Niềng răng uống thuốc giảm đau loại nào hiệu quả nhất
Với mong muốn sở hữu hàm răng trắng, đều, đẹp, khắc phục tình trạng bị hô, vẩu móm, răng khấp khểnh...mà nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng. Tuy nhiên sau những ngày đầu thì một số người phản ánh là gặp phải tình trạng bị đau nhức, ê buốt. Theo các chuyên gia, điều này là hoàn toàn bình thường do mắc cài gắn lên răng, có lực kéo chỉnh để giúp răng về đúng với vị trí mới. Bạn chưa quen với điều này nên có cảm giác bị đau một chút. Lúc này niềng răng uống thuốc giảm đau loại nào là quan trọng nhất? Tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng dưới đây nhé!
Nguyên nhân nào khiến niềng răng bị đau, ê buốt?
Niềng răng bị đau, ê buốt khi mới bắt đầu niềng là điều khó tránh khỏi bởi lúc này các khí cụ bắt đầu tác động lên toàn bộ phần răng và hàm của bạn. Tuy nhiên, tình trạng này của mỗi người ở mức độ khác nhau và do các nguyên nhân khác nhau.
Niềng răng bị đau do nền răng yếu
Những người mà có nền răng yếu thì việc bị ê buốt cũng có thể hiểu được. Các khí cụ niềng răng sẽ tác động lực kéo răng về đúng vị trí mong muốn. Nếu mà răng của bạn không có đủ sức khỏe chịu lực thì có thể mất khoảng 1-2 tuần đầu tiên sau khi niềng.
Đọc thêm:
Niềng răng bị đau do khí cụ kém
Khí cụ niềng răng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bạn bị đau và ê buốt. Đặc biệt việc chọn niềng răng có mắc cài, dây cung sẽ tác động lên mắc cài đó đưa răng về vị trí theo phác đồ điều trị. Do vậy bạn cần cẩn thận để chọn đúng khí cụ, phương pháp niềng răng phù hợp.
Niềng răng bị đau do kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo
Là kỹ thuật tương đối phức tạp nên niềng răng cần phải do trực tiếp bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện. Hiện nay có rất nhiều các địa chỉ nha khoa ra đời nhưng chất lượng tốt hay không thì bạn cần phải xem xét kỹ. Một số trường hợp chỉ là học kĩ thuật viên y tế rồi tự mình mở phòng khám “chui”, không đủ kiến thức và chuyên môn. Nếu mà niềng răng bị đau thì có thể do bạn gặp phải bác sĩ chưa có đủ tay nghề và kinh nghiệm thực hiện.
Niềng răng bị đau do chế độ ăn uống
Niềng răng là một quá trình lâu dài nên ngoài kỹ thuật của bác sĩ thì bản thân người bệnh cũng phải tuần thủ những chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống hợp lý. Hạn chế ăn các loại đồ cứng, thức ăn quá nóng, chứa axit...Tăng cường ăn các loại đồ mềm như cháo, súp, sinh tố hoa quả...Vệ sinh răng sạch sẽ khoảng 3-4 lần/ngày là điều cần thiết.
Đọc thêm:
Niềng răng uống thuốc giảm đau loại nào?
Dùng thuốc giảm đau
Nếu chọn dùng thuốc giảm đau thì bạn cần sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của răng. Thông thường bác sĩ sẽ kê cho bạn loại Ibuprofen hoặc viên sủi Efferagan.
Thuốc giảm đau có tác dụng khá dài và làm cho tinh thần trở nên hơi hưng phấn. Bạn có thể uống thuốc khi cơn đau kéo dài.
Dùng thuốc tê
Bạn có thể mua 1 lọ tê dạng xịt tuy nhiên có vị hơi đắng và dạng gel bôi. Giá của thuốc tê chỉ dao động khoảng từ 150.000- 200.000 đồng. Mọi người mua ngay tại phòng khám nha khoa hoặc các cửa hàng trên Internet nhưng nhớ đảm bảo chất lượng nhé.
Hướng dẫn sử dụng: bạn dùng cây tăm bông ngoáy tai, chấm một chút thuốc tê và bôi trực tiếp vào vết xước. Sau đó, bạn thổi khô vị trí cần bôi bằng cách đứng trước quạt. Hiệu quả của thuốc tê thường không được lâu nên bạn có thể dùng nó trước khi ăn để giảm cảm giác khó chịu.
Dùng sáp nha khoa
Sáp nha khoa cũng là cách để hạn chế những cơn đau trong thời kỳ đầu niềng răng. Bạn lấy 1 lượng sáp nhỏ, dán vào vị trí sắc nhọn. Ngoài sáp nha khoa, mọi người dùng một số loại silicone chuyên cho người niềng răng nhưng giá cả hơi cao một chút.
Những cách giảm đau khác sau khi niềng răng
Ngoài cách dùng thuốc giảm đau, thuốc tê hay sáp nha khoa ở trên thì bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây với công dụng nhất định sau khi niềng răng nhé.
Dùng túi chườm đá
Nếu sau khi niềng răng hoặc đi siết niềng răng trở về mà cảm thấy đau nhức, bạn chườm túi đá ngay trong khoảng 24h đầu sẽ giúp giảm sưng và đau hiệu quả.
Dùng cách chườm nóng
Phương pháp này chủ yếu áp dụng sau khi niềng răng mà bạn bị đau ở lợi hoặc xung quanh hàm. Lúc này, mọi người dùng 1 miếng dán nóng hoặc sử dụng chiếc khăn được nhúng nước nóng để giảm cảm giác đau nhức.
Dùng nước muối
Muối là nguyên liệu quen thuộc, rẻ tiền với khả năng kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Nếu dùng nước muối pha loãng tại nhà, bạn nên dùng nước sôi để nguội, muối phải được làm sạch. Đừng cho quá nhiều muối vì như vậy không hẳn là tốt. Chú ý tỉ lệ pha muối trong dung dịch là 0,9%.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Bên cạnh súc miệng bằng nước muối thì vệ sinh sạch sẽ sau khi niềng răng là cần thiết hơn cả. Nếu chủ quan hoặc làm việc qua loa thì hậu quả sẽ còn xấu hơn. Để tránh những cơn đau khi niềng răng, bạn chú ý tập các thói quen làm sạch răng miệng đúng cách, chỉ dùng bàn chải lông mềm (có cả bàn chải chuyên dụng, bàn chải điện cho việc niềng răng). Làm sạch răng từ 3-4 lần/ngày.
Kết hợp thêm dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn còn sót lại nhưng tránh gây tổn thương cho lợi. Không để thức ăn, mảng bám bị sót lại ở mắc cài.
Chế độ ăn uống khoa học
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, đồ ăn cứng, đồ ăn quá mềm, hạt dẻ, hạt ngô, nước uống có ga...Hạn chế các cử động và hoạt động mạnh ảnh hưởng tới răng. Mọi người nên ăn các loại đồ mềm như cháo, súp, nước sinh tố hoa quả...
Nếu trong trường hợp mà sau khi niềng răng bị đau quá mức, áp dụng các phương pháp giảm đau không có hiệu quả thì bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa để kiểm tra sớm nhất nhé!
Tham khảo thêm các bài viết khác tại: