Những thông điệp về Văn học nghệ thuật trong tác phẩm Bông Hồng Vàng của Pauxtôpxki là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Văn học Nga là một nền văn học lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học của nhân loại trên nhiều phương diện. Thế kỉ XIX là thời kì văn học Nga phát triển mạnh mẽ nhất, thời kì “vàng” bởi nó đạt được nhiều thành tựu, có rất nhiều tác giả đã ghi dấu mình như A. Puskin, Lecmôntôp .. Những năm đầu thế kỉ XX, với thắng lợi của Cách Mạng tháng 10 /1917 vĩ đại, đánh dấu một trang sử hào hùng của cả cách mạng vô sản trên toàn Thế giới. Sau đó, cả nước Nga bắt đầu vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Các kế hoạch 5 năm lần lượt được thực hiện, cải cách tất cả mọi mặt từ kinh tế chính trị , quân đội đến văn hóa, đời sống xã hội, văn học nghệ thuật .. và qua những giai đoạn lịch sử của dân tộc thì văn học luôn gắn liền với mỗi chặng đường đã qua. Mỗi một bước tiến của lịch sử đều có dấu chân của văn học. Văn học thể hiện qua việc tái hiện lại hiện thực cuộc sống và trong hoàn cảnh chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít một cách chân thực và sinh động nhất. Khuynh hướng chung của Văn học Nga lúc bấy giờ đó là tái hiện bức tranh sử thi về con người và xã hội lúc bấy giờ. Kônxtatin Pauxtôpxki (1892 – 1968) là nhà văn Nga nổi tiếng, ông được mệnh danh là một trong những bậc thầy của nghệ thuật truyện ngắn Xô viết đương đại. Và với khuynh hướng lãng mạn và phong cách trữ tình độc đáo của ông đã làm say mê bao đọc giả không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà Pauxtôpxki được các nhà văn Việt Nam chọn làm tấm gương học tập trong nghệ thuật viết truyện ngắn. Các tác phẩm của ông được bắt đầu viết từ 1930 và các sáng tác của ông được in trong tập “Bông Hồng Vàng và Bình Minh Mưa”. Những thông điệp về văn học nghệ thuật trong tác phẩm Bông Hồng Vàng của nhà văn Pauxtôpxki để làm sáng rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật của ông. Trong tác phẩm Bông Hồng Vàng có rất nhiều truyện ngắn, người viết xin nêu ra một vài thông điệp từ truyện ngắn “Bụi Quý”. Bông Hồng Vàng ra đời vào mùa thu 1955, gồm 16 truyện ngắn, lần đầu được đăng trên Tạp chí tháng Mười. Là tác phẩm tâm huyết của Pauxtôpxki chứa đựng quan niệm nghệ thuật, quan niệm về nghề văn , thiên chức người cầm bút và một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu tập tài liệu, hình ảnh, ý tưởng sáng tác, cho đến khi một tác phẩm hoàn chỉnh ra đời. Và nó đã trở thành những kinh nghiệm sống quý giá cho các nhà văn nước Nga và cả thế giới.Khi nói về Bông Hồng Vàng, tác giả có nói : "Cuốn sách này không phải là một công trình nghiên cứu lý thuyết, càng không phải là một kim chỉ nam. Đó chẳng qua chỉ là những ghi chép về quan niệm của tôi đối với nghề văn và về kinh nghiệm viết văn của tôi. Những vấn đề lớn làm cơ sở tư tưởng cho công việc sáng tạo của nhà văn chúng ta không được đề cập tới trong cuốn sách vì trong lĩnh vực này ở nước ta không có những sự bất đồng lớn. Đối với tất cả mọi người, chủ nghĩa anh hùng và ý nghĩa giáo dục của văn học đã rõ ràng. Trong cuốn sách này tôi chỉ vội viết ra chút ít những gì tôi kịp viết. Nhưng nếu như tôi truyền đạt được tới bạn đọc, dù chỉ trong chừng mực ít ỏi, khái niệm về bản chất tuyệt vời của lao động nhà văn, thì tôi giám coi như đã làm tròn bổn phận của mình trước sự nghiệp văn học...”