Những tình huống nguy hiểm khi nâng ngực có thể gặp?

  1. Sức khoẻ

Từ khóa: 

sức khoẻ

Chào bạn! Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ khách hàng có thể gặp phải các tình huống nguy hiểm như:

Sốc phản vệ

Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất là kỹ thuật gây tê và gây mê. Trong quá trình gây tê, nếu bệnh nhân không được thử thuốc trước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ. Khi không được cấp cứu kịp thời, tình huống này có thể khiến bệnh nhân choáng, hôn mê thậm chí mất mạng.

Chảy máu quá nhiều

Trong phẫu thuật nâng ngực, quá trình cầm máu không tốt có thể gây tràn máu, tràn khí vào khoang phế mạc, ép phổi.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo: Chị em không chỉ cần chọn bác sĩ có tay nghề cao mà còn phải chọn người có kinh nghiệm. Hơn nữa cơ sở phẫu thuật phải có đủ trang thiết bị và đông bác sĩ và y tá tham gia để kịp thời xử lý các sự cố

Nhiễm trùng

khi nâng ngực, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng từ ngày thứ 2-6, các dịch tiết chảy ra nhiều, ngực căng, đau nhức hoặc chảy dịch qua đường mổ.

Khi nâng ngực bị hỏng, biện pháp khắc phục duy nhất là đến các bệnh viện lớn để bác sĩ thực hiện thăm khám, tháo túi ngực cũ.

Với các trường hợp chảy máu, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nhanh chóng lấy các chất nâng ngực khỏi bộ phận này, cầm máu, khử trùng. Nặng nhất, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ phần ngực, tái tạo một bộ phận khác.

Tái nhiễm trùng khi nâng ngực lần thứ hai

Việc thực hiện nâng ngực lần thứ hai chỉ nên thực hiện sau ít nhất ba tháng. Khi các mô còn viêm, vết thương vẫn sưng, chị em tuyệt đối không làm lại ngực. Lúc này, các phẫu thuật viên rất khó dự tính chính xác kích cỡ của khung ngực mới, dễ dẫn tới việc bị co rút, nguy cơ nhiễm trùng cao.

Trả lời

Chào bạn! Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ khách hàng có thể gặp phải các tình huống nguy hiểm như:

Sốc phản vệ

Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất là kỹ thuật gây tê và gây mê. Trong quá trình gây tê, nếu bệnh nhân không được thử thuốc trước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ. Khi không được cấp cứu kịp thời, tình huống này có thể khiến bệnh nhân choáng, hôn mê thậm chí mất mạng.

Chảy máu quá nhiều

Trong phẫu thuật nâng ngực, quá trình cầm máu không tốt có thể gây tràn máu, tràn khí vào khoang phế mạc, ép phổi.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo: Chị em không chỉ cần chọn bác sĩ có tay nghề cao mà còn phải chọn người có kinh nghiệm. Hơn nữa cơ sở phẫu thuật phải có đủ trang thiết bị và đông bác sĩ và y tá tham gia để kịp thời xử lý các sự cố

Nhiễm trùng

khi nâng ngực, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng từ ngày thứ 2-6, các dịch tiết chảy ra nhiều, ngực căng, đau nhức hoặc chảy dịch qua đường mổ.

Khi nâng ngực bị hỏng, biện pháp khắc phục duy nhất là đến các bệnh viện lớn để bác sĩ thực hiện thăm khám, tháo túi ngực cũ.

Với các trường hợp chảy máu, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nhanh chóng lấy các chất nâng ngực khỏi bộ phận này, cầm máu, khử trùng. Nặng nhất, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ phần ngực, tái tạo một bộ phận khác.

Tái nhiễm trùng khi nâng ngực lần thứ hai

Việc thực hiện nâng ngực lần thứ hai chỉ nên thực hiện sau ít nhất ba tháng. Khi các mô còn viêm, vết thương vẫn sưng, chị em tuyệt đối không làm lại ngực. Lúc này, các phẫu thuật viên rất khó dự tính chính xác kích cỡ của khung ngực mới, dễ dẫn tới việc bị co rút, nguy cơ nhiễm trùng cao.