Nỗ lực vô vọng của bản ngã để tự vệ
sự tham lam đem những thứ ở tương lai dồn đến cho hiện tại để tiêu dùng và đốt cháy nó
Tôi nói đúng theo nghĩa đen
Và tuổi thọ được rút ngắn
sự trẻ trung cũng mau chóng biến mất
Có những việc bạn làm tưởng là vì người khác nhưng ẩn sâu bên trong là nỗi sợ bị đánh giá nếu không làm.
Vì thế kể cả khi làm việc tốt bạn vẫn cần kiểm tra kỹ động cơ, và nếu ở đó có nỗi sợ, bạn hãy sửa động cơ trước khi hành động.
-
Ai cũng bảo người tàu nấu ăn rất ngon vào thế kỷ trước
giờ đã lộ ra là họ rất lạm dụng bột ngot
Thức ăn toàn là bột ngot
Nó gây ra một hội chứng được ghi vào y khoa
Hội chứng nhà hàng tàu
Natri glutamate bị cáo buộc là chịu trách nhiệm cho "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc", một tập hợp các triệu chứng xảy ra sau khi ăn một bữa ăn tại một cơ sở của Trung Quốc: buồn nôn, nôn, chuột rút dạ dày, dị ứng, đau đầu , đau nhức cơ thể, chóng mặt, hoặc mệt mỏi cực độ.
Nó cũng bị nghi ngờ thúc đẩy tăng cân bằng cách kích thích sự thèm ăn của chúng ta. Nó cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể nồng độ insulin do tuyến tụy tạo ra, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thậm chí nghiêm trọng hơn, nó còn bị nghi ngờ có vai trò trong việc phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh gây ra sự phá hủy các tế bào thần kinh, như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng.
"Tuy nhiên, tâm chúng ta thường giao động và hoang mang vì hoài nghi. Đôi khi tôi nghĩ, hoài nghi đúng là một chướng ngại lớn cho sự tiến hóa của nhân loại hơn cả tham lam, chấp thủ. Xã hội chúng ta đề cao sự khôn khéo thay vì trí tuệ, và ca tụng những khía cạnh nông cạn, khó chịu và ít lợi ích nhất của trí thông minh. Chúng ta đã trở nên quá tinh khôn và loạn thần kinh, đến nỗi ta xem chính hoài nghi là chân lý, và sự hoài nghi - mà chỉ là nỗ lực vô vọng của bản ngã để tự vệ - lại được thần thánh hóa, xem như mục tiêu và kết quả của hiểu biết. Hình thức hoài nghi nhỏ nhen thấp kém này là chúa tể thảm hại của luân hồi sinh tử, được phụng sự bởi một đám "chuyên gia" chuyên dạy cho ta, không phải là thứ hoài nghi rộng mở mà Phật xác nhận là cần thiết để thử nghiệm nền giáo lý, mà là một hình thái hoài nghi phá hoại không chừa lại cho ta một điều gì để tin vào, không có gì để hy vọng, và không có gì để sống theo."
-- Sogyal Rinpoche, Tạng thư sống chết
“Bậc thượng sĩ nghe đạo thì gắng sức thực hành. Người bình thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ. Kẻ thấp kém nghe đạo thì cười lớn. Nếu không cười thì đạo không phải là đạo nữa. Cho nên lời xưa có nói: Đạo sáng thì như tối tăm, đạo tiến thì dường như thoái, đạo bằng phẳng thì dường như gập ghềnh. Đức cao thì như hang động, cao khiết thì dường như ô nhục, đức rộng thì dường như thiếu thốn, đức mạnh thì dường như yếu nhác, chất phác thì như trống rỗng. Hình vuông cực lớn thì không có góc, tài lớn thì chậm thành, âm lớn thì ít tiếng, vật lớn thì không có hình thể, đạo thì lẩn khuất không tên. Cho nên chỉ có đạo là khéo sinh và tác thành muôn vật.”
-- Lão Tử, Đạo Đức Kinh (Vũ Thế Ngọc dịch)
NỐT RUỒI Ở TRUNG TÂM TRÁN
Phần phía trên của trán là nốt ruồi đại phú đại quý, có nhà có xe, tài vận tốt. Nếu có nốt ruồi ở vị trí này thì các bạn tuyệt đối không nên xóa nó đi nhé ^^.
