"Nữ giới có thật sự thượng đẳng" như một số người nói. Mọi người có suy nghĩ như thế nào ạ?
Câu chuyện đang được cộng đồng MHX bàn tán về việc "chồng rửa bát hay vợ rửa chén". Họ cho rằng công việc rửa chén bát của của nữ giới. Họ còn cho rằng nữ giới hiện nay vượt quá với sự bình đẳng giới.
tâm sự cuộc sống
,xã hội
Mình không biết mọi người đã hiểu rõ bản chất của bình đẳng giới chưa nữa. Bản thân mình cũng không dám tự nhận là mình hiểu 100% nhưng theo mình chẳng có công việc rửa chén bát nào là của nữ giới cả. “Bình đẳng” thuộc về nhân quyền, còn xét về giới tính nam-nữ thì phải dùng từ “Công bằng”
- Bình đẳng: dù là nam hay nữ gì thì xuất phát điểm cũng là con người. Vd: trong công việc, nếu hiệu suất làm việc như nhau thì được trả lương như nhau
- Công bằng: đặc điểm khi sinh ra thì cơ thể, thể trạng nam và nữ sẽ khác nhau. Vd: trong thể thao, nam khoẻ hơn chạy 3 vòng, nữ chạy không khoẻ bằng nên chạy 2 vòng
Mình cũng chưa đọc được tranh luận của mọi người về vấn đề rửa chén bát bạn đang đề cập tới nên cũng không thể đưa ra đánh giá nào cả. Nhưng bây giờ, nhiều người đang có lầm tưởng về bình đẳng giới, về phong trào nữ quyền, dẫn đến nhiều người bị cái gọi là tính nữ độc hại, và những người có tính nữ độc hại đấy đang áp đặt cho điều đấy là đúng vì họ hiểu lầm những việc họ làm là nữ quyền. Nữ quyền không chỉ là đòi quyền lợi cho phái nữ mà nó đòi quyền lợi bình đẳng cho cả nam và nữ. Kiểu như con trai k bắt buộc phải mạnh mẽ, phải kìm nén cảm xúc và con gái k bắt buộc phải làm tất cả việc nhà. Có lẽ là một vài người hiểu sai hoặc chưa đủ về nữ quyền nên cho bạn 1 ấn tượng không tốt về nữ quyền. Nhưng mình hi vọng bạn sau này có thời gian có thể tìm hiểu về nó.
Hán Phương Anh
Mình không biết mọi người đã hiểu rõ bản chất của bình đẳng giới chưa nữa. Bản thân mình cũng không dám tự nhận là mình hiểu 100% nhưng theo mình chẳng có công việc rửa chén bát nào là của nữ giới cả. “Bình đẳng” thuộc về nhân quyền, còn xét về giới tính nam-nữ thì phải dùng từ “Công bằng”
- Bình đẳng: dù là nam hay nữ gì thì xuất phát điểm cũng là con người. Vd: trong công việc, nếu hiệu suất làm việc như nhau thì được trả lương như nhau
- Công bằng: đặc điểm khi sinh ra thì cơ thể, thể trạng nam và nữ sẽ khác nhau. Vd: trong thể thao, nam khoẻ hơn chạy 3 vòng, nữ chạy không khoẻ bằng nên chạy 2 vòng
Mình cũng chưa đọc được tranh luận của mọi người về vấn đề rửa chén bát bạn đang đề cập tới nên cũng không thể đưa ra đánh giá nào cả. Nhưng bây giờ, nhiều người đang có lầm tưởng về bình đẳng giới, về phong trào nữ quyền, dẫn đến nhiều người bị cái gọi là tính nữ độc hại, và những người có tính nữ độc hại đấy đang áp đặt cho điều đấy là đúng vì họ hiểu lầm những việc họ làm là nữ quyền. Nữ quyền không chỉ là đòi quyền lợi cho phái nữ mà nó đòi quyền lợi bình đẳng cho cả nam và nữ. Kiểu như con trai k bắt buộc phải mạnh mẽ, phải kìm nén cảm xúc và con gái k bắt buộc phải làm tất cả việc nhà. Có lẽ là một vài người hiểu sai hoặc chưa đủ về nữ quyền nên cho bạn 1 ấn tượng không tốt về nữ quyền. Nhưng mình hi vọng bạn sau này có thời gian có thể tìm hiểu về nó.
Đinh Chương
Ai cũng có quyền đấu tranh cả, cớ sao móc mỉa nhau làm gì, nam nữ cũng là con người đấu tranh vì quyền con người thôi
Việt Cường
Bản thân mình cực kỳ phản đối việc áp đặt khuôn mẫu lên bất kỳ ai. Nó không khác gì lấy đi tự do của một người. Những người thích dùng tiêu chuẩn lên người khác, nên xem lại bản thân có phải cũng trải qua những lần bị áp đặt, phải sống theo định kiến, phải hành động trái ý muốn không. Đặt mình vào vị trí người khác được thì hãy mạnh mồm