Nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt và biện pháp khắc phục?
Theo tôi được biết công nghệ tưới nhỏ giọt có rất nhiều ưu điểm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhược điểm, vậy nhược điểm của công nghệ này là gì? Và biện pháp khắc phục nó?
nông nghiệp
Ưu điểm lớn nhất cuả công nghệ tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Tưới nhỏ giọt còn có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Nhưng nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt thì chúng ta nên cần biết, để tìm cách khắc phục.
Hệ thống tưới nhỏ có nhiều ưu điểm so với các phương pháp tưới khác. Ưu điểm lớn nhất cuả công nghệ tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Tưới nhỏ giọt còn có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đó, nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt không ít những vướng mắc mà chúng ta cần nghĩ ngay phương án khắc phục trước khi đi vào thiết kế và thi công hệ thống này.
Những nhược điểm và cách khắc phục:
1. Tắt nghẽn: đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên tất cả hệ thống tưới nhỏ giọt hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó nguyên nhân chủ yếu do chất lượng nguồn nước và hệ thống lọc cũng như chất liệu làm nên đường ống.
Cách khắc phục hiện tượng này: phải xử lí nguồn nước phải tuyệt đối sạch không có rác bẩn và tạp chất. Nên sử dụng hệ thống lọc hiệu quả
2. Phân bố vùng ẩm:
3. Tích tụ muối: Hệ thống tưới nhỏ có thể dùng nước mặn để tưới. Tuy nhiên, một vấn đề có thể nảy sinh do việc tích tụ muối ở rìa của vùng ẩm sau một thời gian khô hạn kéo dài. Những cơn mưa nhỏ sẽ rữa các muối này tan vào vùng rễ, việc này có thể gây xót rễ, hại cây. Ở vùng có khí hậu khô hạn, thỉnh thoảng cần tưới bổ sung bằng cách tưới phun mưa để rửa lượng muối tích tụ giữa các mùa. Ở những vùng mưa nhiều, nước mưa sẽ rửa muối khỏi vùng rễ tước khi có thể tích tụ.
4. Chi phí ban đầu cao: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo dưỡng hệ thống tưới nhỏ có thể cao hơn hệ thống tưới khác. Các hệ thống tiêm hóa chất, lọc, tự động hóa càng làm tăng giá thành. Chi phí vận hành thay đổi tùy theo loại hệ thống, thiết bị lọc, nguồn nước, chất lượng nước, xử lí nước và thiết bị tự động.
5. Các trở ngại khác: Lượng nước chảy ra dưới dạng giọt, tia nước nhỏ hay phun mưa nhỏ qua các lỗ thoát nước (emitter) đặt dọc theo các ống nhánh (lateral). Các emitter có thể được đặt trên hay dưới mặt đất. Nói chung, hệ thống tưới nhỏ được phân loại căn cứ vào loại emitter được dùng. Đó là: nhỏ giọt (drip), sủi bọt (bubble), phun tia(spray jet), và tưới dưới mặt đất (subsurface) (ASAE EP 405). Các emitter có thể thay đổi từ các loại thiết bị rất tinh vi, chảy nước liên tục ở các áp lực khác nhau (những emitter điều hòa áp suất) cho tới những lỗ thoát rất nhỏ và đơn giản. Có rất nhiều loại emitter khác nhau đã được phát triển để tìm ra loại hoàn thiện nhất.
Mục đích chính là đảm bảo cho nước được phân phối đều. Điều thiết yếu là lượng nước chảy ra phải đổng đều, không thay đổi nhiều với ít sự chênh lệch áp suất trong hệ thống. Đồng thời các emitter cũng phải được lắp đặt sao cho chúng ít bị bít nhất. Chi phí và kích cỡ cũng rất quan trọng. Các loại emitter đang có bán trên thị trường có thể được phân thành 5 loại: loại emitter đường dài (long path emitter), loại lỗ ngắn (short orifice emitter), loại emitter nước xoáy (vortex emitter), loại emitter có điều chỉnh áp suất (pressure compensatinh emitter), và loại ống có nhiều lỗ nhỏ li ti hay ống nhỏ. Thêm vào đó, các thiết bị emitter của hệ thống tưới nhỏ còn bao gồm thiết bị tưới sủi bọt (buble) và tưới phun mưa nhỏ(jet spray).
