Những yếu tố nào giúp Biden đánh bại Trump?

  1. Tin Tức

Mọi người nghĩ là có những nguyên nhân gì?

Từ khóa: 

tin tức

Theo mình đầu tiên là tư tưởng chính trị cốt lõi của ông. Biden là một chính trị gia theo nghĩa chân thực nhất và sâu sắc nhất của thuật ngữ này. Chính trị của Biden không phải là những điều mà ông ấy tin, mà đó là tìm ra điểm giao nhau giữa những gì ông ấy tin rằng đất nước này tin tưởng và điều mà những người ông ấy cần thuyết phục tin tưởng.

Việc tập trung vào các mối quan hệ cá nhân đã mang lại nhiều kết quả cho chiến dịch tranh cử của Biden. Để trở thành ứng viên của đảng Dân chủ chính là cuộc chiến giữa phe ôn hòa, trung lập hơn của đảng với phe cánh tả đang trỗi dậy. Cuối cùng Biden giành chiến thắng ấn tượng sau khi nhiều tên tuổi lớn bỏ cuộc hoặc quay sang ủng hộ ông. Như Biden đã viết, mối quan hệ cá nhân giúp xây dựng lòng tin, thông qua đàm phán và thỏa hiệp. Đây chính là cốt lõi chính trị của Biden và việc thành lập liên minh Biden - Sanders là minh chứng cho tính hiệu quả của nó. Biden cũng luôn tự hào về vai trò của mình trong chính quyền Obama, khi là đảng viên Dân chủ duy nhất có thể đạt thỏa thuận với Mitch McConnell, hiện là Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa ở Thượng viện. Đồng thời, Biden tin rằng mối quan hệ với đảng Cộng hòa sẽ "đơm hoa kết trái" trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Yếu tố thứ hai giúp làm nên chiến thắng của Biden là ông đã thay đổi cùng sự thay đổi của nước Mỹ. Chương trình nghị sự của Biden năm nay đã khiến ông có vị thế tốt hơn Hillary Clinton năm 2016, cựu tổng thống Obama năm 2012 và của chính ông năm 2008.

Đối với Biden, công việc của một chính trị gia là tiếp nhận những bất đồng và nhu cầu của một quốc gia bị rạn nứt, chia rẽ, đồng thời sử dụng các kênh và thể chế chính trị để tạo nên một liên minh vững chắc. Khi còn trẻ, Biden từng được xem là một chính trị gia "kiêu ngạo", không được lòng phe cánh tả, nhưng khi đã nhiều tuổi hơn, đặc biệt sau khi là phó tổng thống và mất đi con trai cả Beau, ông đã trở thành một người thân thiện và cởi mở hơn.

Ngoài ra, khi nước Mỹ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế nghiêm trọng do Covid-19, chiến lược của Biden đã đạt hiệu quả "lấy lòng" cử tri. Những cam kết đẩy lùi đại dịch, tìm kiếm một lựa chọn bảo hiểm y tế tốt hơn cho người dân Mỹ, các chính sách giảm nghèo đói có thể trở thành cuộc cải tổ sâu sắc nhất từ thời Lyndon Johnson về chính sách đối nội nếu được thông qua, Klein nhận định.

Yếu tố cuối cùng giúp Biden thành công nằm ở việc ông là "một ứng cử viên không ầm ĩ". Nhiều nhà quan sát cho rằng trong kỷ nguyên chính trị bị chi phối bởi mạng xã hội như hiện nay, đối thủ của Tổng thống Trump phải đủ mạnh để đấu với ông trên các nền tảng như Facebook hay Twitter. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn của Biden.

Biden đã thực hiện chiến dịch tranh cử khá khiêm tốn, thậm chí còn trở nên thận trọng hơn sau khi Covid-19 tấn công Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ tổ chức họp báo hằng ngày, xuất hiện tại nhiều sự kiện vận động tranh cử và thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ. Điều này khiến nhiều thành viên trong nhóm Biden lo lắng.