Nhờ trì tụng Mật chú giữa đám đông nhiều người, hạt giống giải thoát sẽ được gieo trồng tốt lành cho những người nghe thấy từ xa.
Nhờ trì tụng Mật chú vào tai ai đó sắp chết, thậm chí nếu phạm phải bất cứ điều gì trong ngũ nghịch tội, người đó sẽ không đọa vào ba cõi thấp hơn.
154. Một người học trò của Ajahn Chah bị đau đầu gối phải mổ. Mặc dầu bác sĩ nói chắc là chỉ độ vài tuần đầu gối sẽ trở lại bình thường, nhưng mấy tháng sau chân vẫn còn đau. Khi gặp Ajahn Chah, người học trò than phiền: "Họ bảo là không lâu. Không phải như thế này." Ajahn Chah cười nói: "Nếu không phải như thế này thì sẽ không phải như thế này."
155. Nếu có người cho bạn một trái chuối vàng rực, no tròn và thơm ngọt nhưng độc, bạn có ăn không? Không! Vậy tại sao Đức Phật dạy dục lạc ngũ trần là thuốc độc mà bạn vẫn cứ muốn nhét cho đầy bụng?
156. Hãy nhìn phiền não của bạn và nhận ra chúng là nọc rắn hổ mang. Bạn không dám đụng đến rắn vì biết rằng rắn có thể cắn chết bạn. Cũng vậy, hãy nhìn thấy sự độc hại trong vật độc hại và sự hữu dụng trong vật hữu dụng.
157. Chúng ta luôn luôn không thỏa mãn. Ăn trái ngọt ta nhớ vị chua. Ăn trái chua ta nhớ vị ngọt.
158. Nếu trong túi bạn để vật hôi thối thì đi đến đâu bạn cũng ngửi thấy mùi hôi thối; đừng than phiền rằng chỗ này hôi hay chỗ kia hôi.
159. Phật giáo Đông phương ngày nay chẳng khác nào một cội cây to lớn nhưng chỉ trổ những trái nhỏ, không hương vị. Phật giáo Tây phương chẳng khác nào một cây non nớt, chưa ra hoa kết trái nhưng có khả năng trổ những trái to và ngọt.
160. Ngày nay người ta suy nghĩ thật nhiều. Có nhiều điều để họ say mê thích thú nhưng không có điều gì thật sự trọn vẹn.
161. Không phải chỉ cần gọi nước lã là rượu thì nước lã tức khắc thành rượu ngay. Bạn biết rõ điều đó. Vậy mà khi muốn uống rượu, bạn bảo rượu là nước lã và uống tự nhiên; như vậy có phải là điên khùng không?
162. Người ta thường có thói quen nhìn ngắm bên ngoài. Chẳng hạn như khi nhìn giảng đường này, họ sẽ nói: "Giảng đường này thật lớn !". Thật ra nó chẳng lớn chút nào. Nó lớn hay không, tùy theo quan niệm của ta mà thôi. Thật ra, giảng đường này nó chỉ vậy thôi, chẳng lớn mà cũng chẳng bé. Thế nhưng, người ta luôn luôn chạy theo cảm quan của mình. Người ta bận rộn nhìn và đánh giá mọi vật chung quanh mà không có thì giờ để nhìn vào chính mình.
163. Nhiều người chán nản mệt mỏi và biếng nhác trong việc hành thiền. Dường như họ chẳng muốn giữ Phật Pháp trong tâm. Thế nhưng, có ai chưởi mắng họ, họ sẽ nhớ mãi suốt đời. Vậy mà khi giáo pháp dạy họ phải điều hòa, phải thu thúc và phải nhiệt tâm thực hành thì họ quên mất tiêu. Tại sao không giữ giáo pháp trong tâm? Giữ chi những lời mắng chưởi đó?
164. Cho mình hơn người là trật rồi. Cho mình bằng người cũng trật nữa. Cho mình thua người cũng trật luôn. Nghĩ mình hơn người thì kiêu căng sẽ nổi dậy. Nghĩ mình bằng người sẽ thiếu kính trọng khiêm nhường. Nghĩ mình thua người sẽ nhụt chí thiếu tự tin.