Ở nước ta, Lễ tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ triều đại nào?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

lịch sử

,

lễ tịch điền

,

văn hóa

Theo Wikipedia thì Lễ Tịch Điền được tiến hành từ năm 987 dưới triều đại của vua Lê Đại Hành - người sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt.


https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_t%E1%BB%8Bch_%C4%91i%E1%BB%81n
Trả lời

Theo Wikipedia thì Lễ Tịch Điền được tiến hành từ năm 987 dưới triều đại của vua Lê Đại Hành - người sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt.


https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_t%E1%BB%8Bch_%C4%91i%E1%BB%81n

Theo “Việt lược sử”, cuốn sử có niên đại lớn nhất còn tồn tại đến ngày nay: Năm Đinh Hợi, hiệu Thiên Trù, năm thứ 7 (987), vua Lê Đại Hành bắt đầu cày ruộng Tịch điền ở Đội Sơn, được một lọ vàng bạc, cày ở núi Bà Hối được một lọ nữa, vua đặt tên đất đó là ruộng Kim Ngân.

Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” (do Ngô Sỹ Liên biên soạn vào thế kỷ XX) cũng ghi chép rất rõ ràng, cụ thể về sự kiện này, đại ý: Mùa Xuân năm Định Hợi (987), vua Lê Đại Hành lần đầu tiên cày ruộng Tịch điền ở núi Đọi, hay còn gọi là Đội Sơn, được một hũ nhỏ vàng. Năm sau, cày ở núi Bàn Hải được một hũ nhỏ bạc nên vua đặt là ruộng Kim Ngân.
Cuốn “Việt giám thông khảo tổng luận” do Lê Tung (1452- 1514, quê xã An Cừ, nay thuộc thôn Chảy, Liêm Thuận, Thanh Liêm) cũng viết: “Dùng bọn Hồng Hiến, Cự Lạng, Từ Mục, Tử An để làm tả hữu. Cày ruộng Tịch điền ở Long Đọi, mời người xử sỹ ở Tượng Sơn, kén dùng hiền tài, lập ra học hiệu, có đại lược của bậc đế vương” để đánh giá về công tích của vua Lê Đại Hành.

Như vậy, có thể thấy, các cuốn sử cũ đều ghi chép Lê Hoàn, người sáng lập vương triều Tiền Lê là vị vua đầu tiên dưới chế độ phong kiến Việt Nam tiến hành cày Tịch điền với ngụ ý coi trọng và khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Từ đó, hằng năm cứ vào đầu Xuân, các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn nối tiếp nhau long trọng cử hành nghi lễ Tịch điền, đích thân vua xuống đồng cày ruộng để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nguồn: baohanam.com.vn

Lễ tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành.

 Theo Đại Việt sử ký toàn thư:

"Mùa xuân (năm Đinh Hợi 987), vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân (Kim Ngân điền)." 

Sau đó nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần.

Lễ cày tịch điền xuất phát từ Trung Hoa xuất phát từ việc những người đứng đầu các bộ lạc trong xã hội nguyên thủy vào dịp đầu xuân dẫn dân chúng đi cày cấy. Lễ tịch điền là ngày hội xuân được tổ chức trong tháng giêng (tháng mạnh Xuân) nhưng không phải năm nào cũng tổ chức, với ruộng cày nằm ở phía nam kinh thành. Từ thời Chu, Hán trở đi đã tổ chức nhiều lần. Vào những năm tổ chức lễ tịch điền thì vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước. Sau khi đã làm lễ thái lao cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương công chư hầu cày 5 luống, cô khanh đại phu cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.