Nữ sinh có Áo dài, tại sao Nam sinh thì không?

  1. Văn hóa

Mình mới tình cờ xem được một hình ảnh về chiếc áo dài cách tân dành cho nam sinh rất đẹp trên fanpage

Marlboroshi
.

Thực ra thì kiểu áo dài này cũng không phải là hiếm, đặc biệt xuất hiện nhiều trong các chương trình văn nghệ, trong những dịp ăn hỏi truyền thống,... Tuy nhiên, việc đưa vào sử dụng thường xuyên trong các buổi chào cờ, hay dịp khai giảng... tại trường học thì hình như chưa thấy ở đâu cả.

Mình thì vẫn nghĩ đây là một ý tưởng rất hay, trang phục áo dài dành cho nam sinh phải nói là quá đẹp, mà mặc lại không cần cầu kỳ và bị nóng nực như áo dài nữ.

Xưa nay các bạn nữ đã có những thứ như áo dài mang đầy tính bản sắc dân tộc rồi, tại sao các bạn nam lại chưa? Mọi người nghĩ thế nào về việc đưa ý tưởng này vào áp dụng rộng rãi tại các trường học ở VN?

Từ khóa: 

áo dài

,

truyền thống

,

văn hóa

Đối với nữ sinh, việc mặc áo dài đã trở thành thân thuộc nhưng đối với nam sinh thì không. Bởi vì việc nam sinh mặc áo dài chỉ xuất hiện ở những dịp lễ cưới hỏi chứ chưa từng có trải nghiệm mặc áo dài trước đó. Đồng thời việc học sinh bắt áo dài đồng bộ từ nam lẫn nữ sẽ thể hiện được tính bình đẳng ở hai giới rằng tại sao nữ sinh mặc áo dài đến trường trong khi nam sinh thì lại mặc đồ tây. Đề tà mặc áo dài ở nam sinh được đặt lên bàn cân và xảy ra nhiều mâu thuẫn cũng như ý kiến trái chiều từ bộ phận học sinh sinh viên. 
Lý do chủ yếu vì do thời tiết điển hình như trời nắng nóng dễ đổ mồ hồi và nam sinh thì thường hay thích hoạt động lành mạnh như chơi thể thao bất chấp là trang phục là gì nên dễ làm bẩn hoặc làm hỏng áo dài. Hơn thế nữa là chi phí tốn kém. Đầu tư cho một chiếc áo dài cũng phải chi một khoản phí để chọn chất liệu và tiền gia công để có được chiếc áo dài trọn vẹn. Nhưng không chỉ may một chiếc mà phải may thêm vài bộ để dự phòng khi áo dài cũ có hư hỏng, và với truyền thống người Việt Nam thì mỗi lần bước sang một năm mới thì phải đổi mới mọi thứ nên việc thay áo dài hằng năm là chuyện bình thường vì chẳng ai muốn mặc duy nhất một chiếc áo dài xuyên suốt từ năm nay đến năm khác
 Việc phổ biến của đồ tây là quá lớn và khiến cho việc mặc áo dài ở học sinh là quá khó. Màu sắc trang phục không đồng đều. Nữ sinh thì màu trắng thuần khiết tinh khôi. Nhưng nam sinh thì sẽ chọn màu như thế nào mới phù hợp? Màu sắc vốn phải đồng nhất giữa các trường thì mới tôn lên được vẻ đẹp.
Nhưng có phải những ý kiến này quá ích kỷ khi nữ sinh vẫn mặc trang phục này đến trường? Vậy thì tại sao nam sinh lại không mặc được? Chúng ta nên suy xét rằng việc mặc áo dài không như chúng ta được nghe hay quá bất tiện như chúng ta nghĩ. Các bạn thường nghe những người khác nói rằng việc mặc áo dài là rất bất tiện và hàng ngàn lý do cho điều đó. Nhưng thực tế cá bạn chưa từng mặc thử nó đi học thì không thể hoàn toàn khẳng định áo dài là bất tiện. Bước đầu các bạn có thể không quen hoặc hơi ngại nhưng dần thì cũng sẽ quen. Mặc áo dài vào ngày thứ hai đầu tuần cũng là điều khá thú vị và làm tôn lên vẻ đẹp trang phục truyền thống của nước ta. Các bạn chỉ mặc duy nhất ào buổi thứ hai chào cờ chứ không phải ngày nào cũng phải mặc nó đến trường.Vậy tại sao nữ sinh vẫn mặc trang phục áo dài đi học trong khi nam sinh lại không? Có nhiều trường trung cấp cho nữ sinh mặc áo dài hằng ngày đến trường chứ không phải là đồ tây như các bạn mặc đến trường.
Đồng ý rằng áo dài khá nóng vào những ngày thời tiết oi bức và khá bất tiện vào những ngày mưa nhưng các bạn nam sinh có tưởng tượng được khung cảnh nữ sinh mặc áo dài vào những thời tiết đó như thế nào không? Chưa kể là nữ sinh có nhiều bất tiện hơn, đặc biệt là những ngày đèn đỏ lại càng bất tiện hơn. Với nam sinh, chúng ta có thể điều chỉnh chất liệu vải sao cho phủ hợp với hoàn cảnh và thời tiết. Thật sự những điều chúng ta lo lắng về việc nam sinh không thể mặc áo dài là quá phóng đại khiến nó trở thành điều bất khả thi. Chỉ duy nhất một ngày thứ hai và các sự kiện đặc biệt nhưng chúng ta lại đưa ra quá nhiều lý do cho nó. Vậy chúng ta né tránh, bỏ mặc truyền thống, khước từ áo dài chỉ vì nó bất tiện? Từ thời xa xưa, các nam sinh và sĩ tử đều mặc áo dài truyền thống đi đến trường. Các bạn nam không thể trải nghiệm được cảm giác mặc áo dài như thế nào thì các bạn đang sống quá an toàn. Chính vì như thế mà chúng ta không thể thoát khỏi những cái quy chuẩn cố định để trải nghiệm thứ gì khác lạ và mới mẻ hơn.
Chúng ta chỉ thấy trên những trang ảnh truyền thông đều là hình ảnh nữ sinh mặc áo dài, còn nam thì đặc biệt ít ỏi. Văn hóa hay phong tục đều là những thứ nhỏ nhặt nhất của cuộc sống thường ngày. Một người không thể làm nên sự khác biệt, nhưng đây chúng ta có hẳn cả một trường học, thậm chí là nhiều trường học. Áo dài tạo nên sự quy củ nề nếp cho học sinh khi đến trường và tạo nên một hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tếChúng ta hoàn toàn tin là điều này có thể khiến cho rất rất nhiều những người trên thế giới biết thêm về văn hóa Việt Nam ta. Chúng ta mất bao nhiêu tiền để quảng bá du lịch, vậy tại sao không bắt đầu từ hành động nhỏ này? 
Chúng ta có thể kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cho chiếc áo dài nam sinh nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của áo dài. Các bạn nam sinh có thể mặc áo dài, đi giày thể thao thì nó không có gì là thảm họa mà ngược lại, điều đó làm cho các bạn trở nên cá tính và năng động hơn. Thêm vào đó là hiện nay, một số áo dài nam cũng đã cải cách một chút về chất liệu nên các bạn cũng không phải lo sợ việc bất tiện gì cả. Nhiều học sinh ở nhiều trường cấp ba và cả sinh viên cũng đồng thời hưởng ứng tích cực phong trào này. Những bức hình nam sinh mặc áo dài đăng lên trên mạng xã hội được rất nhiều lượt thích và chia sẻ từ mọi người. Có những bức tranh lấy cảm hứng từ việc nam sinh mặc áo dài được các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình và ủng hộ cho phong trào này. Đây chính là dấu hiệu đáng mừng vì giới trẻ hưởng ứng nhiệt