Nói chuyện làm sao để không nhạt?

  1. Kỹ năng mềm

Chào mọi người, ở đây có ai như em không ạ, em hay bị các bạn chê là nói chuyện nhạt quá.

Nhiều khi cả đám đang nói chuyện mà em mở mồm ra một cái thì sau đó tất cả sẽ rơi vào im lặng, em cũng không hiểu sao luôn.

Em phải làm sao để hết nhạt đây ạ ?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Câu hỏi được gộp với Cách nói chuyện sao cho bớt "nhạt"?

Chào bạn, mình nghĩ bạn có thể thêm chút gia vị cho cuộc nói chuyện bớt nhạt hơn, ví dụ:

Thêm chút ngọt: Chủ yếu là khen ngợi, khuyến khích, động viên và lắng nghe.

Thêm chút mặn: Chủ yếu là cung cấp các thông tin mới nhất mà người nghe quan tâm, có kèm các từ "hot" đang là trào lưu và hài hước.

Thêm chút chua: Chủ yếu là chia sẻ về các địa điểm ăn uống ngon - bổ - rẻ, các chốn vui chơi tưng bừng và thích rủ người khác đi ăn.

Thêm chút cay: Chủ yếu là chỉ trích, phê phán những điều bất hợp lý, những việc sai trái đáng bị lên án và biết hùa theo sự không hài lòng của người nghe.

Thêm chút đắng: Chủ yếu là im lặng, thở dài, nhiều lúc nói vu vơ vài câu triết lý bi quan và thường đột nhiên nhìn thẳng vào mắt người nghe, sau đó nhìn đi chỗ khác.

Gia vị đã có sẵn, nêm nếm cho vừa khẩu vị của từng người là phụ thuộc vào bạn.

Chúc bạn vui khi nói chuyện và biết trân trọng sự "nhạt" của mình, trong khi người khác chưa nhìn ra giá trị của nó.

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ bạn có thể thêm chút gia vị cho cuộc nói chuyện bớt nhạt hơn, ví dụ:

Thêm chút ngọt: Chủ yếu là khen ngợi, khuyến khích, động viên và lắng nghe.

Thêm chút mặn: Chủ yếu là cung cấp các thông tin mới nhất mà người nghe quan tâm, có kèm các từ "hot" đang là trào lưu và hài hước.

Thêm chút chua: Chủ yếu là chia sẻ về các địa điểm ăn uống ngon - bổ - rẻ, các chốn vui chơi tưng bừng và thích rủ người khác đi ăn.

Thêm chút cay: Chủ yếu là chỉ trích, phê phán những điều bất hợp lý, những việc sai trái đáng bị lên án và biết hùa theo sự không hài lòng của người nghe.

Thêm chút đắng: Chủ yếu là im lặng, thở dài, nhiều lúc nói vu vơ vài câu triết lý bi quan và thường đột nhiên nhìn thẳng vào mắt người nghe, sau đó nhìn đi chỗ khác.

Gia vị đã có sẵn, nêm nếm cho vừa khẩu vị của từng người là phụ thuộc vào bạn.

Chúc bạn vui khi nói chuyện và biết trân trọng sự "nhạt" của mình, trong khi người khác chưa nhìn ra giá trị của nó.

Xin chào bạn. Chắc bạn hỏi về vấn đề nói chuyện bị chê nhạt. Nhạt có thể đến từ nhiều lí do và cũng có nhiều cách khắc phục.

Mình là comedian và đã tự mày mò trải nghiệm vấn đề ngôn ngữ khá lâu. Nói đùa đương nhiên là cách tốt nhất để bỏ đi cái vỏ nhạt nhẽo. Tất nhiên nói đùa không dễ, yêu cầu người nói phải hiểu biết rộng, liên tưởng nhanh và khéo léo để không vô duyên. Nhưng những công thức sau phù hợp cho người mới áp dụng nhanh được

Cách 1 thử sử dụng những cụm từ trái ngược

Trong tiếng Việt, rất nhiều danh từ và tính từ mang những màu sắc biểu đạt riêng mà ít ai để ý. Bạn hãy thử đọc những từ sau và dành ra 3s để tưởng tượng những danh từ dưới đây vẽ ra hình ảnh gì trong đầu

  • Hội thi // đại hội
  • Chủ tịch ngành công nghiệp

Bây giờ thử ghép chúng vào form hoàn chỉnh

  • Hội thi rắm // hội thi chim //đại hội nghiện hút (tên các chương trình của Mít đọt family khoảng 10 năm trước)
  • Chủ tịch ngành công nghiệp đồng nát và thu mua phế liệu (Tuấn Saker)

Đây là kĩ thuật tương tự những lúc bạn gọi bác bảo vệ hay một thầy giáo hói là hotboy

Cách thứ 2 là có những câu cửa miệng riêng cho bản thân. Giả sử Xuân Bắc có câu cửa miệng tnay đã là thằng đàn ông sống đầu đội trời chân đạp đất vai năm tấc rộng thân mười thước cao. Từ Hải truyện Kiều Nguyễn Du trang 61

Cách thứ 3 đơn giản là cười nhiều hơn với bạn bè. Khi cười nhiều hơn, không chỉ bạn bè cảm thấy thoải mái mà chính não bạn cũng tiết ra hormones khiến cơ thể dễ chịu hơn, từ đó dễ bồi thêm vào trò đùa của những người bạn.

