Những thuật ngữ khoa học quá phức tạp và khó nhớ có khiến bạn mất hứng thú vào khoa học hay các ngành kỹ thuật tương tự không?

  1. Khoa học

Đây là câu hỏi của đề tài dự án nghiên cứu của mình.

Có đúng là khi đọc những tài liệu khoa học với quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, chuyên sâu (trong tiếng anh gọi là ''jargon'') thì người đọc sẽ dễ cảm thấy nản chí và dần mất hứng thú với khoa học không?

Theo quan điểm của bạn thì sao?

Từ khóa: 

khoa học

,

thuật ngữ

,

jargon

,

hứng thú

,

kỹ thuật

,

khoa học

Mình phải công nhận với bạn điều này ! vì chính mình nghiên cứu Khoa học cũng thấy rất khó tiếp thu vì nhiều thuật ngữ quá hàn lâm và ít đi kèm những giải thích chi tiết.

Chính vì thế khi các tài liệu khoa học tiếp cận đến đại chúng thường không được đón nhận, vì họ đọc...chả hiểu gì cả. Dẫn đến mất hứng thú và đam mê với khoa học. Hệ lụy là thế hệ trẻ không mặn mà lắm với lĩnh vực này.

Hiểu được điều đó, mình đã bắt đầu xắn tay vào "viết lại" các định luật, học thuyết, kiến thức quan trọng ( chủ yếu là vật lí ) để giúp các bạn học sinh, sinh viên tiếp thu dễ dàng hơn, và hứng thú hơn.

Bên cạnh đó mình cũng hay đặt ra các câu hỏi rất "hack não" để khéo léo lồng ghép kiến thức vào giúp cuộc tranh luận được sôi nổi và hấp dẫn hơn.

Nếu yêu thích bạn có thể đọc qua các bài viết của mình về Thuyết tương đối, vật lí lượng tử nhé ^^!

Trả lời

Mình phải công nhận với bạn điều này ! vì chính mình nghiên cứu Khoa học cũng thấy rất khó tiếp thu vì nhiều thuật ngữ quá hàn lâm và ít đi kèm những giải thích chi tiết.

Chính vì thế khi các tài liệu khoa học tiếp cận đến đại chúng thường không được đón nhận, vì họ đọc...chả hiểu gì cả. Dẫn đến mất hứng thú và đam mê với khoa học. Hệ lụy là thế hệ trẻ không mặn mà lắm với lĩnh vực này.

Hiểu được điều đó, mình đã bắt đầu xắn tay vào "viết lại" các định luật, học thuyết, kiến thức quan trọng ( chủ yếu là vật lí ) để giúp các bạn học sinh, sinh viên tiếp thu dễ dàng hơn, và hứng thú hơn.

Bên cạnh đó mình cũng hay đặt ra các câu hỏi rất "hack não" để khéo léo lồng ghép kiến thức vào giúp cuộc tranh luận được sôi nổi và hấp dẫn hơn.

Nếu yêu thích bạn có thể đọc qua các bài viết của mình về Thuyết tương đối, vật lí lượng tử nhé ^^!

Trước mình đi học thầy có nói, học mà buồn ngủ chứng tỏ bài học ko hứng thú, và ko hứng thú vì đa phần hoặc ng học ko tập trung hoặc người học không hiểu.

Những thuật ngữ chuyên sâu, đối với cá nhân chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, sẽ khiến ng ta khó hiểu, khó nhớ, thành ra khó học. Từ khó thì chuyển sang nản là điều hiển nhiên. Nếu có quá nhiều thì ng đọc sẽ chẳng hiểu, và từ đầu đã ko hiểu thì đến cuối sao hiểu đc. 

Vì vậy mà các quyển best-seller đều có ít các thuật ngữ, thậm chí là công thức. Như Stephen Hawking có nói trong lời mở đầu của Lược Sử Thời Gian, số công thức tỷ lệ nghịch với số sách bán đc.

Hồi mình đi học cũng nhiều thứ gây khó hiểu, nội cái xà gồ với cầu phong, lito. Bình thường là đòn tay, rui, lách. Mà đọc trước chả có giải thích nó là cái gì, nên chẳng biết nó đang nói về vấn đề gì nữa, sao ko nản. Nhưng mà môn học thì phải cố đọc rồi tìm hiểu thôi 😂😂