Ở miền Bắc Việt Nam, người dân hưởng ứng & tham gia các lễ hội ngày Tết có phần nhiều hơn người trong Nam. Nguyên nhân là do đâu?

  1. Văn hóa

Có 1 sự khác biệt trong việc hưởng ứng các lễ hội ngày Tết giữa người dân miền Bắc & Nam nước ta. Được biết, người dân miền Bắc tham gia các lễ hội này thường xuyên, và với quy mô lớn hơn so với miền Nam. Tại sao lại có sự khác biệt này? Có phải do văn hóa 2 miền vốn có những khác biệt? Yếu tố chính trị (lễ hội cầu tiền tài danh lợi của các "ông tổng"...) có đóng vai trò nào ko? Yếu tố địa lý (miền Bắc gần Trung Quốc hơn - do đó cũng mang nặng ảnh hưởng của văn hóa TQ)?

(VD: miền Bắc có lễ hội chùa Hương, gò Đống Đa, chùa Bái Đính, đền Hùng, v.v...miền Nam có lễ hội Đức Thánh Trần, đền Bà Đen, Bà Chúa Xứ, v.v...)

lễ-hội
Từ khóa: 

hiểu tết để yêu tết

,

mùa lễ hội

,

văn hóa

Mỗi năm nước ta có hơn 9000 lễ hội lớn nhỏ, chủ yếu tập trung ở miền Bắc Việt Nam. Mình kể sơ một số lễ hội lớn vào ngày lễ Tết, chẳng hạn như hội chùa Keo ở Ninh Bình, hội Gò Đống Đa ở Hà Nội, chùa Hương, chùa Bái Đính, rồi nào là hội Xoan ở Phú Thọ, hội Yên Tử ở Quảng Ninh,... đều có truyền thống lâu đời.

Theo mình lí do đầu tiên khiến miền Bắc Việt Nam có nhiều lễ hội hơn chính là ở khía cạnh lịch sử hình thành. Miền Bắc có mặt sớm nhất, trải qua nhiều năm tháng mở rộng bờ cõi thì mới có miền Nam sau này. Chính vì vậy những tập tục lễ hội thuộc phạm trù văn hóa dĩ nhiên xuất hiện ở miền Bắc nhiều hơn, dày đặc hơn, lâu đời hơn và được duy trì đến tận ngày hôm nay. Trong lịch sử thì miền Bắc cũng là nơi có nhiều triều đại được vua chúa chọn làm kinh đô, như thời vua Hùng ở Phú Thọ rồi đến nhà Đinh, Lý, Trần (Hoa Lư- Thăng Long). Chính vì vậy đây cũng là cơ hội để các lễ hội có không gian phát triển, lưu truyền và được gìn giữ.

Thứ hai là do miền Nam trải qua những năm tháng đô hộ của Pháp và Mỹ. Chính những tư tưởng phương Tây đã không cho phép sự du nhập và phát triển của các lễ hội này. Thay vào đó miền Nam Việt Nam lại thiên về sự phát triển ở khía cạnh đời sống kinh tế-xã hội hơn là các lễ nghi truyền thống. Với cả thời chiến, khó mà có thể duy trì được các tục lệ này khi mà người dân đang phải đấu tranh từng ngày từng ngày với bom đạn. Cả một trăm năm đau thương ấy, là đủ để xóa sạch một số tàn tích văn hóa của người Việt.

Thứ ba mình nghĩ do yếu tố địa lý, chẳng hạn miền Bắc gần Trung Quốc hơn và bị đô hộ cả một nghìn năm. Như vậy chúng ta không thể không bị ảnh hưởng những lễ nghi của người Hán, nơi vốn dĩ khai sinh ra rất nhiều nét văn hóa của Châu Á nói chung. Thậm chí cả Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đều bị ảnh hưởng trong quá trình giao thương. Ngược lại miền Nam gần với Campuchia, do vậy một số lễ hội đền chùa cũng bị lai tạp. Rõ nhất là ở khu vực Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang,... mình từng đến và thấy kiến trúc chùa ở đây khác với chùa của người Kinh. Người Khơ-me sống ôn hòa hơn, nhưng bù lại những đền chùa luôn được đề cao tối đa, màu vàng chủ đạo và được chạm khắc tinh xảo. Thậm chí đến nay người Khơ-me vẫn còn lưu giữ ngày Tết riêng của dân tộc mình bên cạnh lễ hội đua thuyền,v.v..

Cuối cùng mình nghĩ yếu tố tiên quyết nằm ở con người. Do đời sống khác nhau, bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa không giống nhau như mình đã phân tích đã khiến người dân miền Bắc Việt Nam hướng về những giá trị truyền thống. Trong khi đó đời sống miền Nam nhộn nhịp và là mảnh đất màu mỡ để du nhập các lễ hội văn hóa từ nước ngoài.

