Những yếu tố nào của Blockchain tạo nên sự an toàn cho Bitcoin?

  1. Công nghệ thông tin

Chào mọi người, với việc nhiều người đang quan tâm tới việc đầu tư bitcoin vì những tính năng tiện lợi của nó, nhưng mình vẫn chưa hiểu được những yếu tố nào đảm bảo cho sự an toàn của bitcoin không bị hack?

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Chào bạn, để trả lời cho câu hỏi của bạn về việc vì sao bitcoin lại an toàn thì mọi thứ được thực hiện trong thầm lặng và theo mô hình như sau:


Để thực hiện 1 giao dịch giữa 2 chủ thể thì cần cung cấp dữ liệu nhiều lần thông qua một hàm băm mật mã (cryptographic "hash" function), mã hóa block này thành các chuỗi số với độ dài nhất định (như hình bên dưới). Giống như các giao thức mã hóa tiền tệ khác, giao thức hàm băm (hash) này là dạng mã hóa một chiều. Nó dễ dàng chuyển dữ liệu sang dạng hash nhưng không thể giải mã ngược lại từ hash sang dữ liệu. Thông qua việc hash không chứa dữ liệu (thông thường), nó trở thành mã độc nhất vô nhị. Bất cứ sự thay đổi nào đối với block (bằng cách nào đi chăng nữa) – thay đổi dù chỉ là một chữ số trong giao dịch – thì hash cũng sẽ trở thành chuối số (mã hóa) khác ngay tức thì.



Khi hàm hash này được đưa vào, cùng với một số dữ liệu khácvào phần tiêu đề của block dự kiến. Tiêu đề này trở thành cơ sở cho một phép toán đòi hỏi phải sử dụng hàm hash một lần nữa. Phép toán này chỉ có thể giải bằng phép thử cho tới khi có đáp án đúng. Thông qua mạng, các "thợ mỏ" (miner) hay còn gọi là thợ đào bit sẽ chịu trách nhiệm chuyền tải và thử hàng ngàn tỉ khả năng để tìm ra đáp án đúng. Cho tới khi các miner tìm được câu trả lời đúng thì các node sẽ nhanh chóng kiểm tra nó (đó cũng là "đường một chiều": khó giải nhưng dễ kiểm tra), và mỗi xác nhận của từng node sẽ được cập nhật vào blockchain tương ứng. Phần hash của tiêu đề sẽ trở thành một chuỗi định dạng block mới, và block này giờ đây sẽ trở thành một phần của sổ cái (ledger). Lúc này, khoản thanh toán của Alice cho Bob và tất cả các giao dịch khác có trong block này sẽ được xác nhận (hợp lệ hoặc không).


Giai đoạn giải mã này chính là thứ tạo ra 3 yếu tố an toàn cho bitcoin.

Một là cơ hội. Bạn không thể dự đoán miner nào sẽ giải quyết được câu đó, bạn cũng không thể dự đoán cái nào sẽ cập nhật vào blockchain tại thời điểm bất kỳ, đó phải là một miner giải quyết được bài toán chứ không phải là một kẻ xâm nhập ngẫu nhiên. Chính những điều này khiến cho việc gian lận trong giao dịch trở nên khó khăn và giảm thiểu được các rủi ro về thanh toán.

Thứ hai là lịch sử giao dịch. Mỗi một tiêu đề (header) mới đều chứa một đoạn hash của tiêu đề block trước đó, và cứ thế cho đến những tiêu đề đầu tiên. Chính các liên kết này đã đưa các block vào một chain. Bắt đầu từ việc gom tất cả dữ liệu có trong sổ cái (ledger) để tái tạo tiêu đề cho các block đầu tiên của nó, và những thay đổi về tiêu đề của block sẽ tạo ra các biến thể khác nhau. Điều đó cũng tạo ra các block mới (với các tiêu đề mới) và các chuỗi truy vấn mới. Sổ cái sẽ không còn khớp với nhận diện của block mới nhất và nó sẽ bị từ chối, đồng nghĩa với việc nếu thay đổi số tiền ảo khi giao dịch thì con số tiền cũ sẽ không còn khớp với sổ cái của người sở hữu nữa.

Thứ ba là động lực giải quyết bài toán. Thay vì dành công sức để "hack" thì thời gian đó để dành đi tạo block mới để "đào" bitcoin còn hơn. Các thợ đào bitcoin khi giành phần thắng sẽ kiếm được tầm 25 bitcoin, mà giá trị bitcoin tăng dần theo thời gian cùng chiều với việc số lượng bitcoin chưa được đào bị giảm xuống.

