Nội soi đại tràng có đau không?

  1. Sức khoẻ

Nội soi đại tràng là một trong những thủ thuật phổ biến hiện nay giúp bác sỹ chẩn đoán tình trạng bệnh lý ở trong lòng đại tràng.

Không ít bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật này lo lắng rằng nội soi đại tràng gây ra đau đớn hay khó chịu nào khác và có cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện.

Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây:

Chuyên gia y tế sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên dụng mềm có gắn camera và đèn soi ở đầu ống và đưa từ lỗ hậu môn qua toàn bộ đại tràng tới manh tràng để bác sĩ quan sát bên trong và đánh giá tình trạng đại tràng.

Hình ảnh niêm mạc đại tràng được phóng đại và quan sát trên màn hình màu có độ nét cao.

Một ca nội soi đại tràng được tiến hành qua những bước dưới đây:

Người bệnh được bác sĩ thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định nội soi

Xét nghiệm mái, chụp X-quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ

Làm sạch đại tràng

Tiến hành nội soi

Bác sĩ xem kết quả và có hướng chỉ định điều trị

Nội soi đại tràng có đau không ?

Trong quá trình nội soi đại tràng, không khí sẽ được bơm vào đại tràng qua dây soi để làm căng lòng đại tràng, từ đó thu lại hình ảnh rõ ràng hơn.

Nhưng cũng chính vì điều này mà người bệnh có cảm giác khó chịu, muốn đi cầu. Phần lớn người bệnh cảm thấy bụng phình to, cảm giác đầy hơi, muốn xì hơi

Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ lấy một vài mẫu sinh thiết của niêm mạc đại tràng.

Việc bấm sinh thiết này không gây đau. Trường hợp trong quá trình nội soi có phát hiện polyp các bác sĩ có thể cắt bỏ chúng bằng dụng cụ được đưa vào qua kênh phụ của ống nội soi. Cuối cùng ống nội soi sẽ được kéo nhẹ nhàng ra ngoài. Do đó, khi nội soi đại tràng phần lớn người bệnh không cảm thấy đau mà chỉ khó chịu.

Trong trường hợp sử dụng nội soi đại tràng gây mê không đau và không có cảm giác khó chịu.

Hiện nay, có 2 loại nội soi đại tràng được áp dụng:

Nội soi không gây mê

Nội soi không gây mê

Với nội soi gây mê: Người bệnh được gây mê trong quá trình nội soi nên không gây khó chịu như phương pháp nội soi thông thường. Bên cạnh đó, gây mê bằng phương pháp tiền mê an toàn cho người bệnh trong quá trình nội soi vì có trường hợp người bệnh cựa quậy mạnh do khó chịu gây ra tình trạng co xát và gây tổn thương.

Nếu bạn có nhu cầu nội soi đại tràng gây mê cần tìm hiểu ở những bệnh viện, phòng khám lớn có uy tín để yên tâm hơn.

Nội soi đại tràng có nguy hiểm không?

Phần lớn trường hợp nội soi đại tràng khá an toàn Nội soi đại tràng là phương pháp khá an toàn và ít để lại tai biến. Nhưng do đại tràng dài và gập góc hoặc xoắn nên khi nội soi người bệnh cảm thấy khá khó chịu.

Một số biến chứng ít xảy ra như:

Đầy bụng sau khi soi do khi nội soi bác sĩ phải bơm hơi vào trong ruột để quan sát rõ các tổn thương. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau 1 – 2 giờ.

Biến chứng thủng ruột ít gặp nhưng có thể xảy ra do đại tràng bị xoắn vặn hoặc khi có tình trạng viêm nhiễm nặng khiến vách ruột mỏng đi.

Thủng đại tràng: Biến chứng rất nguy hiểm, có thể do kỹ thuật soi hoặc cắt polyp không đúng kỹ thuật hoặc do tình trạng viêm nhiễm nặng của đại tràng, do thủng ruột thừa.

Phản xạ dây thần kinh phế vị : Mạch chậm, hạ huyết áp, chân tay lạnh.

Biến chứng liên quan tới gây mê: Chảy máu sau thủ thuật Bắt nổ khi cắt polyp hoặc cầm máu bằng dao điện ở những bệnh nhân thụt tháo không tốt

Nhưng nhìn chung thủ thuật nội soi đại tràng khá an toàn, có thể được thực hiện cho cả người bệnh ngoại trú mà không cần phải nhập viện.

Cần chuẩn bị những gì trước khi nội soi đại tràng?

Bước 1: Trao đổi với người bệnh

viêm đại tràng
.

Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ thảo luận cùng người bệnh về các vấn đề quan trọng như: Tiểu sử bệnh từng mắc phải Hiện tại có bệnh gì không Tình trạng sức khỏe như thế nào Các loại thuốc đang dùng,…vì một số loại thuốc có ảnh hưởng tới kết quả của nội soi đại tràng nên bắt buộc phải ngưng một vài ngày như aspirin, insullin, thuốc điều trị bệnh xương khớp,…

Bước 2: Chế độ ăn uống Để giúp đại tràng sạch hơn, 3 – 4 ngày trước khi nội soi đại tràng người bệnh cần dùng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Cần tránh các thực phẩm như: các loại quả hạch, bỏng ngô, thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, ngô, bông cải xanh, đậu Hà Lan… Không nên dùng vitamin hoặc các chất bổ sung khác. Trong trường hợp đang dùng các loại thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần dừng lại hay không.

Bước 3: Làm sạch đại tràng Có 2 cách làm sạch phân cụ thể như sau:

Cách 1: Bệnh nhân uống một chai thuốc Fleet Phosphosoda 45 ml với khoảng 1 lít nước, ngày hôm trước khi soi, đi cầu nhiều lần đến khi nuớc trong Sau khi uống thuốc bệnh nhân được phép ăn lỏng ( không có chất xơ ) và uống các loại nuớc giải khát không màu.Trừ những trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể .

Cách 2: Người bệnh được thụt tháo bằng cách đưa nước vào đại tràng qua ngã hậu môn, đi cầu nhiều lần cho tới khi nước trong. thủ thuật này thường mất khoảng 2 giờ, và được làm tại bệnh viện. Nếu được cho ngủ trong khi nội soi, bệnh nhân phải nhịn ăn uống 12 giờ trước khi nội soi & có người nhà đi kèm. Với trường hợp có cắt polyp người bệnh cần thông tin cho bác sĩ về các vấn đề về rối loạn đông máu, các thuốc đang dùng nếu có. Nếu có bất kì bất thường nào cần thông báo chobác sĩ, nếu có tiền sử tổn thương về ruột (loét dạ dày, cắt ruột thừa…) cũng cần thông báo cho bác sỹ để được thăm khám cụ thể.

Từ khóa: 

sức khoẻ