Những “trào lưu” vì môi trường có thật sự đem lại hiệu quả?
Vài năm gần đây, hàng loạt những hoạt động, chiến dịch bảo vệ môi trường được đông đảo cộng đồng hưởng ứng đã tạo nên một làn sóng rộng khắp. Nhưng cũng bởi diễn ra cùng một lúc và quá “ồ ạt” khiến nhiều người cho đó chỉ là những phong trào nhất thời. Họ không khỏi hoài nghi, đến lúc phong trào này lắng xuống, việc bảo vệ môi trường chỉ còn là những lời thoáng qua.
xã hội
Chào bạn, theo mình bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp bách, quan trọng nên cần một quá trình lâu dài, chứ không chỉ là những “trào lưu” ngắn. “Trào lưu” đó chỉ thật sự có hiệu quả khi đó là một dấu mốc, chứ không phải chỉ là một thời điểm - dấu mốc cho sự bắt đầu nhận thức, thay đổi và hành động của con người đối với môi trường.
Đã có rất nhiều hoạt động kêu gọi “sống xanh” trên các trang mạng xã hội và các kênh truyền thông. Từ những chiến dịch quy mô như dọn rác, trồng cây, đến những hành động nhỏ như kêu gọi nhau giảm thiểu vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần; sử dụng đồ dùng hữu cơ,… Ngay cả nền tảng online cũng được các bạn trẻ tận dụng một cách đầy sáng tạo.
Nhưng chúng ta thay vì cứ nghi ngờ rằng liệu đó có phải chỉ là “trào lưu” và sớm thoái trào hay không, thì hãy tự bản thân mình và cộng đồng tìm cách làm thế nào để những hành động tích cực đó có thể kéo dài, trở thành một quá trình, một chiến dịch bền vững. Có thể thấy, sau những “trào lưu” đó, rất nhiều quán cà phê, trà sữa sử dụng ly thủy tinh phục vụ tại bàn, ống hút giấy, ống hút inox,… góp phần thay đổi thói quen của khách sử dụng. Một bộ phận khách hàng cũng ưu tiên chọn lựa những địa chỉ với yếu tố thân thiện với môi trường, thậm chí chủ động mang theo bình, ly đựng riêng.
Ghé vào những cửa hàng tiện lợi, không hiếm trường hợp khách hàng từ chối túi nhựa. Tại các khu chợ hoặc siêu thị, hình ảnh khách hàng thay thế túi ni-lông bằng túi vải, túi sinh học đang dần tăng lên. Đó là những dấu hiệu cực kỳ tích cực, vì vậy hãy cùng nhau tạo nên những “trào lưu” cùng được thực hiện nối tiếp nhau, dần dần sẽ tạo được sự cộng hưởng lớn, đủ sức tác động để thay đổi ý thức và hành động của cộng đồng.
Mộc Miên
Chào bạn, theo mình bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp bách, quan trọng nên cần một quá trình lâu dài, chứ không chỉ là những “trào lưu” ngắn. “Trào lưu” đó chỉ thật sự có hiệu quả khi đó là một dấu mốc, chứ không phải chỉ là một thời điểm - dấu mốc cho sự bắt đầu nhận thức, thay đổi và hành động của con người đối với môi trường.
Đã có rất nhiều hoạt động kêu gọi “sống xanh” trên các trang mạng xã hội và các kênh truyền thông. Từ những chiến dịch quy mô như dọn rác, trồng cây, đến những hành động nhỏ như kêu gọi nhau giảm thiểu vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần; sử dụng đồ dùng hữu cơ,… Ngay cả nền tảng online cũng được các bạn trẻ tận dụng một cách đầy sáng tạo.
Nhưng chúng ta thay vì cứ nghi ngờ rằng liệu đó có phải chỉ là “trào lưu” và sớm thoái trào hay không, thì hãy tự bản thân mình và cộng đồng tìm cách làm thế nào để những hành động tích cực đó có thể kéo dài, trở thành một quá trình, một chiến dịch bền vững. Có thể thấy, sau những “trào lưu” đó, rất nhiều quán cà phê, trà sữa sử dụng ly thủy tinh phục vụ tại bàn, ống hút giấy, ống hút inox,… góp phần thay đổi thói quen của khách sử dụng. Một bộ phận khách hàng cũng ưu tiên chọn lựa những địa chỉ với yếu tố thân thiện với môi trường, thậm chí chủ động mang theo bình, ly đựng riêng.
Ghé vào những cửa hàng tiện lợi, không hiếm trường hợp khách hàng từ chối túi nhựa. Tại các khu chợ hoặc siêu thị, hình ảnh khách hàng thay thế túi ni-lông bằng túi vải, túi sinh học đang dần tăng lên. Đó là những dấu hiệu cực kỳ tích cực, vì vậy hãy cùng nhau tạo nên những “trào lưu” cùng được thực hiện nối tiếp nhau, dần dần sẽ tạo được sự cộng hưởng lớn, đủ sức tác động để thay đổi ý thức và hành động của cộng đồng.