Nuôi dạy con như thế nào để con cái có lòng biết ơn?

  1. Tâm lý học

Sáng nay mình đọc được bài này, lên án bố mẹ nuông chiều con cái có thể tạo ra những con người ích kỷ và không biết ơn.

Quan điểm của bạn về việc nuôi dạy con cái nên như thế nào để con cái lớn lên biết biết ơn người khác.

Từ khóa: 

nuôi dạy con

,

lòng biết ơn

,

tâm lý học

1. Chia sẻ câu chuyện của bạn
Một trong những cách tốt nhất để nâng cao lòng biết ơn ở trẻ là cha mẹ phải làm mẫu cho con. Bạn hãy cố gắng nói chuyện thường xuyên về những gì bạn biết ơn và giải thích lý do.
Hãy biến những câu chuyện đó trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể yêu cầu mọi thành viên trong gia đình chia sẻ về những điều cảm thấy biết ơn trong ngày và thể hiện lòng biết ơn. Hoạt động này diễn ra sẽ tạo thói quen tốt cho trẻ.

2. Tình nguyện

Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bằng cách này hay cách khác. Việc giúp đỡ nhắc nhở mỗi đứa trẻ và chính bạn phải biết ơn những gì đang có.
Ví dụ, các em nhỏ có thể vẽ tranh cho bệnh viện nhi, chọn quà tặng ngày lễ cho trẻ có nhu cầu, làm tình nguyện viên ở viện dưỡng lão... Việc cố gắng tham gia hoạt động tình nguyện, dù là rất nhỏ, sẽ trở thành truyền thống để nuôi dưỡng lòng biết ơn.

3. Tham gia làm việc nhà
Bạn hãy giúp con nhận thức những nỗ lực người khác đã trải qua vì điều đó khiến chúng tỏ ra biết ơn hơn. Một trong những cách để thực hiện là cho con tham gia vào các nhiệm vụ trong gia đình.
Ví dụ, nếu cảm thấy con vô ơn trước những bữa ăn bạn nấu, hãy cho con tham gia vào quá trình này để chúng hiểu thức ăn không xuất hiện một cách tự nhiên trên đĩa. Có thể con không thích ăn những thứ bạn nấu nhưng sẽ bắt đầu đánh giá cao nỗ lực của bạn.

4. Hãy để con kiếm một chút tiền

Trẻ có thể khó hiểu việc không thể có mọi thứ chúng muốn trong cửa hàng đồ chơi. Tiền là khái niệm tương đối trừu tượng và nếu chưa bao giờ trả tiền cho một thứ gì đó, trẻ có thể không hiểu tại sao bạn lại từ chối.
Lần tới, khi con thực sự muốn có món đồ chơi mới, hãy giúp chúng suy nghĩ cách kiếm tiền và tự mua. Ví dụ, con cần tiết kiệm tiền trợ cấp, làm thêm việc vặt ở nhà hoặc bán đồ chơi cũ. Con sẽ thấy thời gian và công sức bỏ ra để có món đồ chơi mới, từ đó gìn giữ đồ chơi tốt hơn và cảm thấy biết ơn vì bố mẹ từng mua cho nhiều món đồ.

5. Cho con trải nghiệm
Có quá nhiều thứ có thể cản trở sự phát triển lòng biết ơn của trẻ. Nếu có hàng trăm đồ chơi, trẻ sẽ dần không có ấn tượng với bất kỳ món nào và không còn nhớ được tặng món đồ đó trong hoàn cảnh nào.
Hãy thử thay thế một số quà tặng vật chất bằng những trải nghiệm thực tế, như đi chơi sở thú hoặc một món quà đặc biệt trong ngày "hẹn hò" với mẹ ở công viên. Trải nghiệm giúp kết nối mọi người với nhau và giúp con nhớ lâu hơn.
6. Lập danh sách việc cần làm để thể hiện sự biết ơn
Hãy yêu cầu con lập danh sách điều biết ơn và giúp con bắt đầu bày tỏ tấm lòng. Ví dụ, bạn có thể hướng dẫn con viết một tấm thiệp hay lời tri ân.
7. Tặng một lọ "biết ơn"
Bạn có thể chuẩn bị một chiếc bình để mọi người trong nhà viết ra những điều biết ơn và đặt chúng vào bình đó. Bạn hãy thường xuyên nhắc nhở con ghi chép các câu chuyện lên giấy để thả vào bình.