Trả lời

Theo mình đầu tiên là tư tưởng chính trị cốt lõi của ông. Biden là một chính trị gia theo nghĩa chân thực nhất và sâu sắc nhất của thuật ngữ này. Chính trị của Biden không phải là những điều mà ông ấy tin, mà đó là tìm ra điểm giao nhau giữa những gì ông ấy tin rằng đất nước này tin tưởng và điều mà những người ông ấy cần thuyết phục tin tưởng.

Việc tập trung vào các mối quan hệ cá nhân đã mang lại nhiều kết quả cho chiến dịch tranh cử của Biden. Để trở thành ứng viên của đảng Dân chủ chính là cuộc chiến giữa phe ôn hòa, trung lập hơn của đảng với phe cánh tả đang trỗi dậy. Cuối cùng Biden giành chiến thắng ấn tượng sau khi nhiều tên tuổi lớn bỏ cuộc hoặc quay sang ủng hộ ông. Như Biden đã viết, mối quan hệ cá nhân giúp xây dựng lòng tin, thông qua đàm phán và thỏa hiệp. Đây chính là cốt lõi chính trị của Biden và việc thành lập liên minh Biden - Sanders là minh chứng cho tính hiệu quả của nó. Biden cũng luôn tự hào về vai trò của mình trong chính quyền Obama, khi là đảng viên Dân chủ duy nhất có thể đạt thỏa thuận với Mitch McConnell, hiện là Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa ở Thượng viện. Đồng thời, Biden tin rằng mối quan hệ với đảng Cộng hòa sẽ "đơm hoa kết trái" trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Yếu tố thứ hai giúp làm nên chiến thắng của Biden là ông đã thay đổi cùng sự thay đổi của nước Mỹ. Chương trình nghị sự của Biden năm nay đã khiến ông có vị thế tốt hơn Hillary Clinton năm 2016, cựu tổng thống Obama năm 2012 và của chính ông năm 2008.

Đối với Biden, công việc của một chính trị gia là tiếp nhận những bất đồng và nhu cầu của một quốc gia bị rạn nứt, chia rẽ, đồng thời sử dụng các kênh và thể chế chính trị để tạo nên một liên minh vững chắc. Khi còn trẻ, Biden từng được xem là một chính trị gia "kiêu ngạo", không được lòng phe cánh tả, nhưng khi đã nhiều tuổi hơn, đặc biệt sau khi là phó tổng thống và mất đi con trai cả Beau, ông đã trở thành một người thân thiện và cởi mở hơn.

Ngoài ra, khi nước Mỹ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế nghiêm trọng do Covid-19, chiến lược của Biden đã đạt hiệu quả "lấy lòng" cử tri. Những cam kết đẩy lùi đại dịch, tìm kiếm một lựa chọn bảo hiểm y tế tốt hơn cho người dân Mỹ, các chính sách giảm nghèo đói có thể trở thành cuộc cải tổ sâu sắc nhất từ thời Lyndon Johnson về chính sách đối nội nếu được thông qua, Klein nhận định.

Yếu tố cuối cùng giúp Biden thành công nằm ở việc ông là "một ứng cử viên không ầm ĩ". Nhiều nhà quan sát cho rằng trong kỷ nguyên chính trị bị chi phối bởi mạng xã hội như hiện nay, đối thủ của Tổng thống Trump phải đủ mạnh để đấu với ông trên các nền tảng như Facebook hay Twitter. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn của Biden.

Biden đã thực hiện chiến dịch tranh cử khá khiêm tốn, thậm chí còn trở nên thận trọng hơn sau khi Covid-19 tấn công Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ tổ chức họp báo hằng ngày, xuất hiện tại nhiều sự kiện vận động tranh cử và thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ. Điều này khiến nhiều thành viên trong nhóm Biden lo lắng.

