Những vũ khí Việt Nam tịch thu được trong chiến tranh

  1. Lịch sử

Sau nhiều ngày tháng nắng nóng gay gắt thì Hà Nội hôm nay cũng có mưa mưa rất to nhưng may quá chưa có lũ để các nghệ sỹ kêu gọi ủng hộ nhể. Và trong những ngày mưa thế này thì Mr Xuôi lại có cơ hội ở nhà và cùng mang đến cho anh em những câu chuyện hào hùng nhuốm màu thời gian. Mấy ngày gần đây Netizen vẫn hay truyền nhau rằng thà ăn mày còn hơn ăn cướp, nhưng theo tôi thì cả hai cái này đều không tốt. Nhưng mà đấy là bây giờ thôi còn trong chiến tranh thì không có khoan nhượng, chúng ta đã không ăn mày cũng chẳn ăn cướp thứ gì của quân địch. Chúng ta đa hành chúng ra bã và tịch thu chiến lợi phẩm. Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu xem có những vũ khí gì của mỹ đã bị chúng ta tịch thu

1 Xe bọc thép M113

https://cdn.noron.vn/2021/06/25/60042224014922365-1624591641.jpg

M113 là xe bọc thép thuộc dòng xe bọc thép chở quân viết tắt là APC được Mỹ sản xuất và đưa vào tham chiến tại chiến tranh Việt Nam. Ban đầu thì M113 được trang bị mọt khối động cơ nghe có vẻ khá là suy dinh dưỡng khi nó được trang bị động cơ xăng Chrysler V8, làm mát bằng nước, có công suất 209 mã lực ở 4000 vòng/phút. Đến phiên bản M-113A1, quân đội Mỹ đã cho nó đi tập Gym và tiến hóa thành một anh chàng lực lưỡng với động cơ xăng được thay bằng động cơ diesel Detroit 6V53 212 mã lực tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn hóa một loại nhiên liệu cho xe quân sự hạng nặng của quân đội.

Về mặt thiết kế mỗi bên thân xe có 5 bánh xe đi đường đôi. Chúng có đường kính 24 inch, bao gồm phần đĩa bằng nhôm và lốp bằng cao su dày 2 + 1/8 inch. Trục bánh xe đầu và cuối được gắn với bộ giảm xóc thủy lực

Lái xe ngồi bên trái phía trước xe và có một ngách ra vào mở về phía sau được gắn 4 kính quan sát. Xa trưởng có vị trí ở chính giữa thân xe và có một nắp vòm đơn giản gắn 5 kính quan sát. Ngay sau nắp vòm là một ngách lửng ở trên khoang hành khách. 10 binh sĩ có thể ngồi quay mặt vào trong khoang

trên 2 băng ghế. Khi không chở lính, các băng ghế có thể gập lại, cung cấp không gian khoảng 6,54 mét khối. Cuối xe có một cửa sập hoạt động bằng thủy lực tích hợp với một cửa ra vào riêng biệt. Cánh cửa sập được lái xe vận hành đóng mở.

M-113 có thể bơi mà không cần bất cứ chuẩn bị gì ngoài việc nâng tấm "trim vane" ở phía trước xe để ổn định khi bơi. M-113 bơi trong nước nhờ sự chuyển động của xích. Hai bơm điện được gắn vào thân trước bên trái và thân sau bên phải. Có thể thấy khả năng lội nước của M113 đã được VNCHtận dụng rất tốt, nhưng thật đáng tiếc bây giờ không có “ nước” để lội nữa rồi

Thiết giáp M113 cũng có hỏa lực rất đáng nể vũ khí tiêu chuẩn của M-113 là súng máy hạng nặng 12,7mm M2HB gắn ở nắp vòm của xa trưởng. Khẩu M2HB nạp đạn từ hộp đạn 100 viên và có độ nâng hạ từ +53 độ đến -21 độ và có thể xoay 360 độ. Cơ số đạn trung bình là 2000 viên. Do được thiết kế "mở", khẩu M2HB này có thể bị thay bởi súng phóng lựu tự động 40mm Mk19 hay các loại vũ khí tương tự khác như DShK, NSV,... Hai bên sườn xe cũng có thể được lắp 2 súng máy 7,62mm. Binh sĩ trên xe M-113 cũng có thể dùng các loại tên lửa chống tăng có điều khiển như M47 Dragon hay Javelin.