Nếu con chưa hiểu, hãy cho chúng xem một câu chuyện của bạn. Chẳng hạn, "Con rất biết ơn vì bà đã trồng hoa và mang tới cho gia đình. Con cảm thấy hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy chúng". Từ đó, con bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những câu chuyện tương tự.

Hàng tuần, cả nhà sẽ tổ chức một buổi ngồi lại với nhau để cùng đọc những mẩu giấy. Việc làm này khiến trẻ có ý thức hơn về lòng biết ơn.
8. Nói "cảm ơn" một cách chân thành
Đôi khi bạn dạy con nói "cảm ơn" chỉ để tỏ ra chúng là đứa trẻ ngoan và phần nhiều mang tính chất xã giao. Hãy trở thành tấm gương để dạy con nói "cảm ơn" một cách chân thành và ý nghĩa.
Ví dụ, khi nhận được giúp đỡ của con, bạn nói "Cảm ơn con đã giúp em gái mặc áo khoác. Tay mẹ đang cầm đầy đồ và con thực sự là người trợ giúp đắc lực của mẹ".

Lời cảm ơn với lý do cụ thể sẽ đủ chân thành và tỏ rõ lòng biết ơn. Nói những lời như vậy hàng ngày với mọi người xung quanh đồng nghĩa với việc bạn đang dạy con biết ơn đúng cách.

Trả lời

1. Chia sẻ câu chuyện của bạn
Một trong những cách tốt nhất để nâng cao lòng biết ơn ở trẻ là cha mẹ phải làm mẫu cho con. Bạn hãy cố gắng nói chuyện thường xuyên về những gì bạn biết ơn và giải thích lý do.
Hãy biến những câu chuyện đó trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể yêu cầu mọi thành viên trong gia đình chia sẻ về những điều cảm thấy biết ơn trong ngày và thể hiện lòng biết ơn. Hoạt động này diễn ra sẽ tạo thói quen tốt cho trẻ.

2. Tình nguyện

Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bằng cách này hay cách khác. Việc giúp đỡ nhắc nhở mỗi đứa trẻ và chính bạn phải biết ơn những gì đang có.
Ví dụ, các em nhỏ có thể vẽ tranh cho bệnh viện nhi, chọn quà tặng ngày lễ cho trẻ có nhu cầu, làm tình nguyện viên ở viện dưỡng lão... Việc cố gắng tham gia hoạt động tình nguyện, dù là rất nhỏ, sẽ trở thành truyền thống để nuôi dưỡng lòng biết ơn.

3. Tham gia làm việc nhà
Bạn hãy giúp con nhận thức những nỗ lực người khác đã trải qua vì điều đó khiến chúng tỏ ra biết ơn hơn. Một trong những cách để thực hiện là cho con tham gia vào các nhiệm vụ trong gia đình.
Ví dụ, nếu cảm thấy con vô ơn trước những bữa ăn bạn nấu, hãy cho con tham gia vào quá trình này để chúng hiểu thức ăn không xuất hiện một cách tự nhiên trên đĩa. Có thể con không thích ăn những thứ bạn nấu nhưng sẽ bắt đầu đánh giá cao nỗ lực của bạn.

4. Hãy để con kiếm một chút tiền

Trẻ có thể khó hiểu việc không thể có mọi thứ chúng muốn trong cửa hàng đồ chơi. Tiền là khái niệm tương đối trừu tượng và nếu chưa bao giờ trả tiền cho một thứ gì đó, trẻ có thể không hiểu tại sao bạn lại từ chối.
Lần tới, khi con thực sự muốn có món đồ chơi mới, hãy giúp chúng suy nghĩ cách kiếm tiền và tự mua. Ví dụ, con cần tiết kiệm tiền trợ cấp, làm thêm việc vặt ở nhà hoặc bán đồ chơi cũ. Con sẽ thấy thời gian và công sức bỏ ra để có món đồ chơi mới, từ đó gìn giữ đồ chơi tốt hơn và cảm thấy biết ơn vì bố mẹ từng mua cho nhiều món đồ.