Ảnh: Zing News


2_zing_1
Trả lời

Mỗi năm nước ta có hơn 9000 lễ hội lớn nhỏ, chủ yếu tập trung ở miền Bắc Việt Nam. Mình kể sơ một số lễ hội lớn vào ngày lễ Tết, chẳng hạn như hội chùa Keo ở Ninh Bình, hội Gò Đống Đa ở Hà Nội, chùa Hương, chùa Bái Đính, rồi nào là hội Xoan ở Phú Thọ, hội Yên Tử ở Quảng Ninh,... đều có truyền thống lâu đời.

Theo mình lí do đầu tiên khiến miền Bắc Việt Nam có nhiều lễ hội hơn chính là ở khía cạnh lịch sử hình thành. Miền Bắc có mặt sớm nhất, trải qua nhiều năm tháng mở rộng bờ cõi thì mới có miền Nam sau này. Chính vì vậy những tập tục lễ hội thuộc phạm trù văn hóa dĩ nhiên xuất hiện ở miền Bắc nhiều hơn, dày đặc hơn, lâu đời hơn và được duy trì đến tận ngày hôm nay. Trong lịch sử thì miền Bắc cũng là nơi có nhiều triều đại được vua chúa chọn làm kinh đô, như thời vua Hùng ở Phú Thọ rồi đến nhà Đinh, Lý, Trần (Hoa Lư- Thăng Long). Chính vì vậy đây cũng là cơ hội để các lễ hội có không gian phát triển, lưu truyền và được gìn giữ.

Thứ hai là do miền Nam trải qua những năm tháng đô hộ của Pháp và Mỹ. Chính những tư tưởng phương Tây đã không cho phép sự du nhập và phát triển của các lễ hội này. Thay vào đó miền Nam Việt Nam lại thiên về sự phát triển ở khía cạnh đời sống kinh tế-xã hội hơn là các lễ nghi truyền thống. Với cả thời chiến, khó mà có thể duy trì được các tục lệ này khi mà người dân đang phải đấu tranh từng ngày từng ngày với bom đạn. Cả một trăm năm đau thương ấy, là đủ để xóa sạch một số tàn tích văn hóa của người Việt.

Thứ ba mình nghĩ do yếu tố địa lý, chẳng hạn miền Bắc gần Trung Quốc hơn và bị đô hộ cả một nghìn năm. Như vậy chúng ta không thể không bị ảnh hưởng những lễ nghi của người Hán, nơi vốn dĩ khai sinh ra rất nhiều nét văn hóa của Châu Á nói chung. Thậm chí cả Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đều bị ảnh hưởng trong quá trình giao thương. Ngược lại miền Nam gần với Campuchia, do vậy một số lễ hội đền chùa cũng bị lai tạp. Rõ nhất là ở khu vực Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang,... mình từng đến và thấy kiến trúc chùa ở đây khác với chùa của người Kinh. Người Khơ-me sống ôn hòa hơn, nhưng bù lại những đền chùa luôn được đề cao tối đa, màu vàng chủ đạo và được chạm khắc tinh xảo. Thậm chí đến nay người Khơ-me vẫn còn lưu giữ ngày Tết riêng của dân tộc mình bên cạnh lễ hội đua thuyền,v.v..

Cuối cùng mình nghĩ yếu tố tiên quyết nằm ở con người. Do đời sống khác nhau, bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa không giống nhau như mình đã phân tích đã khiến người dân miền Bắc Việt Nam hướng về những giá trị truyền thống. Trong khi đó đời sống miền Nam nhộn nhịp và là mảnh đất màu mỡ để du nhập các lễ hội văn hóa từ nước ngoài.

Ảnh: Zing News


2_zing_1
Nước ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, đạo Mẫu và cả Ki tô giáo. Miền Bắc có những trung tâm văn hóa Phật giáo lớn như Yên Tử, Ninh Bình, Bắc Ninh... chưa kể nguồn cội của người Việt Nam là "Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba", tích con Rồng cháu Tiên. Đất nước mở rộng về phương Nam từ thời chúa Nguyễn Hoàng, văn hóa Việt vì thế cũng có những thay đổi do điều kiện địa lý thêm vào đó là sự hòa nhập của các nền văn hóa Chăm pa hoặc ảnh hưởng văn hóa các nước lân cận trong khu vực. Do vậy, các lễ hội ngày Tết ở miền Bắc không những quy mô mà còn có điểm khác biệt so với các lễ hội miền Nam.
Thêm những tham khảo cho mọi người, mạn phép trích thêm bài viết:
Tín ngưỡng của người Việt