Theo ý kiến cá nhân thì ông Trump thua vì gây thù kết oán quá nhiều, tự đặt mình vào cửa tử trước khi cuộc bầu cử bắt đầu.
Trump có 2 sai lầm nghiêm trọng trong thời gian cầm quyền:
Thứ nhất, vốn xuất thân là một nhà kinh doanh nên cách ông điều hành đất nước như đang điều hành cty của nhà ông. Làm tổng thống khác với làm chủ tịch hay CEO. Có 2 điểm khác nhau cơ bản: Trong thể chế tam quyền phân lập, tổng thống chỉ có 1/3 quyền lực lãnh đạo quốc gia 2/3 còn lại lần lượt trong tay quốc hội và toà án. Hơn nữa Hoa Kỳ là liên bang nên mỗi tiểu bang có những quyền hạn riêng mà ngay cả tổng thống cũng không thể đụng tới như chiến dịch chống Covid 19 tổng thống lệnh một đằng mà các bang làm một nẻo. 
Trong một cty, nhân viên phục tùng và phục vụ chủ tịch/CEO tuyệt đối. Nhưng trong chính quyền, nhân viên không phục vụ tổng thống mà phục vụ quốc gia. Công chức có trách nhiệm lên tiếng thẳng thắn (trong văn hoá Mỹ thì ý kiến khác biệt rất được trân trọng) thay vì răm rắp thi hành. Điều này khiến Trump không hài lòng nên có lẽ chưa có đời tổng thống nào mà sa thải nhiều cố vấn với nhân viên cao cấp như Trump trong 4 năm qua. Nói công bằng Trump không phải người độc đoán nhưng chắc là người võ đoán. Trump biết lắng nghe nhưng chỉ lắng nghe một nhóm nhỏ vài người thân cận. Điều này có thể khi điều hành cty còn với 1 quốc gia thì không phù hợp. Trump cần phải tin vào bộ máy hỗ trợ ông thay vì vội vã đặt họ ngoài vòng tin cậy khi có những báo cáo khiến ông không hài lòng. Quan trọng hơn Trump không cần và không nên xem FBI như kẻ thù và bất tín nhiệm CIA cùng những cơ quan tình báo khác. 
Sai lầm lầm thứ hai của Trump là cái nhìn của Trump rất đơn giản hoặc là bạn hoặc là thù. Đa số trường hợp Trump đã đẩy người khác vào thế đối lập, dù ban đầu họ không có ý đó. Trump khiến những người Cộng Hoà ôn hoà hơn nếu không đổi màu sang phe chống đối thì cũng quay lưng lại với ông. Trump đụng độ và chế giễu cựu thống đốc bang Massachusetts và thượng nghị sĩ Mitt Romney, công kích cha con cựu tổng thống Bush cha và Bush con; nhưng điều khiến ông khó được tha thứ nhất là nhục mạ cố thượng nghị sĩ John McCain. John McCain xuất thân từ gia đình nhiều thế hệ phục vụ quốc gia được kính trọng tròn quân đội lẫn trong giới chính trị lưỡng đảng. Cha của John McCain chính là đô đốc tư lệnh hạm đội 7 Thái Bình Dương trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Khi Trump sỉ nhục John McCain bị bắt và cầm tù , ông đã đụng chạm rất sâu rộng đến giới cựu chiến binh và quân đội. Điều đó vô tình khiến cử tri bang Arizona-tiểu bang nhà của John McCain cực kì bất bình.
Dù ai có làm tổng thống đi nữa thì chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ vẫn là American First! Thật ra ngay từ thời Obama, khi Hilary Clinton với cương  vị ngoại trưởng mới là người đầu tiên khởi xướng khái niệm xoay trục về châu Á. Nghĩa là Hoa Kỳ với bất kì đảng nào cầm quyền đã nghĩ tới Trung Quốc chứ không phải Nga là đối thủ chủ yếu.

Một cách ngắn gọn là:

- Covid

- Những pha tự hủy cực mạnh đến từ thiếu tướng Đỗ Nam Trung qua những lần vạ miệng.