Trả lời

Chào bạn, để trả lời cho câu hỏi của bạn về việc vì sao bitcoin lại an toàn thì mọi thứ được thực hiện trong thầm lặng và theo mô hình như sau:


Để thực hiện 1 giao dịch giữa 2 chủ thể thì cần cung cấp dữ liệu nhiều lần thông qua một hàm băm mật mã (cryptographic "hash" function), mã hóa block này thành các chuỗi số với độ dài nhất định (như hình bên dưới). Giống như các giao thức mã hóa tiền tệ khác, giao thức hàm băm (hash) này là dạng mã hóa một chiều. Nó dễ dàng chuyển dữ liệu sang dạng hash nhưng không thể giải mã ngược lại từ hash sang dữ liệu. Thông qua việc hash không chứa dữ liệu (thông thường), nó trở thành mã độc nhất vô nhị. Bất cứ sự thay đổi nào đối với block (bằng cách nào đi chăng nữa) – thay đổi dù chỉ là một chữ số trong giao dịch – thì hash cũng sẽ trở thành chuối số (mã hóa) khác ngay tức thì.



Khi hàm hash này được đưa vào, cùng với một số dữ liệu khácvào phần tiêu đề của block dự kiến. Tiêu đề này trở thành cơ sở cho một phép toán đòi hỏi phải sử dụng hàm hash một lần nữa. Phép toán này chỉ có thể giải bằng phép thử cho tới khi có đáp án đúng. Thông qua mạng, các "thợ mỏ" (miner) hay còn gọi là thợ đào bit sẽ chịu trách nhiệm chuyền tải và thử hàng ngàn tỉ khả năng để tìm ra đáp án đúng. Cho tới khi các miner tìm được câu trả lời đúng thì các node sẽ nhanh chóng kiểm tra nó (đó cũng là "đường một chiều": khó giải nhưng dễ kiểm tra), và mỗi xác nhận của từng node sẽ được cập nhật vào blockchain tương ứng. Phần hash của tiêu đề sẽ trở thành một chuỗi định dạng block mới, và block này giờ đây sẽ trở thành một phần của sổ cái (ledger). Lúc này, khoản thanh toán của Alice cho Bob và tất cả các giao dịch khác có trong block này sẽ được xác nhận (hợp lệ hoặc không).


Giai đoạn giải mã này chính là thứ tạo ra 3 yếu tố an toàn cho bitcoin.

Một là cơ hội. Bạn không thể dự đoán miner nào sẽ giải quyết được câu đó, bạn cũng không thể dự đoán cái nào sẽ cập nhật vào blockchain tại thời điểm bất kỳ, đó phải là một miner giải quyết được bài toán chứ không phải là một kẻ xâm nhập ngẫu nhiên. Chính những điều này khiến cho việc gian lận trong giao dịch trở nên khó khăn và giảm thiểu được các rủi ro về thanh toán.

Thứ hai là lịch sử giao dịch. Mỗi một tiêu đề (header) mới đều chứa một đoạn hash của tiêu đề block trước đó, và cứ thế cho đến những tiêu đề đầu tiên. Chính các liên kết này đã đưa các block vào một chain. Bắt đầu từ việc gom tất cả dữ liệu có trong sổ cái (ledger) để tái tạo tiêu đề cho các block đầu tiên của nó, và những thay đổi về tiêu đề của block sẽ tạo ra các biến thể khác nhau. Điều đó cũng tạo ra các block mới (với các tiêu đề mới) và các chuỗi truy vấn mới. Sổ cái sẽ không còn khớp với nhận diện của block mới nhất và nó sẽ bị từ chối, đồng nghĩa với việc nếu thay đổi số tiền ảo khi giao dịch thì con số tiền cũ sẽ không còn khớp với sổ cái của người sở hữu nữa.

Thứ ba là động lực giải quyết bài toán. Thay vì dành công sức để "hack" thì thời gian đó để dành đi tạo block mới để "đào" bitcoin còn hơn. Các thợ đào bitcoin khi giành phần thắng sẽ kiếm được tầm 25 bitcoin, mà giá trị bitcoin tăng dần theo thời gian cùng chiều với việc số lượng bitcoin chưa được đào bị giảm xuống.