Nỗi sợ cam kết trong cuộc sống

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

Cam kết - dù là trong quan hệ tình cảm hay các quyết định cuộc sống - là một từ đáng sợ đối với nhiều người. Những cá nhân có vấn đề khi đối mặt với cam kết có thể gặp khó khăn về tinh thần và cảm xúc khi đối mặt với nhưng tình huống đòi hỏi sự cống hiến dài lâu cụ thể. Khi nỗi sợ cam kết đó phát triển thành triệu chứng lo âu hoặc các bệnh lí tinh thần khác, chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận nguyên nhân để giải quyết vấn đề, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân, cuộc sống hằng ngày.

Hiểu rõ hơn về nỗi sợ cam kết

Cam kết có thể được định nghĩa là sự cống hiến hoặc nghĩa vụ ràng buộc một cá nhân này với cá nhân hoặc tổ chức khác, với một mục địch, hành động cụ thể. Sự cam kết có thể là tình nguyện hoặc không tình nguyện và có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của một người theo nhiều cách. 

Trong công việc, nỗi sợ cam kết có thể dẫn đến việc cá nhân đó tránh hoặc từ chối những dự án dài hạn hoặc công việc được giao. Hành vi này có ảnh hưởng xấu đến biểu hiện làm việc của nhân viên và trên hết là hiệu quả công việc.

Ở trường học, học sinh mang trong mình nỗi sợ cam kết có thể quyết định sẽ không đầu tư thời gian vào những mục tiêu học tập dài hạn. Vì sợ những điều kiện để có thể vào một trường đại học nào đó mà quyết định không thi vào nữa.

Với những mối quan hệ lãng mạn, vấn đề về cam kết có thể ảnh hướng đến tình cảm của cả hai, cản trở họ khỏi những quyết định như dọn vào ở chung hoặc kết hôn.

commitment-image-with-wedding-ring

Ở trong mối quan hệ tình cảm lâu dài nhưng chúng ta lại không muốn kết hôn?

Những người sợ cam kết trong mối quan hệ tình cảm trên thực tế vẫn mong muốn có một đối tượng lâu dài nhất định nhưng tuy nhiên không muốn tiến xa thêm bước nữa. Sợ cam kết được biểu hiện dưới 3 loại hành vi:

  • Sợ hãi và lảng tránh: “ Tôi muốn có một mối quan hệ dài lâu nhưng tôi sợ mình bị tổn thương.
  • Bác bỏ - lảng tránh: “Tôi không cần bạn và tôi cũng không muốn bạn cần tôi”
  • Lo lắng - bận tâm: "Tôi thực sự muốn gần bạn hơn nhưng tôi không nghĩ là bạn cũng muốn điều ấy giống tôi”

Người có chứng sợ cam kết có thể đồng ý bắt đầu một mối quan hệ dài lâu lúc ban đầu nhưng càng về sau họ dần trở nên trì hoãn sự phát triển của mối quan hệ đó. Một số cá người có thể chuyển từ gắn bó mãnh liệt này sang gắn bó mãnh liệt khác mà không hiểu rõ điều gì đã xảy ra trong các mối quan hệ trước đây. Những người khác có thể không mong muốn sự vướng mắc tình cảm thường xảy ra trong một mối quan hệ thân mật và có thể quyết định tránh hoàn toàn các mối quan hệ lâu dài. Thay vào đó, họ có thể quyết định tham gia vào các mối quan hệ “fwb” hoặc tình một đêm. Họ cũng có thể hoàn toàn tránh xa sự thân mật. Tuy nhiên, khi một người mong muốn tình yêu trọn vẹn nhưng lại sợ tìm kiếm nó, thì họ sẽ cảm thấy bất lực và đau khổ.

Commitment-fears

Nhiều người trẻ sợ cam kết do muốn trải nghiệm và sợ bị ràng buộc

Chỉ đơn giản thích các mối quan hệ ngắn hạn không nhất thiết là dấu hiệu của sợ cam kết. Nhiều cá nhân thích có các mối quan hệ ngắn hạn và không muốn cam kết tình cảm với một cá nhân khác. Văn hóa đại chúng thường miêu tả nam giới có nhiều khả năng là người gặp các vấn đề hoặc từ chối cam kết trong một mối quan hệ nhiều hơn, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị thách thức bởi nỗi sợ đó kể cả phụ nữ.

Từ khóa: 

phong cách sống

,

tâm lý học