. Nói đến văn học thì phải nói đến thế giới nhân vật bởi nhân vật là thế giới thu nhỏ trong đó diễn ra mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội. Có thể nói nhân vật là một trong những yếu tố quyết định sức sống của một tác phẩm. Dù nhiều hay ít thì nhân vật cũng mang quan niệm cũng như tư tưởng của tác giả, thể hiện tình cảm thái độ của nhà văn với thế giới khách quan. Trong thế giới nhân vật của Pauxtopxki đều là những nhân vật bình thường. Họ là anh thợ quét rác, là nhà văn thực tập, bác nhà văn, chàng họa sĩ,… song ở họ luôn toát lên tình yêu cuộc sống chân thực mà giản dị. Ông không chú trọng miêu tả vẻ bề ngoài mà ông tập trung khắc họa những sắc thái cảm xúc , trạng thái tâm lí và những biểu hiện trong tính cách của họ. Và ông cũng xây dựng những tình huống truyện đầy ngẫu nhiên và tất nhiên, được kết hợp một cách vô cùng nhuần nhuyễn. Trong “Bụi Quý” thì kể về cuộc sống của anh chàng quét rác nhặt nhụm từng mảnh bụi vàng để làm bông hoa hồng vàng tặng cô gái mà anh ta yêu, hay trong tác phẩm “Truyện ngắn đầu tiên” cuộc sống của một gia đình viên tướng về hưu ở Kiep … Với kiểu truyện không có cốt truyện , truyện viết theo dòng cảm xúc của tác gỉa , Pauxtopxki đã tập trung khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật nhằm bộc lộ cái “nội dụng chân thực của tâm hồn”. Với lối kết thúc bỏ ngỏ, hướng con người đến bầu trời và ánh sáng, Pauxtopxki là bậc thầy của thể loại truyện ngắn không có cốt truyện. Qua mỗi truyện ngắn thì Pauxtopxki lại nhắn nhủ đến người viết văn những bài học vô cùng quý giá về nghề văn, thiên chức người cầm bút.“Bụi Quý” kể về cuộc sống của Giăng Samet - anh chàng quét rác ở các xưởng thủ công tại Pari.Từng đăng lính trong quân đội của “Tiểu Napoleong” trong thời gian chiến tranh ở Mehico, nhưng Samet lại bị sốt rét nặng ở Vêra Krux nên được cho về nước. Và chính vì vậy mà Viên chỉ huy trung đoàn nhờ Samet đưa đứa con gái Xuyzan về Pháp. Trên đường chở về, Samet liên tục kể những mẩu chuyện để Xuyzan vui vẻ . Trong đó có câu chuyện về bà lão và bông hồng vàng. Có rất nhiều câu chuyện vừa hư vừa thực được kể với Xuyzan. Và Samet thì luôn coi việc làm Xuyzan vui là bổn phận của anh. Về đến Pháp, chia tay Xuyzan. Samet trở về cuộc sống thường ngày của mình nhưng trong thâm tâm của Samet luôn có hình bóng của Xuyzan. Bởi đặc thù công việc quét rác chính là làm việc đêm, mùi rác rưởi như bao vây lấy Samet xong hắn thậm chí còn vui mừng vì điều ấy. Sáng hôm ấy, cuối cùng Samet cũng gặp lại Xuyzan trên cây cầu Phế Binh, và những ngày ở bên Xuyzan là những ngày hạnh phúc với Samet. Khi biết chuyện giữa Xuyzan và người yêu cãi nhau, Samet đã tham gia hòa giải và mọi chuyện lại hạnh phúc như ban đầu. Tháng ngày sau này, Samet đã tích cóp những mảnh bụi vàng từ các xưởng kim hoàn để làm nên bông hồng tặng Xuyza. Nhưng khi đến ngày xong thì Samet hay tin Xuyzan đã đi Mỹ và không trở về nữa. Chính vì vậy nó trở thành mảnh sắt gỉ đâm vào trái tim đau đớn của Samet. Bỏ việc và nằm ru rú ở nhà, không một ai quan tâm. Chỉ có một người theo dõi Samet, chính là bác thợ bạc đứng tuổi. Và cứ thế, Samet lặng lẽ qua đời. Bông hồng đó cuối cùng cũng được bán cho một nhà văn lôi thôi lếch thếch. Và chính ông nhà văn ấy đã viết lại câu chuyện đau lòng của Samet – người cựu chiến binh trung đoàn thuộc địa số 27. Câu chuyện của Samet đã cho người viết văn nói riêng và bạn đọc nói chung nhiều điều hay, ông nhà văn ấy có giúp người đọc nhận thức sâu hơn về nghề văn .Mọi sự vật xung quanh, từ khoảnh khắc ngắn ngủi được tính bằng giây, rồi cả những cái nhìn vô tình, những hoàn cảnh bất