Đời sống tâm linh của con người gắn liền với tôn giáo. Ông bà ta quan niệm lịch mặt trăng, ngày lễ, ngày rằm… đều theo âm lịch.
Thông thường, đa số mọi người hay đi lễ chùa hay lễ đền. Phật giáo là phần cốt lõi của văn hóa dân tộc, Mẫu lại đi từ đời sống lao động. Ngoài Phật giáo và đạo Mẫu, lịch sử hình thành, phát triển của đạo Thiên chúa giáo tại nước ta có nhiều thăng trầm và biến động. Ngôi nhà thờ hiện diện bên cạnh ngôi đình, ngôi chùa, ngôi đền từ thôn quê cho tới phố phường. Nhà nước cho phép “tự do tôn giáo”, tôn giáo hướng con người tới giá trị tốt đẹp của cuộc đời.
“Nước chảy về nguồn” là truyền thống của người Việt, nhớ về tổ tiên và hướng về nguồn cội. Giỗ chạp của ông bà cha mẹ được làm với hình thức để biết ơn thế hệ sinh thành. Lễ, rằm bao giờ nén hương cũng được thắp lên. Người Phật tử lên chùa, ăn chay các ngày mười lăm và mùng một hằng tháng. Ban thờ của các gia đình cũng thường có hương hoa vào dịp này.
Trong năm, tết nguyên tiêu, tết thanh minh, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, ngày Phật Đản, tục “xá tội vong nhân” và Vu Lan… gắn liền với ý nghĩa riêng. Lễ chùa vào tết nguyên tiêu, tết thanh minh lại có tục tảo mộ, tết Hàn thực là tết bánh trôi, bánh chay, tết Đoan ngọ hay còn gọi “tết giết sâu bọ”, lễ tắm Phật trong ngày Phật Đản, tục “xá tội vong nhân ” hay còn gọi tháng đốt mã, Vu Lan có tích bông hồng cài áo … Các lễ hội diễn ra trên đất nước ta đều thể hiện sự tưởng nhớ của con người đến tổ tiên, trời đất và mong muốn mạnh khỏe, may mắn, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Ngày sinh, ngày mất lãnh tụ, ngày Cách mạng tháng Tám thành công, chiến thắng ba mươi tháng tư… đều được nhân dân ta kỉ niệm dưới nhiều hình thức.
Văn hóa phương tây đến nước ta đã mang theo ngày sinh nhật, ngày của cha, ngày của mẹ, ngày Halloween, Giáng sinh, ngày tình yêu… Tín ngưỡng của người Việt không chỉ có tiếng tụng kinh, câu hát văn mà còn tiếng chuông nhà thờ, tiếng thánh ca.
Những ngày này, năm mới đã đến. Theo dương lịch, năm mới bắt đầu sau lễ Nôel. Mùa Nôel có hình tượng ông già tuyết đi xe tuần lộc, cây thông và tuyết trắng. Nhưng đến tết cổ truyền của dân tộc thì phải tháng giêng. Tết Nguyên Đán là tiềm thức của người Việt. Lo sắm tết, tục lệ ngày tết. Làm sao ba ngày tết có bánh chưng, thịt, hoa. Tết đến thăm hỏi người thân, bạn bè, chúc nhau điều tốt lành.
Người Việt trọng gia đình. Đạo Phật ăn sâu vào đời sống cùng sự phát triển của đạo Mẫu. Trong quá trình tiếp biến và giao lưu, các giá trị văn hóa luôn được chọn lọc. Làm sao để vốn quý cổ truyền của dân tộc bảo tồn và gìn giữ? Năm mới là lúc cần suy nghĩ về điều này.


Cái này thì đúng là chuyện dài về lịch sử vả văn hoá. Bản thân tôi cho rằng phải xét ít nhất là Trịnh Nguyễn phân tranh, Tây Nam là của Thuỷ chân lạp, Bà Rịa là nước Ba-lị xưa...

Miền Nam là vùng đất mới, ko có tôn giáo nội sinh (ngoại trừ Tứ Ân hiếu nghĩa, PGHH...), tín ngưỡng hầu hết là mang từ Trung bộ vào.

Với trên 300 năm vật hoán tinh di, tiếng Nam bộ còn ko giữ được bao nhiêu thì lấy đâu ra cái đình đám hội hè. Hơn nữa “cơ chế” trong Nam nó khác, muốn cũng ko đc. Nhưng nếu bưng một lễ hội ngoài Bắc vào Nam, thì dân Nam cũng ko mặn mà, bởi vì miền đất này mà “trồng cây” phương Bắc ko ra trái đc! 

Đất phương Nam này mà múa mâm vàng cúng ra lão là police ập vào ngay.

Thôi thì nó vậy, chứ biết sao giờ!