Các phiên bản của M-113 còn có thể trang bị pháo tự động 25mm, súng Gatling 20mm, súng không giật, cối các loại, tên lửa chống tăng TOW, tên lửa phòng không. Mỹ làm đồ tốt như vậy cốt là để các cụ nhà ta có đồ xài ấy mà. Đến nay rất nhiều xe bọc thép M113 vẫn còn được biên chế trong quân đội Việt Nam

2 Máy bay vận tải C130

https://cdn.noron.vn/2021/06/25/60042224014922366-1624591648.jpg

Con hàng này mới thật sự là ấn tượng này. Phải thừa nhận là trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn rất hạn chế. Có lẽ phải rất nhiều năm nữa chúng ta mới có thể tự mình chế tạo được máy bay. Thôi thì mượn tạm của các anh Mẽo dùng tạm vậy.

C130 hay còn được gọi là Lockheed C-130 Hercules là một máy bay vận tải hạng trung bốn động cơ tuốc bin cánh quạt và là loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới. Hơn 40 kiểu và biến thể đã hoạt động ở trên 50 quốc gia. Tháng 12 năm 2006 C-130 là chiếc máy bay thứ ba (sau chiếc English Electric Canberra hồi tháng 5 năm 2001 và Pháo đài bay B-52 tháng 1 năm 2005) kỷ niệm 50 năm hoạt động liên tục trong không quân Hoa Kỳ. 50 năm hoạt động liên tục cho thấy C130 xịn đến mức nào mới có thể không bị đào thải. Tuy chỉ là máy bay vận tải hạng trung nhưng trang bị trên C130 cũng đều là những trang bị cực kỳ hiện đại và tối tân ngày đó, thậm chí là so với công nghệ bây giờ

C 130 được thiết kế với thân rộng với cánh nâng chính được bố trí ở phía trên thân may báy. Đồng thời cánh chính cũng là nơi thùng chứa nhiên liệu và cũng là nơi đặt 4 động cơ của máy bay. Ở khoảng giữa 2 động cơ của máy bay ở mỗi bên cánh còn có 2 móc treo các móc treo này dùng để treo 2 thùng nhiên liệu phụ hoặc thiết bị ECM, C - 130 được trang bị 1 cánh đuôi đứng lớn và cánh thăng băng đơn được bố trí ở phía trên phần đuôi của máy bay. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt với cánh quạt 3 hoặc 4 lá tuy theo phiên bản máy bay, C - 130 được trang bị 3 bộ càng đáp với càng đáp phụ được đặt ngay dưới khoang lái của máy bay, 2 càng đáp chính được bố trí tại phía dưới của gốc cánh. C - 130 có tất cả 14 bánh đáp với 2 ở càng trước và 12 ở 2 càng sau, điểm đặc biệt là độ cao của thân máy bay so với mặt đất có thể điều chỉnh được việc này tao ra thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa lên máy bay.

C - 130 được bố trí 3 cửa, 2 cửa bên thân máy bay và 1 cửa ở phía đuôi máy bay, còn ta thì không bố trí cho Mỹ cửa thắng nào. Khoang chứa hàng của máy bay có chiều rộng 3m, phía trong được bố trí cần cẩu di động để bốc xếp hàng hóa cũng như các thiết bị điều khiển phục việc đóng mở cầu dẫn.

Ngoài thiết bị lái cơ khí, C - 130 còn được trang bị hệ thống lái điện tử (fly-by-wire). Hệ thống bay tự động (Auto pilot), cùng ra đa dẫn đường Doppler, hệ thống cảm biến cảnh báo khi bị hệ thống PK đối phương bắt bám. Máy bay được trang bị hệ thống máy tính hàng không tương tự hoặc kỹ thuật số tùy vào phiên bản của máy bay ngoài ra C - 130 còn được trang bị các hệ thống phụ trợ cho việc chỉ huy dẫn đường tác chiến điện tử và điều khiển UAV hệ thống tiếp dầu và vũ khí đối đất trên các phiên bản chuyên dùng. Trên phiên bản hiện đại hóa C - 130J khoang lái của máy bay các đồng hồ cơ khí và màn hình CRT đơn sắc được thay bằng các màn hình hiển thị đa chức năng LCD.