Mình có những bài viết kĩ hơn trên spiderum về vấn đề này, luôn sẵn sàng nếu bạn cần hỏi tiếp

https://spiderum.com/bai-dang/Rac-muoi-nhanh-cho-nhung-cuoc-chuyen-tro-nhat-nheo-9pl

Vấn đề không chỉ là nội dung bạn nói, mà còn là ngữ điệu, lên xuống này nọ. Mình nghĩ bạn nên luyện giọng, biết nhấn nhá đúng chỗ, biểu cảm gương mặt nữa... Hoặc nếu không được thì hãy nhạt đến mức hài hước =))

Em nên xây dựng một sự tự tin cho mình. Nhạt ư, chẳng sao, một người đáng tin có thể đáng quý hơn một người giỏi nói. Có tự tin cũng là có tự tôn, biết trân trọng chính mình, khỏi lo người khác khen chê ;)

Theo mình thì nên đọc thêm nhiều sách đủ thể loại để trau dồi thêm vốn từ vựng của bản thân.

Xem thêm nhiều phim để biết thêm các từ lóng, cũng như cách trò chuyện, biểu cảm, cách nhấn nhá chữ để gây ấn tượng.

Tích cực cập nhật những drama đang hót trên cộng đồng mạng, tìm hiểu các địa chỉ quán ăn ngon, chỗ checkin đẹp... để mở rộng các câu chuyện khi giao tiếp.

Tùy vào từng tình huống, và người mà bạn giao tiếp mà hướng câu chuyện sao cho phù hợp.

Cuối cùng là phải thật tự tin, dứt khoát khi giao tiếp.

Trao dồi kiến thức nhiều và rộng vào thì sẽ có nhiều chuyện để nói . Nhưng mình nghĩ không cần phải trao dồi rộng , tập trung chuyên môn 1 lĩnh vực là oke . Còn nếu mà muốn tán gái các kiểu thì nên hóng drama các kiểu , món ăn , thời gian , bla bla ,.... Cách nói chuyện cũng thõa mái xíu vì ngượng , thô quá thì không truyền cảm cứ đơ đơ thì nhạt hẳn ra .

Mình thì thấy có mấy trường hợp thế này:

  • Bạn nói chuyện nhạt vì thiếu vốn từ, thiếu vốn sống, không có tính hài hước: hãy tham khảo cách của bạn Hoàng Sơn bên dưới để cải thiện.
  • Trong một đám đông bạn bị chê nói chuyện nhạt thì có khả năng là chủ đề bạn nói không hợp với đám đông đó. Kiểu như nhảy vào cộng đồng chơi sneakers xong đứng nói về crocs vậy. :v Hãy tìm một đám đông khác mà những chủ đề bạn nói ra họ cho là mặn. :) Find your suitable place & choose your suitable audiences!
  • Và trường hợp thứ 3 bạn bị chê nói chuyện nhạt vì bạn quá đặc biệt và bá đạo, vốn kiến thức quá nhiều dẫn tới nói chuyện không ai hiểu. :)) Cách dễ nhất để hết nhạt là giả ngu cho ngang bằng với những người đang nghe bạn nói, hoặc chờ đến khi một ai đó phát hiện ra điểm đặc biệt ở bạn và cảm thấy vui khi nghe bạn nói. Trường hợp này thì chắc hiếm hehe.
Nhạt à? 
Yếu tố đầu tiên, có thể tự duy em khác người khác nên cách em nghĩ khác, em nói ra khác, và ng ta không muốn nói với em, em nhạt... Nếu là TH này thì là một dấu hiệu đáng mừng hehe
Hoặc, em không Bắt đc mạch câu chuyện dẫn đến nói dở hơi, cũng gọi là nhạt, vậy thì chú ý hơn, học cách lắng nghe đi má. 
Hoặc, em không đủ vốn từ cũng k biết cách diễn tả lời nói, tốt nhất, ra quán ăn or cafe or... Chọn chỗ nhìn cả quán á, quan sát câu từ của họ, biểu cảm, cách bắt chuyện, bla bla... 
Em có thể đọc sách, OK, nếu em thích, nhưng đa số TH giao tiếp thông thường em lôi mấy cái triết lí ra?
 OMG!!!? 😑

Một số gợi ý chung chung: Tập lắng nghe và tương tác một cách có ý nghĩa + Tập khiếu hài hước + Nâng cao kiến thức chung của bản thân + Có kiến thức chuyên sâu ở một hay một số lĩnh vực...

Lắng nghe nhiều hơn sẽ để học cách nc cũng như cử chỉ của người đối diện. Vì khi nói thì người ta chỉ tập trung vào vấn đề của mình và ko chú ý người xung quanh