Hương Đỗ
Ưu điểm lớn nhất cuả công nghệ tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Tưới nhỏ giọt còn có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Nhưng nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt thì chúng ta nên cần biết, để tìm cách khắc phục.
Hệ thống tưới nhỏ có nhiều ưu điểm so với các phương pháp tưới khác. Ưu điểm lớn nhất cuả công nghệ tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Tưới nhỏ giọt còn có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đó, nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt không ít những vướng mắc mà chúng ta cần nghĩ ngay phương án khắc phục trước khi đi vào thiết kế và thi công hệ thống này.
Những nhược điểm và cách khắc phục:
1. Tắt nghẽn: đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên tất cả hệ thống tưới nhỏ giọt hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó nguyên nhân chủ yếu do chất lượng nguồn nước và hệ thống lọc cũng như chất liệu làm nên đường ống.
Cách khắc phục hiện tượng này: phải xử lí nguồn nước phải tuyệt đối sạch không có rác bẩn và tạp chất. Nên sử dụng hệ thống lọc hiệu quả
2. Phân bố vùng ẩm:
3. Tích tụ muối: Hệ thống tưới nhỏ có thể dùng nước mặn để tưới. Tuy nhiên, một vấn đề có thể nảy sinh do việc tích tụ muối ở rìa của vùng ẩm sau một thời gian khô hạn kéo dài. Những cơn mưa nhỏ sẽ rữa các muối này tan vào vùng rễ, việc này có thể gây xót rễ, hại cây. Ở vùng có khí hậu khô hạn, thỉnh thoảng cần tưới bổ sung bằng cách tưới phun mưa để rửa lượng muối tích tụ giữa các mùa. Ở những vùng mưa nhiều, nước mưa sẽ rửa muối khỏi vùng rễ tước khi có thể tích tụ.
4. Chi phí ban đầu cao: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo dưỡng hệ thống tưới nhỏ có thể cao hơn hệ thống tưới khác. Các hệ thống tiêm hóa chất, lọc, tự động hóa càng làm tăng giá thành. Chi phí vận hành thay đổi tùy theo loại hệ thống, thiết bị lọc, nguồn nước, chất lượng nước, xử lí nước và thiết bị tự động.
5. Các trở ngại khác: Lượng nước chảy ra dưới dạng giọt, tia nước nhỏ hay phun mưa nhỏ qua các lỗ thoát nước (emitter) đặt dọc theo các ống nhánh (lateral). Các emitter có thể được đặt trên hay dưới mặt đất. Nói chung, hệ thống tưới nhỏ được phân loại căn cứ vào loại emitter được dùng. Đó là: nhỏ giọt (drip), sủi bọt (bubble), phun tia(spray jet), và tưới dưới mặt đất (subsurface) (ASAE EP 405). Các emitter có thể thay đổi từ các loại thiết bị rất tinh vi, chảy nước liên tục ở các áp lực khác nhau (những emitter điều hòa áp suất) cho tới những lỗ thoát rất nhỏ và đơn giản. Có rất nhiều loại emitter khác nhau đã được phát triển để tìm ra loại hoàn thiện nhất.
Mục đích chính là đảm bảo cho nước được phân phối đều. Điều thiết yếu là lượng nước chảy ra phải đổng đều, không thay đổi nhiều với ít sự chênh lệch áp suất trong hệ thống. Đồng thời các emitter cũng phải được lắp đặt sao cho chúng ít bị bít nhất. Chi phí và kích cỡ cũng rất quan trọng. Các loại emitter đang có bán trên thị trường có thể được phân thành 5 loại: loại emitter đường dài (long path emitter), loại lỗ ngắn (short orifice emitter), loại emitter nước xoáy (vortex emitter), loại emitter có điều chỉnh áp suất (pressure compensatinh emitter), và loại ống có nhiều lỗ nhỏ li ti hay ống nhỏ. Thêm vào đó, các thiết bị emitter của hệ thống tưới nhỏ còn bao gồm thiết bị tưới sủi bọt (buble) và tưới phun mưa nhỏ(jet spray).