Nói gì khi không biết nói gì?
Mình là kiểu người hướng nội, khi gặp một ai bất kể người quen hay người lạ đều không biết phải nói gì. Thực ra mình còn không muốn nói vì mình thích sự im lặng. Nhưng mình biết như vậy hoài cũng không tốt, mọi người gợi ý giúp mình vài chủ đề khi không biết nói gì với:<
tâm sự cuộc sống
,tip & trick
Có mấy chủ đề này nè:
Ủa đi đến đây đi xa hong? Đi bằng gì thế?
Topic 2, gia đình, ai cũng có
Topic 3 đi ăn, món ăn, ai cũng phải vận động cơ hàm, yên là không outdate
Topic 4, cảm nhận, (review) mấy cái sở thích, thử hỏi họ xem họ thích gì, trải nghiệm vui gì, chia sẻ bản thân mình luôn
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Dung Bui Phuonh
Dung Bui Phuonh
Phạm Thị Hoàng Lan
Câu trả lời của mình không mấy hữu dụng nhưng mình thấy
Bạn có thể không nói gì khi không cần thiết 🙂
Còn trong các trường hợp bắt buộc bạn phải nói như kiểu bạn muốn hòa nhập hoặc muốn làm quen với mọi người:
Quá Mỹ Bất Ái
Vậy thì đợi người ta hỏi rồi nói! Easy! Nói chuyện, trả lời đúng lúc, nói điều người khác muốn nghe mới quan trọng, chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải là người gợi chuyện, nói như tên bắn đâu. Gặp mặt xã giao đôi khi chỉ cần 1 nụ cười thân thiện, người ta sẽ chủ động nói chuyện với bạn. Còn bạn trả lời như thế nào lại tùy vốn kiến thức của bạn!
Nguyễn Hữu Hoài
Có 2 trường hợp quan trọng:
- Mình đến gặp người ta: Nói về mục đích mình đến đây, trình bày xong chờ người ta hỏi lại hoặc trả lời. Cứ thế xong việc thì chào ra về, chứ đừng ngồi im đó thấy kì ha.
- Người ta đến gặp mình: Mời người ta vào, mời nước, hoặc có thể tuỳ vào tình huống cụ thể mà hỏi luôn mục đích của việc họ đến tìm bạn.
Các trường hợp phổ biến khác như:
- Khách đi ké: Bạn đi chung với ai đó đến đâu đó thì chỉ cần lịch sự chào hỏi. Rồi ngồi im tuỳ bạn. Người ta hỏi thì trả lời. Ra về thì cũng chào người ta là được.
- Khách đến nhà: Chào trước. Nếu đã có người tiếp và không phải đến tìm bạn thì mời họ ngồi chơi, xin phép đi làm việc khác. Nếu bố mẹ bắt ngồi xuống thì cứ ngồi, lịch sự lắng nghe mà trả lời thôi, không cần phải gợi chuyện. Còn nếu chưa có ai tiếp thì trở lại trường hợp ở trên.
Tóm lại, hướng nội nhưng không phải là không biết giao tiếp. Biết lắng nghe nhưng cũng phải biết xử sự. Có rất nhiều trường hợp bắt buộc phải nói chứ không thể im lặng được. Kể ra thì nhiều, nhưng chỉ có cách là suy ngẫm và nhận thức từ từ thôi.
Phạm Quốc Thảo
Changg
Mình hay bắt chuyện với người ta bằng việc khen một điều gì đó của họ. Nghe có vẻ hơi thảo mai nhưng lại rất hữu dụng đấy. Đơn giản nhất là những thứ như tóc, móng, giày,... Nói chung có gì khen đó, làm sao có chuyện để nói là được. Cứ như vậy thì cuộc nói chuyện sẽ có chủ đề chung và kéo dài mãi thui ý. Cái quan trọng là bạn phải không ngừng bày tỏ quan điểm và hùa theo câu chuyện của người ta thì cuộc nói chuyện mới lại không rơi vào trầm tư tiếp được😊
Tinyant
Đừng cố gượng ép bản thân phải nói bạn ạ! Hãy nói khi bạn thật sự muốn nói. Trên thế gian này người nói được quá nhiều, còn người lắng nghe thì quá ít.
Nói nhiều mà vô nghĩ không bằng giữ im lặng và thật lòng lắng nghe.
Mình là người dễ nói chuyện, có thể nói được nhiều thứ với nhiều người. Tuy nhiên, đôi lúc mình ước mình nói ít lại.
Dù vậy, mình cũng có 2 tips nhỏ cho việc muốn nói gì đó: 1, đó là trang bị kiến thức cho bản thân, cập nhật những tin tức xã hội thể thao, thời tiết, món ăn, quê quán, tránh nói về chính trị. Đó là những thứ dễ nói nhất với người mới quen. Khi bạn có vốn liếng, bạn sẽ dễ nói chuyện hơn. 2 là, tất cả lời nói đều là sáo rỗng nếu bạn không chân thành và thành thật.