Nói về đa vũ trụ
Những ghi nhận đầu tiên của ý tưởng về vô hạn thế giới đã tồn tại trong ngành Triết Học Nguyên Tử ở Hy Lạp cổ đại, vốn cho rằng các thế giới song song hình thành từ sự va chạm của các nguyên tử. Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, nhà triết học Chrysippus đã đưa ra ý kiến rằng thế giới đã vĩnh viễn tồn tại và tái tạo, gợi ý một cách thuyết phục về sự tồn tại của nhiều vũ trụ xuyên thời gian. Khái niệm đa vũ trụ được định nghĩa rõ ràng hơn vào thời Trung Cổ.
Tại Dublin vào năm 1952, Erwin Schrödinger đã có một bài diễn thuyết, trong đó ông đã cân nhắc một cách vui nhộn với khán giả rằng những gì ông sắp nói có thể "cực kỳ điên rồ". Ông nói rằng khi các phương trình của ông dường như mô tả một số lịch sử khác nhau, thì đây "không phải là thực tại thay thế, mà tất cả thực sự đã xảy ra đồng thời". Chúng được gọi là "chồng chất".
Nhà triết học và tâm lý học người Mỹ William James đã sử dụng thuật ngữ "đa vũ trụ" vào năm 1895, nhưng trong một văn khác. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong tiểu thuyết và trong vật lý hiện tại bởi Michael Moorcock trong cuốn tiểu thuyết SF Adventures năm 1963, The Sundered Worlds (một phần trong loạt truyện Eternal Champion của ông)
Các giả thuyết
lý thuyết dây: Lý thuyết dây hình thời gian giãn ra tạo nên vũ trụ, bảy chiều khác vẫn cong nhỏ như trước. Vũ trụ chúng ta đang sống là một màng bốn chiều, vốn là biên của một hình cầu năm chiều. Nằm cách ta một khoảng cách vi mô trong chiều thứ năm là một màng khác, được gọi là "màng bóng" (như hình với bóng, nhưng bóng cũng thực như hình). Hai màng hình và bóng chỉ tương tác nhau qua lực hấp dẫn. Khi đó vật chất hay năng lượng tối của màng này chính là vật chất thông thường của màng bên cạnh. Hai màng có thể tự co giãn và va chạm nhau. Đối với chúng ta (đang sống trên một màng), cú va chạm chính là Big Bang.
lý thuyết màn: các vũ trụ liên kết với nhau bằng một khoảng nhỏ và chúng bằng phẳng trong như một tấm màng
thuyết m:
Các mức đa vũ trụ
Các đa vũ trụ được chia làm nhiều mức:
Mức 1: các vũ trụ song song cư trú trong cùng một bong bóng, giả định vũ trụ vô hạn và phân bố đều ở mức vĩ mô
Mức 2: các vũ trụ song song cấu thành từ nhiều bong bóng. Các vũ trụ này có thể khác nhau về số chiều, các hằng số vật lý,
Mức 3: theo cách diễn giải cơ học lượng tử của hugh everett, mỗi đối tượng chưa được quan sát không có một trạng thái nhất định, mà chỉ có chồng chập vô số trạng thái khả dĩ, mỗi trạng thái gắn với một xác suất. Tuy nhiên, khi thực hiện quan sát, quan sát viên không thấy đối tượng trong trạng thái chồng chập mà chỉ thấy một trạng thái duy nhất của đối tượng được quan sát. Hugh Everett lý giải hiện tượng này bằng mô hình toán học, trong đó mỗi khi phép đo được thực hiện, vũ trụ phân nhánh, trong mỗi vũ trụ nhánh chỉ còn một trạng thái duy nhất của đối tượng được đo. Các vũ trụ này hoàn toàn độc lập với nhau
khoa học
1 series về thiên văn đọc khá hay
Tiến Lê
1 series về thiên văn đọc khá hay