ngờ rồi đến những lúc con tim ngừng đập 1 nhịp … tất cả đều rất đỗi quen thuộc với con người chúng ta, và tất cả chính là “những hạt cát rất nhỏ của bụi vàng”. Đối với nhà văn, chúng ta tìm tòi, thu nhặt lại từng chút, gom góm từng ngày giống Samet để rồi một ngày, ta có được tấm hợp kim – chính là những kiến thức, những ý tưởng, những sự sáng tạo. Để rồi, từ tấm hợp kim, ta đánh ra được bông hồng vàng, cũng giống như ta, khi có kiến thức, có tri nhận, có ý tưởng đầy sáng tạo, qua sự trải chuốt tỉ mỉ, sự dày công chuẩn bị cuối cùng ta cho ra được những tác phẩm để đời, đó là truyện, là thơ, là kịch …. Và đâu phải ai cũng chịu bỏ ra công sức lao động để nghiên cứu xem chính những hạt bụi quý – mỗi sự vật vô tình hay cố ý đều cho ta thấy sự sống động của nguồn văn học ra sao. Và tác phẩm văn học ấy, sinh ra để làm “cái đẹp cho trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phú, vì niềm tin và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh của trí tuệ”. Khi đêm xuống, nó rực rỡ tỏa ánh sáng ngàn năm. Truyện ngắn “Bụi quý” cho ta thấy những quan điểm hết sức sáng tạo trong nghề văn nói chung hay tất cả các công việc nói chung. Nếu không có sự tìm tòi nghiên cứu, không có sự chắt lọc, không có những ý tưởng, không có sự miệt mài thì sẽ chẳng có một thứ gì cả, trong văn học cũng vậy. Sẽ chẳng có một tác phẩm bào hay nếu thiếu đi những “vị” đó. Mục đích của mỗi một tác phẩm chính là mang lại những gì đẹp nhất của cuộc sống, tiếp thêm động lực cho mọi người xung quanh, tô điểm thêm đạo đức của con người .. Giúp cho xã hội tiến bộ hơn. Thế giới truyện ngắn của Pauxtopxki mang đến cho người đọc những cảm xúc tuyệt đẹp nhất, mang đến một cái nhìn mới về con người và thể hiện khát vọng của nhà văn trong hành trình vươn đến giới hạn không cùng của cái đẹp trong cuộc sống. Truyện là những câu chuyện nhỏ nhặt xung quanh ta nhưng nó lại mang tầm vóc vĩ đại của cả thế giới này. Bông Hồng Vàng là cuốn sách độc đáo về lao động và nhà văn . Văn học là tình yêu không hoa của sự kiên trì và tình yêu cuộc sống .Và cảm ơn tác giả Pauxtopxki đã mang đến cho người đọc, đặc biệt là những nhà cầm bút vẽ tương lai những bài học vô cùng hay và ý nghĩa, đầy chất hiện thực.
Trả lời
Văn học Nga là một nền văn học lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học của nhân loại trên nhiều phương diện. Thế kỉ XIX là thời kì văn học Nga phát triển mạnh mẽ nhất, thời kì “vàng” bởi nó đạt được nhiều thành tựu, có rất nhiều tác giả đã ghi dấu mình như A. Puskin, Lecmôntôp .. Những năm đầu thế kỉ XX, với thắng lợi của Cách Mạng tháng 10 /1917 vĩ đại, đánh dấu một trang sử hào hùng của cả cách mạng vô sản trên toàn Thế giới. Sau đó, cả nước Nga bắt đầu vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Các kế hoạch 5 năm lần lượt được thực hiện, cải cách tất cả mọi mặt từ kinh tế chính trị , quân đội đến văn hóa, đời sống xã hội, văn học nghệ thuật .. và qua những giai đoạn lịch sử của dân tộc thì văn học luôn gắn liền với mỗi chặng đường đã qua. Mỗi một bước tiến của lịch sử đều có dấu chân của văn học. Văn học thể hiện qua việc tái hiện lại hiện thực cuộc sống và trong hoàn cảnh chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít một cách chân thực và sinh động nhất. Khuynh hướng chung của Văn học Nga lúc bấy giờ đó là tái hiện bức tranh sử thi về con người và xã hội lúc bấy giờ. Kônxtatin Pauxtôpxki (1892 – 1968) là nhà văn Nga nổi tiếng, ông được mệnh danh là một trong những bậc thầy của nghệ thuật truyện ngắn