Những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương?

  1. Văn hóa

Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết lưu truyền, mình nhớ hồi đi học khi bạn bắt đầu học bạn được học kha khá truyền thuyết; rồi cả được nghe kể trong câu chuyện của bà, của mẹ.

Tới thời điểm này, bạn còn nhớ được những câu chuyện truyền thuyết nào về thời đại 18 vua Hùng ? Mình điểm lại mấy truyện mình nhớ:

  • Lạc Long Quân & Âu Cơ : câu chuyện Bọc trăm trứng nở trăm con - Thời Kinh Dương Vương (vua Hùng vương thứ 1)
  • Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) : chuyện lưu truyền thời giặc Ân - Vua Hùng Vương Thứ 6
  • Sơn Tinh - Thủy Tinh: đời vua Hùng vương thứ 18 (có 1 người con gái tên là Mỵ Nương )
  • Truyền thuyết Bánh Chưng - Bánh Giày : đời vua Hùng thứ 6 , cũng là chọn rể (Lang Liêu)
  • Sự tích dưa hấu - Mai An Tiêm trên đảo hoang: đời vua Hùng thứ 17
  • Chử Đồng Tử - Tiên Dung: đời vua Hùng thứ 18

<Ảnh: nguồn

Vietoon.net
>

Từ khóa: 

thời đại hùng vương

,

truyền thuyết

,

văn hóa

Truyền thuyết thì có Kinh Dương Vương (ông nội của vua Hùng đệ nhất, cha của Lạc Long Quân), truyền thuyết về nghề dệt hình như cũng ở thời vua Hùng, Ngọc Tiêu/ Lăng Tiêu tiên nữ.

Trả lời

Truyền thuyết thì có Kinh Dương Vương (ông nội của vua Hùng đệ nhất, cha của Lạc Long Quân), truyền thuyết về nghề dệt hình như cũng ở thời vua Hùng, Ngọc Tiêu/ Lăng Tiêu tiên nữ.

Hường có thể bổ sung thêm truyền thuyết trầu cau, có từ khoảng 2000 năm trước công nguyên. Lộc xin không kể, chỉ có chi tiết vua Hùng đi qua chỗ xảy ra bi kịch, dân chúng đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay. Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ.

Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.