Nói nhiều có phải là giao tiếp giỏi?

  1. Kỹ năng mềm

Mình thấy có nhiều người xung quanh mình rất hoạt ngôn, nói năng lưu loát, có thể trò chuyện về bất cứ chủ đề gì trong bất cứ tình huống nào, thế nhưng điều đó đôi khi lại dẫn đến hiện tượng "nói nhiều". Vậy liệu nói nhiều có được gọi là giao tiếp giỏi không nhỉ?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Mình thì lại nghĩ khác. Mình nghĩ trong những cuộc trò chuyện, người ít nói thường là những người giao tiếp giỏi hơn, vì họ biết lắng nghe người khác.

Hãy nghĩ lại một buổi tụ tập bạn bè, đồng nghiệp hay dễ nhận biết nhất đó là buổi offline đầu tiên của một nhóm bạn chẳng hạn, nếu để ý ngoài việc giới thiệu bản thân thì xuyên suốt buổi nói chuyện từ bạn được nghe nhiều nhất có phải là từ "tôi " hay không ?

Ai cũng cũng muốn kể về mình, ai cũng muốn người khác biết nhiều hơn về mình, muốn họ biết những thông tin liên quan đến mình, quan điểm góc nhìn của mình, muốn người khác biết những trải nghiệm của mình đó là một phản ứng vô thức trong chúng ta. Bởi vì chỉ cần một chủ đề được khởi xướng thì trong não chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến kho dữ liệu của mình, thậm chí chưa kịp nghe người kia kể hết câu chuyện của họ thì câu chuyện của ta đã sãn sàng rồi đây.

Nhưng với người ít nói họ thường không có xu hướng kể về mình quá nhiều, thời gian đó họ là người lắng nghe những câu chuyện của người khác mà lắng nghe thực sự là kỹ năng khó hơn kỹ năng nói rất nhiều lần, bởi ta chỉ muốn nghe những gì liên quan tới mình. Hoặc để thỏa mãn những thông tin ta có nhu cầu, hay thỏa mãn tính tò mò của mình chứ ta không thích lắm nghe người khác kể về họ.

Người ít nói được nhắc đến ở đây không phải là người không quan tâm mọi thứ xung quanh, mà là người chủ động tiếp nhận thông tin bằng phương thức lắng nghe. Những người ít nói vì thay vì thời gian nói họ dành ra nghe nhiều hơn nên thông tin học biết sẽ nhiều hơn và còn thì tuyệt vời hơn khi có người đang chăm chú lắng nghe nhiều điều ta đang kể nhất là kể về chính mình.

Trả lời

Mình thì lại nghĩ khác. Mình nghĩ trong những cuộc trò chuyện, người ít nói thường là những người giao tiếp giỏi hơn, vì họ biết lắng nghe người khác.

Hãy nghĩ lại một buổi tụ tập bạn bè, đồng nghiệp hay dễ nhận biết nhất đó là buổi offline đầu tiên của một nhóm bạn chẳng hạn, nếu để ý ngoài việc giới thiệu bản thân thì xuyên suốt buổi nói chuyện từ bạn được nghe nhiều nhất có phải là từ "tôi " hay không ?

Ai cũng cũng muốn kể về mình, ai cũng muốn người khác biết nhiều hơn về mình, muốn họ biết những thông tin liên quan đến mình, quan điểm góc nhìn của mình, muốn người khác biết những trải nghiệm của mình đó là một phản ứng vô thức trong chúng ta. Bởi vì chỉ cần một chủ đề được khởi xướng thì trong não chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến kho dữ liệu của mình, thậm chí chưa kịp nghe người kia kể hết câu chuyện của họ thì câu chuyện của ta đã sãn sàng rồi đây.

Nhưng với người ít nói họ thường không có xu hướng kể về mình quá nhiều, thời gian đó họ là người lắng nghe những câu chuyện của người khác mà lắng nghe thực sự là kỹ năng khó hơn kỹ năng nói rất nhiều lần, bởi ta chỉ muốn nghe những gì liên quan tới mình. Hoặc để thỏa mãn những thông tin ta có nhu cầu, hay thỏa mãn tính tò mò của mình chứ ta không thích lắm nghe người khác kể về họ.