liệt những nét truyền thống như thế này. Áo dài không chỉ tượng trưng cho truyền thống mà còn khai phá nét cá tính. Nếu nữ sinh mặc áo dài thể hiện được sự dịu dàng đằm thắm trong sáng thuần khiết thì việc mặc áo dài ở nam sinh lại khiến họ trở nên thư sinh nhưng không kém phần cá tính. Có thể nét truyền thống pha lẫn với sự hiện đại sẽ gây khó chịu hoặc căm ghét nhưng chúng ta có thể tạo ra những giá trị cốt lõi và giữ gìn một phần truyền thống thay vì bác bỏ nó. Với thế hệ trẻ ngày nay, việc tiếp cận những thứ hiện đại hóa thì nhanh nhưng còn truyền thống thì có thể một phần hoặc không. Vậy tại sao chúng ta không làm cho áo dài vừa có được nét truyền thống mà vừa hợp với thời đại ngày nay?
Áo dài là một kỉ niệm thiêng liêng để bất cứ ai sau khi rời xa mái trường đều mong muốn một lần được quay trở lại, sống lại những giây phút cùng bạn bè, thầy cô. Áo dài trắng mang một nét đẹp duyên dáng, dịu dàng mà không trang phục nào có được. Mặc áo dài khiến cho nữ sinh trở nên thon thả, thướt tha, nhớ mãi không quên. Không chỉ là biểu tượng của nữ sinh, áo dài còn là biểu tượng của phụ nữ Việt. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều sự biến đổi nhưng áo dài chưa bao giờ mất đi, luôn tồn tại và chứa đựng tâm hồn Việt. Hình ảnh những cô gái chàng trai Việt Nam mặc áo dài đứng cạnh nhau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn chứ không cần chờ đến những dịp trọng đại như cưới hỏi hay lễ lộc. Và càng hy vọng hơn là hình ảnh này sẽ được thấy nhiều hơn vào mỗi sáng thứ hai chào cờ ở các trường cấp ba cũng như đại học nếu có thể.
Trả lời
Đối với nữ sinh, việc mặc áo dài đã trở thành thân thuộc nhưng đối với nam sinh thì không. Bởi vì việc nam sinh mặc áo dài chỉ xuất hiện ở những dịp lễ cưới hỏi chứ chưa từng có trải nghiệm mặc áo dài trước đó. Đồng thời việc học sinh bắt áo dài đồng bộ từ nam lẫn nữ sẽ thể hiện được tính bình đẳng ở hai giới rằng tại sao nữ sinh mặc áo dài đến trường trong khi nam sinh thì lại mặc đồ tây. Đề tà mặc áo dài ở nam sinh được đặt lên bàn cân và xảy ra nhiều mâu thuẫn cũng như ý kiến trái chiều từ bộ phận học sinh sinh viên. 
Lý do chủ yếu vì do thời tiết điển hình như trời nắng nóng dễ đổ mồ hồi và nam sinh thì thường hay thích hoạt động lành mạnh như chơi thể thao bất chấp là trang phục là gì nên dễ làm bẩn hoặc làm hỏng áo dài. Hơn thế nữa là chi phí tốn kém. Đầu tư cho một chiếc áo dài cũng phải chi một khoản phí để chọn chất liệu và tiền gia công để có được chiếc áo dài trọn vẹn. Nhưng không chỉ may một chiếc mà phải may thêm vài bộ để dự phòng khi áo dài cũ có hư hỏng, và với truyền thống người Việt Nam thì mỗi lần bước sang một năm mới thì phải đổi mới mọi thứ nên việc thay áo dài hằng năm là chuyện bình thường vì chẳng ai muốn mặc duy nhất một chiếc áo dài xuyên suốt từ năm nay đến năm khác
 Việc phổ biến của đồ tây là quá lớn và khiến cho việc mặc áo dài ở học sinh là quá khó. Màu sắc trang phục không đồng đều. Nữ sinh thì màu trắng thuần khiết tinh khôi. Nhưng nam sinh thì sẽ chọn màu như thế nào mới phù hợp? Màu sắc vốn phải đồng nhất giữa các trường thì mới tôn lên được vẻ đẹp.
Nhưng có phải những ý kiến này quá ích kỷ khi nữ sinh vẫn mặc trang phục này đến trường? Vậy thì tại sao nam sinh lại không mặc được? Chúng ta nên suy xét rằng việc mặc áo dài không như chúng ta được nghe hay quá bất tiện như chúng ta nghĩ. Các bạn thường nghe những người khác nói rằng việc mặc áo dài là rất bất tiện và hàng ngàn lý do cho điều đó. Nhưng thực tế cá bạn chưa từng mặc thử nó đi học thì không thể hoàn toàn khẳng định áo dài là bất tiện. Bước đầu các bạn có thể không quen hoặc hơi ngại nhưng dần thì cũng sẽ quen. Mặc áo dài vào ngày thứ hai đầu tuần cũng là điều khá thú vị và làm tôn lên vẻ đẹp trang phục truyền thống của nước ta. Các bạn chỉ mặc duy nhất ào buổi thứ hai chào cờ chứ không phải ngày nào cũng phải mặc nó đến trường.Vậy tại sao nữ sinh vẫn mặc trang phục áo dài đi học trong khi nam sinh lại không? Có nhiều trường trung cấp cho nữ sinh mặc áo dài hằng ngày đến trường chứ không phải là đồ tây như các bạn mặc đến trường.
Đồng ý rằng áo dài khá nóng vào những ngày thời tiết oi bức và khá bất tiện vào những ngày mưa nhưng các bạn nam sinh có tưởng tượng được khung cảnh nữ sinh mặc áo dài vào những thời tiết đó như thế nào không? Chưa kể là nữ sinh có nhiều bất tiện hơn, đặc biệt là những ngày đèn đỏ lại càng bất tiện hơn. Với nam sinh, chúng ta có thể điều chỉnh chất liệu vải sao cho phủ hợp với hoàn cảnh và thời tiết. Thật sự những điều chúng ta lo lắng về việc nam sinh không thể mặc áo dài là quá phóng đại khiến nó trở thành điều bất khả thi. Chỉ duy nhất một ngày thứ hai và các sự kiện đặc biệt nhưng chúng ta lại đưa ra quá nhiều lý do cho nó. Vậy chúng ta né tránh, bỏ mặc truyền thống, khước từ áo dài chỉ vì nó bất tiện? Từ thời xa xưa, các nam sinh và sĩ tử đều mặc áo dài truyền thống đi đến trường. Các bạn nam không thể trải nghiệm được cảm giác mặc áo dài như thế nào thì các bạn đang sống quá an toàn. Chính vì như thế mà chúng ta không thể thoát khỏi những cái quy chuẩn cố định để trải nghiệm thứ gì khác lạ và mới mẻ hơn.
Chúng ta chỉ thấy trên những trang ảnh truyền thông đều là hình ảnh nữ sinh mặc áo dài, còn nam thì đặc biệt ít ỏi. Văn hóa hay phong tục đều là những thứ nhỏ nhặt nhất của cuộc sống thường ngày. Một người không thể làm nên sự khác biệt, nhưng đây chúng ta có hẳn cả một trường học, thậm chí là nhiều trường học. Áo dài tạo nên sự quy củ nề nếp cho học sinh khi đến trường và tạo nên một hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tếChúng ta hoàn toàn tin là điều này có thể khiến cho rất rất nhiều những người trên thế giới biết thêm về văn hóa Việt Nam ta. Chúng ta mất bao nhiêu tiền để quảng bá du lịch, vậy tại sao không bắt đầu từ hành động nhỏ này? 
Chúng ta có thể kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cho chiếc áo dài nam sinh nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của áo dài. Các bạn nam sinh có thể mặc áo dài, đi giày thể thao thì nó không có gì là thảm họa mà ngược lại, điều đó làm cho các bạn trở nên cá tính và năng động hơn. Thêm vào đó là hiện nay, một số áo dài nam cũng đã cải cách một chút về chất liệu nên các bạn cũng không phải lo sợ việc bất tiện gì cả. Nhiều học sinh ở nhiều trường cấp ba và cả sinh viên cũng đồng thời hưởng ứng tích cực phong trào này. Những bức hình nam sinh mặc áo dài đăng lên trên mạng xã hội được rất nhiều lượt thích và chia sẻ từ mọi người. Có những bức tranh lấy cảm hứng từ việc nam sinh mặc áo dài được các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình và ủng hộ cho phong trào này. Đây chính là dấu hiệu đáng mừng vì giới trẻ hưởng ứng nhiệt liệt những nét truyền thống như thế này. Áo dài không chỉ tượng trưng cho truyền thống mà còn khai phá nét cá tính. Nếu nữ sinh mặc áo dài thể hiện được sự dịu dàng đằm thắm trong sáng thuần khiết thì việc mặc áo dài ở nam sinh lại khiến họ trở nên thư sinh nhưng không kém phần cá tính. Có thể nét truyền thống pha lẫn với sự hiện đại sẽ gây khó chịu hoặc căm ghét nhưng chúng ta có thể tạo ra những giá trị cốt lõi và giữ gìn một phần truyền thống thay vì bác bỏ nó. Với thế hệ trẻ ngày nay, việc tiếp cận những thứ hiện đại hóa thì nhanh nhưng còn truyền thống thì có thể một phần hoặc không. Vậy tại sao chúng ta không làm cho áo dài vừa có được nét truyền thống mà vừa hợp với thời đại ngày nay?
Áo dài là một kỉ niệm thiêng liêng để bất cứ ai sau khi rời xa mái trường đều mong muốn một lần được quay trở lại, sống lại những giây phút cùng bạn bè, thầy cô. Áo dài trắng mang một nét đẹp duyên dáng, dịu dàng mà không trang phục nào có được. Mặc áo dài khiến cho nữ sinh trở nên thon thả, thướt tha, nhớ mãi không quên. Không chỉ là biểu tượng của nữ sinh, áo dài còn là biểu tượng của phụ nữ Việt. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều sự biến đổi nhưng áo dài chưa bao giờ mất đi, luôn tồn tại và chứa đựng tâm hồn Việt. Hình ảnh những cô gái chàng trai Việt Nam mặc áo dài đứng cạnh nhau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn chứ không cần chờ đến những dịp trọng đại như cưới hỏi hay lễ lộc. Và càng hy vọng hơn là hình ảnh này sẽ được thấy nhiều hơn vào mỗi sáng thứ hai chào cờ ở các trường cấp ba cũng như đại học nếu có thể.
Mình nghĩ trang phục truyền thống là tốt, vì nó tạo bản sắc riêng.
Tuy nhiên có thể khuyến khích chứ không nên đưa vào quy định. Hồi cấp 3, trường mình học có quy định mặc đặc biệt vào thứ 2, tuy chỉ đơn giản là mặc quần trắng, nhưng nó cũng khiến cuộc sống có thêm vài điều phức tạp.

Nhìn thì đẹp nhưng mềnh thấy nó có chút bất tiện. Chị em yểu điệu thục nữ thì ko sao, chứ ae nghịch như quỷ, chạy nhảy leo trèo khắp nơi, có thêm 2 cái tà trước sau khá là vướng. Bụi bẩn, quệt khắp nơi, chưa kể dẫm vào ngã sấp mặt. Ngoài ra thì còn nguy cơ cuốn vào bánh xe đạp nữa, bảo ae xách tà áo lên đạp như chị em nghe có vẻ khó =)).

Mà ko hiểu sao nhìn cái ảnh kia mình lại liên tưởng đến Tàu phảy phảy :v.