5. Cho con trải nghiệm
Có quá nhiều thứ có thể cản trở sự phát triển lòng biết ơn của trẻ. Nếu có hàng trăm đồ chơi, trẻ sẽ dần không có ấn tượng với bất kỳ món nào và không còn nhớ được tặng món đồ đó trong hoàn cảnh nào.
Hãy thử thay thế một số quà tặng vật chất bằng những trải nghiệm thực tế, như đi chơi sở thú hoặc một món quà đặc biệt trong ngày "hẹn hò" với mẹ ở công viên. Trải nghiệm giúp kết nối mọi người với nhau và giúp con nhớ lâu hơn.
6. Lập danh sách việc cần làm để thể hiện sự biết ơn
Hãy yêu cầu con lập danh sách điều biết ơn và giúp con bắt đầu bày tỏ tấm lòng. Ví dụ, bạn có thể hướng dẫn con viết một tấm thiệp hay lời tri ân.
7. Tặng một lọ "biết ơn"
Bạn có thể chuẩn bị một chiếc bình để mọi người trong nhà viết ra những điều biết ơn và đặt chúng vào bình đó. Bạn hãy thường xuyên nhắc nhở con ghi chép các câu chuyện lên giấy để thả vào bình.

Nếu con chưa hiểu, hãy cho chúng xem một câu chuyện của bạn. Chẳng hạn, "Con rất biết ơn vì bà đã trồng hoa và mang tới cho gia đình. Con cảm thấy hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy chúng". Từ đó, con bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những câu chuyện tương tự.

Hàng tuần, cả nhà sẽ tổ chức một buổi ngồi lại với nhau để cùng đọc những mẩu giấy. Việc làm này khiến trẻ có ý thức hơn về lòng biết ơn.
8. Nói "cảm ơn" một cách chân thành
Đôi khi bạn dạy con nói "cảm ơn" chỉ để tỏ ra chúng là đứa trẻ ngoan và phần nhiều mang tính chất xã giao. Hãy trở thành tấm gương để dạy con nói "cảm ơn" một cách chân thành và ý nghĩa.
Ví dụ, khi nhận được giúp đỡ của con, bạn nói "Cảm ơn con đã giúp em gái mặc áo khoác. Tay mẹ đang cầm đầy đồ và con thực sự là người trợ giúp đắc lực của mẹ".

Lời cảm ơn với lý do cụ thể sẽ đủ chân thành và tỏ rõ lòng biết ơn. Nói những lời như vậy hàng ngày với mọi người xung quanh đồng nghĩa với việc bạn đang dạy con biết ơn đúng cách.

Nếu bạn nghĩ rằng trên đời có tồn tại công thức "nuôi dạy con sao cho biết ơn người khác" trên đời thì điều đó hoàn toàn sai lầm. Môi trường phát triển khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, thế giới quan khác nhau, tính cách trẻ khác nhau.... không thể nào có thể đúc kết được công thức đúng chuẩn.

Nuôi dạy tuy chỉ có hai từ nhưng thực tế là cả quá trình đồng hành cùng con, quan sát theo dõi con, quan tâm con từ lúc lọt lòng cho đến bao lâu mình cũng không biết nữa. "Con hư tại cha/mẹ", mình muốn nói rõ hơn trong câu này: Con (có thể) hư do hành động của cha/mẹ. Trẻ em không biết nói dối. Vì không biết nói dối, trẻ em sẽ có phản ứng hay hành động y chang những người cha người mẹ đã làm. 

Cách đơn giản mà cũng có thể khó khăn: Luôn đồng hành cùng con và giải thích/ phản ứng với con ngay khi con có hành động cho là không đúng. 

Một chút chia sẻ của mình. Mong mọi người góp ý. ^^

Quan điểm của mình cho con đọc sách từ nhỏ

Tất cả điều nằm ở kiến thức và hiểu biết của con người. 1 ng có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều sẽ tự thấy mình thật nhỏ bé từ đó, ko chỉ biết ơn, biết gia ơn, biết vui, biết buồn,... Nói chung là biết nhiều thứ. Dạy con làm ng tốt chứ đừng chỉ dạy biết ơn mà thôi.

Mình cũng đang rất quan tâm chủ đề này. Đợt này cũng trăn trở cho câu hỏi về lòng biết ơn, cho cả người lớn, lẫn trẻ em.