Ngoài máy bay mà nhiều thanh niên hiện nay đang có xu hướng săn lùng và thử sức lái thì C130 cũng là một dòng máy bay thực sự có máu mặt và đáng chú ý. Năm 1975 có 7 chiếc C130 đã được ta thu giữ sau đó cải tạo phục vụ cho nhiệm vụ ném bom và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa

1 Súng trường M16

Mấy ông hay chơi game bắn súng thì không còn lại lẫm gì với M16 nữa rồi. Súng trường tiến công M16 là vũ khí bộ binh chủ lực của quân đội Mỹ và VNCH tại chiến trường Việt Nam, đối thủ trực tiếp của AK 47. M16 nhẹ, khoảng 3,1 kg, do có thành phần làm bằng thép, hợp kim, nhôm và nhựa cứng (sợi thủy tinh hoặc polymer), sử dụng kỹ thuật giảm nhiệt bằng hơi, tác động lên cò bằng khí ép, đạn nạp từ băng tiếp đạn với cơ cấu khóa nòng xoay. M16 có những ưu điểm lớn nhưu nhẹ, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác cao sát thương do gia tốc đạn gây ra lớn và phù hợp cho cả người thuận tay trái và tay phải. Tuy nhiên vì cuộc đời lắm bất công nên cọng lông không bao giờ thẳng. Trời đã sinh M16 tại sao còn sinh ra AK 47. Trên chiến trường M16 tỏ ra cực kỳ phế trước sức mạnh của AK 47.

Như đã nói ở trên, khẩu súng trường tấn công M16 quá nhạy cảm với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, nó không thể chịu được nước và bụi, hai thứ mà ở Việt Nam có... thừa. Cụ thể, binh lính Mỹ ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên gặp phải trục trặc kẹt đạn với khấu súng này khi bị nước vào, binh lính Mỹ trên khu vực Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) còn khổ hơn nữa vì bụi bặm bám vào trong súng không những khiến súng bị kẹt đạn mà còn làm hỏng các chi tiết nhỏ của khẩu súng "đỏng đảnh" này. Súng ống mà lại để bị kẹt là dở rồi. Anh em nên quan tâm chăm sóc và thông nòng súng của mình thường xuyên nhé

Quá dài cũng là một yếu tố khiến khẩu M16 bị liệt vào danh sách những loại "vũ khí Mỹ giết chết nhiều lính Mỹ nhất" trên chiến trường Việt Nam. Cụ thể, khẩu súng có chiều dài lên tới... 1 mét này không thể sử dụng được trong những đường hầm địa đạo ở dưới Củ Chi. Những đường hầm địa đạo ở Củ Chi chỉ rộng vài chục centimet và nếu binh lính Mỹ cầm súng M16 xuống hầm thì họ sẽ hoàn toàn "chịu chết", không thể xoay sở khẩu súng ngược xuôi được. Trong khi đó những khẩu AK-47 sẽ rất gọn nhẹ và sử dụng để tác chiến rất tốt dưới hầm ngầm. Điều này chứng tỏ rằng súng không phải cứ dài là tốt mà cần có kỹ năng nữa

Ngày nay thì M16 được hiện đại hóa và dùng chủ yếu trong các lực lượng đặc công, cảnh sát biển của Việt Nam

Vừa rồi là những vũ khí tiêu biểu nhất mà quân đội ta đã mượn vô thời hạn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Thôi thì nhà các anh ấy giàu chắc cũng không để ý đâu. Mỗi tội thua nên chắc vẫn cay

Từ khóa: 

lịch sử

Đọc hay và vui 👍 😀

Trả lời

Đọc hay và vui 👍 😀

Đoạn kết cuối hài hước ghê 😆