Xô viết đương đại. Và với khuynh hướng lãng mạn và phong cách trữ tình độc đáo của ông đã làm say mê bao đọc giả không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà Pauxtôpxki được các nhà văn Việt Nam chọn làm tấm gương học tập trong nghệ thuật viết truyện ngắn. Các tác phẩm của ông được bắt đầu viết từ 1930 và các sáng tác của ông được in trong tập “Bông Hồng Vàng và Bình Minh Mưa”. Những thông điệp về văn học nghệ thuật trong tác phẩm Bông Hồng Vàng của nhà văn Pauxtôpxki để làm sáng rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật của ông. Trong tác phẩm Bông Hồng Vàng có rất nhiều truyện ngắn, người viết xin nêu ra một vài thông điệp từ truyện ngắn “Bụi Quý”. Bông Hồng Vàng ra đời vào mùa thu 1955, gồm 16 truyện ngắn, lần đầu được đăng trên Tạp chí tháng Mười. Là tác phẩm tâm huyết của Pauxtôpxki chứa đựng quan niệm nghệ thuật, quan niệm về nghề văn , thiên chức người cầm bút và một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu tập tài liệu, hình ảnh, ý tưởng sáng tác, cho đến khi một tác phẩm hoàn chỉnh ra đời. Và nó đã trở thành những kinh nghiệm sống quý giá cho các nhà văn nước Nga và cả thế giới.Khi nói về Bông Hồng Vàng, tác giả có nói : "Cuốn sách này không phải là một công trình nghiên cứu lý thuyết, càng không phải là một kim chỉ nam. Đó chẳng qua chỉ là những ghi chép về quan niệm của tôi đối với nghề văn và về kinh nghiệm viết văn của tôi. Những vấn đề lớn làm cơ sở tư tưởng cho công việc sáng tạo của nhà văn chúng ta không được đề cập tới trong cuốn sách vì trong lĩnh vực này ở nước ta không có những sự bất đồng lớn. Đối với tất cả mọi người, chủ nghĩa anh hùng và ý nghĩa giáo dục của văn học đã rõ ràng. Trong cuốn sách này tôi chỉ vội viết ra chút ít những gì tôi kịp viết. Nhưng nếu như tôi truyền đạt được tới bạn đọc, dù chỉ trong chừng mực ít ỏi, khái niệm về bản chất tuyệt vời của lao động nhà văn, thì tôi giám coi như đã làm tròn bổn phận của mình trước sự nghiệp văn học...”. Nói đến văn học thì phải nói đến thế giới nhân vật bởi nhân vật là thế giới thu nhỏ trong đó diễn ra mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội. Có thể nói nhân vật là một trong những yếu tố quyết định sức sống của một tác phẩm. Dù nhiều hay ít thì nhân vật cũng mang quan niệm cũng như tư tưởng của tác giả, thể hiện tình cảm thái độ của nhà văn với thế giới khách quan. Trong thế giới nhân vật của Pauxtopxki đều là những nhân vật bình thường. Họ là anh thợ quét rác, là nhà văn thực tập, bác nhà văn, chàng họa sĩ,… song ở họ luôn toát lên tình yêu cuộc sống chân thực mà giản dị. Ông không chú trọng miêu tả vẻ bề ngoài mà ông tập trung khắc họa những sắc thái cảm xúc , trạng thái tâm lí và những biểu hiện trong tính cách của họ. Và ông cũng xây dựng những tình huống truyện đầy ngẫu nhiên và tất nhiên, được kết hợp một cách vô cùng nhuần nhuyễn. Trong “Bụi Quý” thì kể về cuộc sống của anh chàng quét rác nhặt nhụm từng mảnh bụi vàng để làm bông hoa hồng vàng tặng cô gái mà anh ta yêu, hay trong tác phẩm “Truyện ngắn đầu tiên” cuộc sống của một gia đình viên tướng về hưu ở Kiep … Với kiểu truyện không có cốt truyện , truyện viết theo dòng cảm xúc của tác gỉa , Pauxtopxki đã tập trung khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật nhằm bộc lộ cái “nội dụng chân thực của tâm hồn”. Với lối kết thúc bỏ ngỏ, hướng con người đến bầu trời và ánh sáng, Pauxtopxki là bậc thầy của thể loại truyện ngắn không có cốt truyện. Qua mỗi truyện ngắn thì Pauxtopxki lại nhắn nhủ đến người viết văn những bài học vô cùng quý giá về nghề văn, thiên chức người cầm bút.