Nổ lực có được đền đáp không?
giáo dục
Theo mình thì mỗi một việc chúng ta làm đều có sự đền đáp. Quan trọng ở góc nhìn của mình thôi, nhưng nếu vì lo sợ không được đền đáp mà chúng ta thiếu nỗ lực thì chắc chắn mình sẽ mãi băn khoăn câu hỏi có nên hay không. Quan điểm của mình cứ nỗ lực cứ hết mình vì bỏ qua cái này liệu còn cái khác sao?
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Người ẩn danh
Theo mình thì mỗi một việc chúng ta làm đều có sự đền đáp. Quan trọng ở góc nhìn của mình thôi, nhưng nếu vì lo sợ không được đền đáp mà chúng ta thiếu nỗ lực thì chắc chắn mình sẽ mãi băn khoăn câu hỏi có nên hay không. Quan điểm của mình cứ nỗ lực cứ hết mình vì bỏ qua cái này liệu còn cái khác sao?
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ câu hỏi này liên quan đến việc "cho và nhận" trong cuộc sống. Gần đây mình có đọc một bộ sách có liên quan đến chủ đề này và có viết review, mời bạn tham khảo nhé:
[Review Sách] Cho là nhận
www.noron.vn
Là một con người, cá nhân mình cũng từng trải qua giai đoạn suy nghĩ, dao động khi không biết những cố gắng của bản thân có mang đến những giá trị tương xứng hay không. Sau đó, nhờ trải nghiệm, nhờ những người đi trước chia sẻ và nhờ không bỏ cuộc trong việc tự nghiệm, mình nhận ra việc được đền đáp không còn là vấn đề nữa.
Bởi quá trình và kết quả thực chất chỉ là một bạn ạ.
Khi bạn toàn tâm toàn ý làm một việc gì đó với mong muốn chân thành, tử tế thì những cảm xúc tích cực, kinh nghiệm, kỹ năng, mối quan hệ giữa người với người, tìm ra ý nghĩa cuộc sống trong sự cống hiến, mà bạn nhận được đã là một sự đền đáp rồi. Mình sẽ lấy ví dụ trong lĩnh vực giáo dục (vì bạn đặt câu hỏi ở mục này):
Nếu một bạn học sinh nỗ lực để đạt điểm cao thì bạn ấy sẽ cảm thấy rất vui sướng khi nhận được điểm cao. Nhưng từ đó, nỗ lực của bạn ấy sẽ bị gắn chặt với phần thưởng là điểm cao. Từ đây, hành vi của bạn ấy đã bị điều kiện hóa theo kiểu không có phần thưởng thì không làm, phần thưởng không tương xứng thì làm không hết sức.
Vậy phần thưởng có thực sự hoàn toàn có ích lợi cho "tiến trình thành nhân" ? mình nghĩ là không, vì nó dễ khiến bạn học sinh quên đi mục đích chính của sự học vốn để phát triển bản thân. Các bạn bị rơi vào cơ chế "thưởng - phạt" (được ứng dụng khá nhiều trong huấn luyện các loài động vật) và dần dần trở nên lệ thuộc vào người thưởng và e sợ người phạt. Điều này góp phần tạo ra sự lệch lạc trong giáo dục, khiến cho các bạn nhỏ nghĩ rằng mình học vì cha mẹ, thầy cô chứ không học cho bản thân, nên tinh thần tự học, tự giác dần dần bị suy kiệt. Do đó, là một nhà giáo dục, mình rất thận trọng và hạn chế "thưởng - phạt".
"Nỗ lực có được đền đáp hay không?"
"Sau khi được đền đáp thì còn muốn nỗ lực không?" câu hỏi này mình tặng lại bạn, hãy từ từ chiêm nghiệm nhé. Chia sẻ của mình mang tính cá nhân, để bạn tham khảo.