Người ít nói được nhắc đến ở đây không phải là người không quan tâm mọi thứ xung quanh, mà là người chủ động tiếp nhận thông tin bằng phương thức lắng nghe. Những người ít nói vì thay vì thời gian nói họ dành ra nghe nhiều hơn nên thông tin học biết sẽ nhiều hơn và còn thì tuyệt vời hơn khi có người đang chăm chú lắng nghe nhiều điều ta đang kể nhất là kể về chính mình.

Đấng tạo hóa cho ta 2 con mắt để quan sát nhiều 2 lỗ tai để nghe nhiều nhưng chỉ có 1 cái miệng để nói ít lại.... Cái miệng hại cái thân...

Trước khi khẳng định "nói nhiều có phải giao tiếp giỏi không", bạn cần đưa ra quan điểm "Thế nào là "giao tiếp giỏi"? Theo mình người "giao tiếp giỏi" là người biết cách tạo ra tương tác tốt với người giao tiếp (bởi cốt lõi của giao tiếp là trao và nhận thông tin) thông tin được truyền đạt thấu đáo, đạt được mục đích giao tiếp khiến cả hai bên đều cảm thấy vui vẻ, bước ra cuộc giao tiếp trên tin thần "win - win". Vì vậy, nếu là người nói nhiều chưa chắc đã là người giao tiếp giỏi. Bởi người nói nhiều thường sẽ là người hay nói, thích nói, chiếm thế chủ động thậm chí lấn át người khác (không để cho người khác nói, biến họ thành người nghe thụ động). Trong giao tiếp họ sẽ chỉ làm sao để thỏa mản được thói quen nói nhiều của mình mà không quan tâm, quan sát đến thái độ, sự tiếp nhận thông tin của người nghe. Người nói nhiều thường hay dây cà ra dây muống và mình nhớ "Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm". Còn người nghe khi phải nghe quá nhiều họ cảm thấy chán, mệt mỏi, cảm thấy bị quá tải thông tin. Họ sẽ không còn muốn nghe nữa, sẽ nghĩ đến việc khác (dù có thể vấn tỏ ra đang nghe) hoặc ngừng cuộc giao tiếp...Vì vậy, mình không cho rằng Nói nhiều là giao tiếp giỏi và bản thân mình không thích người nói nhiều. Mình thích người nói ít, vừa phải nhưng đúng trúng vấn đề và làm được (có trách nhiệm công việc và có hiệu quả cao)

Hehe giao tiếp giỏi là lắng nghe tốt, đủ thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc với người nghe và nói đúng mục đích. Nói lan man đau đầu lắm bạn ạ. Nên giao tiếp mà chỉ nói không thôi thì không hiệu quả đâu.

Chào bạn, mình nghĩ nói năng lưu loát chắc chắn là một lợi thế trong khi giao tiếp, đặc biệt với những người bạn mới gặp gỡ. Bởi điều này sẽ tạo ra ấn tượng chúng ta là con người thân thiện, cởi mở. Vì "lời chào cao hơn mâm cỗ" mà bạn.

Tuy nhiên, cá nhân mình thấy rằng lúc cần nói thì nói, lúc nên nghe thì nghe, phụ thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mới là người biết cách giao tiếp.

Chúc bạn luôn vui khi giao tiếp.

Mình thấy "nói nhiều" khác xa so với "hoạt ngôn" hay nói năng lưu loát. Và không phải cứ nối nhiều là được coi là giao tiếp giỏi.

Người giao tiếp giỏi trước hết phải là người biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng, nói đủ, đúng trọng tâm. Nói sao để đối phương nghe hiểu và không bị rối, tránh nói dài, nói dai, nói dại.

Có những người "ít nói" nhưng lại rất giỏi khi giao tiếp. Vậy nên không phải nói nhiều hay nói ít là giao tiếp tốt. Đó là kỹ năng và cần bạn học hỏi, trau dồi dần dần

 Nói nhiều không hẳn là biểu hiện của giao tiếp giỏi. Thường thấy có những người huyên thuyên rất nhiều, nói dài dòng, nói linh tinh trên trời dưới đất chuyện thiên hạ chuyện nhà người ta,...
Nói nhiều chưa hẳn là giao tiếp giỏi, nhưng nói nhiều thì dễ khiến người ta khó chịu và cảm thấy phiền nếu như nội dung người nói không phải điều họ cần.

Im lặng là vàng, bạn ạ.

Giao tiếp giỏi sẽ có rất nhiều yếu tố bạn ạ, chứ không đơn giản chỉ là nói nhiều đâu.

Mời bạn tham khảo bài review về cuốn sách này nhé, mình tin đây là gợi ý tốt: