn tại cho 3 thế lực phong kiến ở VN dạo đó: họ Mạc (mình đã nói ở trên), họ Trịnh ("Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", chỉ việc họ Trịnh nên tôn phù nhà Lê để tạo "chính danh"), họ Nguyễn ("Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân", ý nói xứ Thuận Hóa chính là tiền đề cho họ Nguyễn dựng nên cơ nghiệp). Hơn thế nữa, "sấm Trạng Trình" cũng là những tiên liệu chuẩn xác về lịch sử VN hơn 500 năm sau ngày ông mất, nó có thể sánh ngang với "Mã tiền khóa"của Gia Cát Lượng đấy.
Nói về Hoằng quốc công, ông là người Đàng Ngoài nhưng chỉ vì lệnh cấm con nhà hát xướng không được đi thi mà ông phải phiêu dạt vào Đàng Trong, theo phò Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên. Duy Từ thường hay ngâm 1 bài Ngọa Long cương để tự ví mình với Gia Cát Lượng, và Thám lý Quy Nhơn khi đó là Trần Đức Hòa đã tiến cử Đào Duy Từ với Sãi vương.
Đào Duy Từ chỉ phò tá Sãi vương 8 năm (1627 - 1634) thì mất, nhưng ông đã đóng góp rất lớn cho cơ nghiệp họ Nguyễn, điển hình là việc xây dựng lũy Trường Dục (nay gọi là lũy Thầy), khiến chúa Trịnh 6 lần đánh vào đều tay trắng mà về, nhưng chỉ 1 lần chúa Nguyễn đánh ra đã thu được 7 huyện phía Nam sông Lam (trong cuộc chiến lần 5 của Trịnh - Nguyễn phân tranh, giai đoạn 1655 - 1660). Con rể của ông là Nguyễn Hữu Tiến, sau cùng với Nguyễn Hữu Dật là "song sát" dưới trướng Hiền vương Nguyễn Phúc Tần; triều Nguyễn truy phong ông là Khai quốc công thần, Đặc tiến vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ, Thái sư Hoằng quốc công (1831), trước đó thì ông đã được phụ thờ ở Thái miếu (1805), được thờ ở miếu Khai quốc công thần (1810). Riêng về Nguyễn Hữu Tiến, ông này cũng được phụ thờ ở Thái miếu (1805), thờ ở miếu Khai quốc công thần (1810); được truy phong là Khai quốc công thần, Đặc tiến Tráng vũ tướng quân, Tả quân Đô thống chưởng phủ sự, Thái bảo, Anh quốc công, thụy là Tương Vũ (1831), được thờ ở Vũ miếu (1835).