Nội dung cơ bản chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử Việt Nam?
lịch sử
Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống sang chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Điều này đã chi phối có tính chất quyết định đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam giai đoạn này và nó thể hiện ở mấy khuynh hướng sau:
- Khuynh hướng yêu nước của các nhà Nho, khuynh hướng yêu nước theo quan điểm truyền thống hay phong trào Cần vương. Đại diện cho khuynh hướng này có Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Vũ Phạm Khải (1807 - 1872) và Phan Đình Phùng (1847 - 1895).
- Khuynh hướng yêu nước bằng cải cách, canh tân, đổi mới đất nước. Tiêu biểu cho các nhà cải cách này là Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Phạm Phú Thứ (1820 - 1883) và đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871).
- Khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Chu Trinh (1872 - 1926). Ngay thời trẻ ông đã xác định: làm trai trót gánh giang sơn, dám ngại xa xôi bỏ giữa đàng. Nhưng ông nhìn giang sơn gấm vóc rất mờ mịt, muốn xoay trời chuyển đất, nhưng chỉ có một mình cô quạnh đơn lẻ, không biết làm gì, đi đâu, về đâu. Trong đêm tối mờ mịt đó vào những năm đầu của thế kỷ XX, những tư tưởng khai sáng của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, những tư tưởng của Rousseau, Montesquieu đã tác động mạnh như những tia sáng le lói đến với Phan Chu Trinh.
- Khuynh hướng yêu nước của Phan Bội Châu (1867-1940).
Chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu thể hiện ở lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan. Ông là người yêu nước thương dân rất mực, tự xác định trách nhiệm là hy sinh quên mình cho độc lập, tự do của đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy là chủ nghĩa yêu nước của thời quá độ nhưng sự biểu hiện lại vô cùng phong phú. Tất cả các giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước đều phản ánh sự trăn trở của xã hội lúc đó để tìm ra con đường giải phóng đất nước, cứu dân tộc ta thoát khỏi cảnh nô lệ.
Pham Thuy Huong
Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống sang chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Điều này đã chi phối có tính chất quyết định đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam giai đoạn này và nó thể hiện ở mấy khuynh hướng sau:
- Khuynh hướng yêu nước của các nhà Nho, khuynh hướng yêu nước theo quan điểm truyền thống hay phong trào Cần vương. Đại diện cho khuynh hướng này có Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Vũ Phạm Khải (1807 - 1872) và Phan Đình Phùng (1847 - 1895).
- Khuynh hướng yêu nước bằng cải cách, canh tân, đổi mới đất nước. Tiêu biểu cho các nhà cải cách này là Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Phạm Phú Thứ (1820 - 1883) và đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871).
- Khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Chu Trinh (1872 - 1926). Ngay thời trẻ ông đã xác định: làm trai trót gánh giang sơn, dám ngại xa xôi bỏ giữa đàng. Nhưng ông nhìn giang sơn gấm vóc rất mờ mịt, muốn xoay trời chuyển đất, nhưng chỉ có một mình cô quạnh đơn lẻ, không biết làm gì, đi đâu, về đâu. Trong đêm tối mờ mịt đó vào những năm đầu của thế kỷ XX, những tư tưởng khai sáng của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, những tư tưởng của Rousseau, Montesquieu đã tác động mạnh như những tia sáng le lói đến với Phan Chu Trinh.
- Khuynh hướng yêu nước của Phan Bội Châu (1867-1940).
Chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu thể hiện ở lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan. Ông là người yêu nước thương dân rất mực, tự xác định trách nhiệm là hy sinh quên mình cho độc lập, tự do của đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy là chủ nghĩa yêu nước của thời quá độ nhưng sự biểu hiện lại vô cùng phong phú. Tất cả các giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước đều phản ánh sự trăn trở của xã hội lúc đó để tìm ra con đường giải phóng đất nước, cứu dân tộc ta thoát khỏi cảnh nô lệ.