Nón lá được làm như thế nào và vùng đất nào nổi tiếng về làm nón ở Việt Nam?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

nón lá

,

văn hóa

-Trên đất nước Việt Nam chúng ta hầu như ở địa phương nào cũng có nghề làm nón. Những chiếc nón được sản xuất ra với mục đích đội đầu che nắng che mưa, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong cách sản xuất. Nhưng có thể nói Huế là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.

-Về miền Tây ta có thể nhắc tới Làng nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A xuất hiện khoảng trên 70 năm nhưng không ai biết chính xác xuất hiện từ năm nào và ai là người sáng lập. Nguyên liệu chính để làm nên sản phẩm là lá mật cật và cây trúc, lá mật cật mọc rất nhiều ở Phú Quốc, Cà Mau, Tây Ninh...

***Sơ lược về nghề làm nón ở Cần Thơ:

''Để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ làm mô (khung), chuốt vành, đan lá, chằm nón…tất cả đều cần sự khéo léo và tỉ mỉ. Vật liệu để làm ra chiếc nón lá gồm: kim may tay số 10, chỉ màu, dây gân số 04, giấy báo dùng để lót nón, nan (được làm từ trúc) và lá mật cật. Ban đầu nón lá Cần Thơ được làm với khuôn 15 vành. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nón lá miền trung nên về sau thay đổi làm 16 vành như hiện nay. Đầu tiên, người thợ sẽ kiềng vành lên khuôn (mô) nón trước rồi tiến hành lợp lá sao cho hai lớp đều nhau. Bước kế tiếp là xoay lá trên khuôn, công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới xoay lá đều, đẹp; đầu tiên là xoay lớp lá bên trong trước, rồi đến lớp giấy báo, cuối cùng là xoay lớp lá bên ngoài.
Đặc biệt, chỉ may được lựa chọn tỉ mỉ trên cơ sở bền, mảnh và trong. Nón lá sau khi được hoàn thành sẽ được quét một lớp dầu bóng pha với xăng nhằm chống thấm nước, tăng độ bóng, độ bền cho sản phẩm. Tùy theo khoảng cách của từng mũi kim mà người ta phân biệt ra nón thưa và nón dày. Sau khi xoay đầu nón xong, người thợ sẽ dùng một cái vành, chụp lên bên ngoài khuôn nón để giữ cho lá nằm cố định, giúp người thợ chằm được dễ dàng. Tiếp đến là thao tác chằm nón, công đoạn này tương đối dễ so với các công đoạn khác khi làm nón. Chỉ cần mũi kim đều, khoảng cách giữa các mũi kim vừa phải, không xa quá là đã đạt yêu cầu. Cuối cùng là nức vành, đây là công đoạn khá quan trọng, người thợ sẽ vót 01 cọng nan có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Bên cạnh đó, người thợ còn có thể trang trí bên trong hoặc ngoài của nón để tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình. Có thể nói để tạo ra được một chiếc nón cần rất nhiều sự khéo léo của người nghệ nhân, tỉ mỉ từng khâu mới tạo nên một chiếc nón hoàn mỹ. Và những chiếc nón lá nơi đây được làm tỉ mỉ, cẩn thận bằng tay của những người thợ thủ công lành nghề thành những chiếc nón bắt mắt, thêm hình khoa văn vẽ tay tạo điểm nhấn vô cùng độc đáo'' (trích từ internet) 

Trả lời

-Trên đất nước Việt Nam chúng ta hầu như ở địa phương nào cũng có nghề làm nón. Những chiếc nón được sản xuất ra với mục đích đội đầu che nắng che mưa, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong cách sản xuất. Nhưng có thể nói Huế là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.

-Về miền Tây ta có thể nhắc tới Làng nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A xuất hiện khoảng trên 70 năm nhưng không ai biết chính xác xuất hiện từ năm nào và ai là người sáng lập. Nguyên liệu chính để làm nên sản phẩm là lá mật cật và cây trúc, lá mật cật mọc rất nhiều ở Phú Quốc, Cà Mau, Tây Ninh...

***Sơ lược về nghề làm nón ở Cần Thơ:

''Để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ làm mô (khung), chuốt vành, đan lá, chằm nón…tất cả đều cần sự khéo léo và tỉ mỉ. Vật liệu để làm ra chiếc nón lá gồm: kim may tay số 10, chỉ màu, dây gân số 04, giấy báo dùng để lót nón, nan (được làm từ trúc) và lá mật cật. Ban đầu nón lá Cần Thơ được làm với khuôn 15 vành. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nón lá miền trung nên về sau thay đổi làm 16 vành như hiện nay. Đầu tiên, người thợ sẽ kiềng vành lên khuôn (mô) nón trước rồi tiến hành lợp lá sao cho hai lớp đều nhau. Bước kế tiếp là xoay lá trên khuôn, công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới xoay lá đều, đẹp; đầu tiên là xoay lớp lá bên trong trước, rồi đến lớp giấy báo, cuối cùng là xoay lớp lá bên ngoài.
Đặc biệt, chỉ may được lựa chọn tỉ mỉ trên cơ sở bền, mảnh và trong. Nón lá sau khi được hoàn thành sẽ được quét một lớp dầu bóng pha với xăng nhằm chống thấm nước, tăng độ bóng, độ bền cho sản phẩm. Tùy theo khoảng cách của từng mũi kim mà người ta phân biệt ra nón thưa và nón dày. Sau khi xoay đầu nón xong, người thợ sẽ dùng một cái vành, chụp lên bên ngoài khuôn nón để giữ cho lá nằm cố định, giúp người thợ chằm được dễ dàng. Tiếp đến là thao tác chằm nón, công đoạn này tương đối dễ so với các công đoạn khác khi làm nón. Chỉ cần mũi kim đều, khoảng cách giữa các mũi kim vừa phải, không xa quá là đã đạt yêu cầu. Cuối cùng là nức vành, đây là công đoạn khá quan trọng, người thợ sẽ vót 01 cọng nan có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Bên cạnh đó, người thợ còn có thể trang trí bên trong hoặc ngoài của nón để tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình. Có thể nói để tạo ra được một chiếc nón cần rất nhiều sự khéo léo của người nghệ nhân, tỉ mỉ từng khâu mới tạo nên một chiếc nón hoàn mỹ. Và những chiếc nón lá nơi đây được làm tỉ mỉ, cẩn thận bằng tay của những người thợ thủ công lành nghề thành những chiếc nón bắt mắt, thêm hình khoa văn vẽ tay tạo điểm nhấn vô cùng độc đáo'' (trích từ internet) 

Friendly Me
Trước giờ cứ nhắc đến nón lá là mình nghĩ ngay đến nón lá Làng Chuông ở Hà Nội không à. Hình như lúc đi học có học văn qua nên tới giờ chỉ nhớ mỗi làng nghề nón lá ấy =))))