Nỗi buồn có cần thiết không, một cuộc sống lý tưởng có phải chỉ toàn là niềm vui và hạnh phúc?

  1. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

nếu ko có đau khổ làm sao nhận ra đc hp
nếu ko có hp thì đau khổ cũng ko thể tồn tại
vì tồn tại sự đối cực của nhau mới nhận ra nhau và giá trị bắt đầu từ đó
Trả lời
nếu ko có đau khổ làm sao nhận ra đc hp
nếu ko có hp thì đau khổ cũng ko thể tồn tại
vì tồn tại sự đối cực của nhau mới nhận ra nhau và giá trị bắt đầu từ đó

Bạn đã xem bộ phim hoạt hình "Inside Out" (2005) chưa? nếu chưa thì trải nghiệm nhé. Có lẽ phần nào sẽ hữu ích và góp phần giúp bạn tự đưa ra được câu trả lời. (nguồn ảnh: IMDb)

https://cdn.noron.vn/2023/01/27/mv5botgxmdqwmdk0of5bml5banbnxkftztgwnju5otg2ndev1fmjpgux1000-1674808635.jpg
Tốt và xấu. Luôn luôn phải cùng tồn tại.
Nếu không có tốt, thì không có xấu.
Nếu không có xấu thì không có tốt.
Vì đơn giản đó là những từ trừu tượng, chúng ta cần có cái mốc để so sánh, đối chiếu sau đó nhận thức sự việc sự vật như thế nào. Nếu không có cái gì là xấu thì chúng ta lấy cái gì để đối chiếu và phân loại ra cái gì là tốt. 
Giả sử nếu cuộc sống không tồn tại nỗi buồn, thì tôi khẳng định một điều là niềm vui và hạnh phúc sẽ không phải là niềm vui và hạnh phúc.
Thử tưởng tượng trên đời có 3 cột mốc chia thành đáy, giữa và đỉnh. Một người đi từ đáy đến giữa, chưa bao giờ trải nghiệm hay nhìn thấy đỉnh, thì sẽ cho rằng nơi mình đang đứng chính là đỉnh. Và ngược lại...
Mọi thứ chỉ mang tính tương đối.

Với mình thì nỗi buồn hay niềm vui đều là những cảm xúc thiết yếu của con người, chúng cân bằng cảm xúc của con người cho những hoàn cảnh phù hợp. Cuộc sống có lý tưởng đến mấy nhưng khi người thân mất hoặc tuyệt vọng vì một vấn đề nào đó thì niềm vui đôi khi còn phản tác dụng. 

Cảm xúc là cốt lõi, là tất yếu, do vậy không có cuộc sống hoàn toàn lý tưởng, chỉ có con người lý tưởng ở chỗ có thể cân bằng phù hợp những niềm vui và nỗi buồn ấy. 

https://cdn.noron.vn/2023/01/26/cormorant-fisherman-in-1674729586.jpg

Chẳng ai lại thích cuộc sống của mình có nhiều nỗi buồn cả. Nhưng theo mình, cần thiết để chúng ta có ít nhất là 2 vế đối nghịch nhau để so sánh, để biết chúng ta cần gì, có gì. Ví dụ đơn giản nhé: Mất mát khiến chúng ta thêm trân trọng những gì mình đang có. Thất bại lại càng khiến chúng ta trở nên dày dặn, trưởng thành, mạnh mẽ và nhiều kinh nghiệm hơn để đạt được thành công. Buồn đau lại là cơ sở để ta biết thế nào là niềm vui, là hạnh phúc để mà mong ước và hành động để đạt được nó. 

Cuộc sống lý tưởng với mình là niềm vui, là hạnh phúc. Nhưng những điều đó phải là cái đích đến khi mà con người ta đã được nếm trải qua đắng cay, mặn ngọt trên đời. 

Tất cả cảm xúc của bạn đều quan trọng, dù là buồn chán, đố kị, tức giận, sợ hãi, hạnh phúc, hay là cô đơn... Cũng không nên phân loại các cảm xúc là tốt hay xấu, hay kìm nén và phủ định chúng. Chúng đều là bạn, thuộc về bạn, thể hiện trạng thái tâm lý của bạn và là những gì bạn trải qua. Nhờ có nó mà chúng mình hiểu rõ bản thân mình hơn. Thi thoảng mình hay tự hỏi, tại sao lúc đó mình lại tức giận? Tại sao mình lại cảm thấy khó chịu và không vui? Tại sao mình lại kỳ vọng vào điều đó?... rồi lần tìm về nguyên nhân sâu xa hơn bên trong thông qua sợi dây cảm xúc và tự vấn bản thân, như vậy mình lại hiểu bản thân hơn một chút. 
The more you know who you are, and what you want, the less you let things upset you.
Nếu một ngày nào đó tất cả các cảm xúc đều vắng mặt, bạn trở nên trống rỗng, nghĩ xem, điều đó thật sự rất đáng sợ đấy.

 

Nếu nhìn từ phương diện vận hành của tự nhiên, thì mọi thứ hiện hữu trên đời này mà bạn đang trải nghiệm, đều là cái mà bạn đang cần trải nghiệm. Nó không tự dưng mà có, không tự dưng mà bạn buồn hay ai đó cảm thấy buồn, nỗi buồn ấy cũng không thể dựa trên lý trí là "cần" hay "không cần" theo cách hiểu thực dụng, để mà quyết định xem "có buồn nữa hay không". Nếu thực sự có ai đang hành động và lựa chọn như vậy, thì người đó chỉ đang tự đè nén và lừa dối mình thôi. Rồi tới lúc nào đó lại vẫn phải đối diện với nỗi buồn này. 

Về mặt thấu hiểu bản thân mà nói, nỗi buồn xuất hiện, là một tín hiệu đáng mừng để bạn dành thời gian quay vào trong và xem lại các định kiến, niềm tin, bám chấp của mình là gì. Bởi chỉ khi ta khăng khăng bám vào một công thức về "VUI" thì khi cuộc sống không xảy ra như công thức đó, nó mới khiến ta buồn.

Chạy theo các công thức do tự mình bám vào để rồi hụt hơi làm gì?

https://cdn.noron.vn/2023/05/25/523997382735793-1685032092.jpg