“Bụi Quý” kể về cuộc sống của Giăng Samet - anh chàng quét rác ở các xưởng thủ công tại Pari.Từng đăng lính trong quân đội của “Tiểu Napoleong” trong thời gian chiến tranh ở Mehico, nhưng Samet lại bị sốt rét nặng ở Vêra Krux nên được cho về nước. Và chính vì vậy mà Viên chỉ huy trung đoàn nhờ Samet đưa đứa con gái Xuyzan về Pháp. Trên đường chở về, Samet liên tục kể những mẩu chuyện để Xuyzan vui vẻ . Trong đó có câu chuyện về bà lão và bông hồng vàng. Có rất nhiều câu chuyện vừa hư vừa thực được kể với Xuyzan. Và Samet thì luôn coi việc làm Xuyzan vui là bổn phận của anh. Về đến Pháp, chia tay Xuyzan. Samet trở về cuộc sống thường ngày của mình nhưng trong thâm tâm của Samet luôn có hình bóng của Xuyzan. Bởi đặc thù công việc quét rác chính là làm việc đêm, mùi rác rưởi như bao vây lấy Samet xong hắn thậm chí còn vui mừng vì điều ấy. Sáng hôm ấy, cuối cùng Samet cũng gặp lại Xuyzan trên cây cầu Phế Binh, và những ngày ở bên Xuyzan là những ngày hạnh phúc với Samet. Khi biết chuyện giữa Xuyzan và người yêu cãi nhau, Samet đã tham gia hòa giải và mọi chuyện lại hạnh phúc như ban đầu. Tháng ngày sau này, Samet đã tích cóp những mảnh bụi vàng từ các xưởng kim hoàn để làm nên bông hồng tặng Xuyza. Nhưng khi đến ngày xong thì Samet hay tin Xuyzan đã đi Mỹ và không trở về nữa. Chính vì vậy nó trở thành mảnh sắt gỉ đâm vào trái tim đau đớn của Samet. Bỏ việc và nằm ru rú ở nhà, không một ai quan tâm. Chỉ có một người theo dõi Samet, chính là bác thợ bạc đứng tuổi. Và cứ thế, Samet lặng lẽ qua đời. Bông hồng đó cuối cùng cũng được bán cho một nhà văn lôi thôi lếch thếch. Và chính ông nhà văn ấy đã viết lại câu chuyện đau lòng của Samet – người cựu chiến binh trung đoàn thuộc địa số 27. Câu chuyện của Samet đã cho người viết văn nói riêng và bạn đọc nói chung nhiều điều hay, ông nhà văn ấy có giúp người đọc nhận thức sâu hơn về nghề văn .Mọi sự vật xung quanh, từ khoảnh khắc ngắn ngủi được tính bằng giây, rồi cả những cái nhìn vô tình, những hoàn cảnh bất ngờ rồi đến những lúc con tim ngừng đập 1 nhịp … tất cả đều rất đỗi quen thuộc với con người chúng ta, và tất cả chính là “những hạt cát rất nhỏ của bụi vàng”. Đối với nhà văn, chúng ta tìm tòi, thu nhặt lại từng chút, gom góm từng ngày giống Samet để rồi một ngày, ta có được tấm hợp kim – chính là những kiến thức, những ý tưởng, những sự sáng tạo. Để rồi, từ tấm hợp kim, ta đánh ra được bông hồng vàng, cũng giống như ta, khi có kiến thức, có tri nhận, có ý tưởng đầy sáng tạo, qua sự trải chuốt tỉ mỉ, sự dày công chuẩn bị cuối cùng ta cho ra được những tác phẩm để đời, đó là truyện, là thơ, là kịch …. Và đâu phải ai cũng chịu bỏ ra công sức lao động để nghiên cứu xem chính những hạt bụi quý – mỗi sự vật vô tình hay cố ý đều cho ta thấy sự sống động của nguồn văn học ra sao. Và tác phẩm văn học ấy, sinh ra để làm “cái đẹp cho trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phú, vì niềm tin và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh của trí tuệ”. Khi đêm xuống, nó rực rỡ tỏa ánh sáng ngàn năm. Truyện ngắn “Bụi quý” cho ta thấy những quan điểm hết sức sáng tạo trong nghề văn nói chung hay tất cả các công việc nói chung. Nếu không có sự tìm tòi nghiên cứu, không có sự chắt lọc, không có những ý tưởng, không có sự miệt mài thì sẽ chẳng có một thứ gì cả, trong văn học cũng vậy. Sẽ chẳng có một tác phẩm bào hay nếu thiếu đi những “vị” đó. Mục đích của mỗi một tác phẩm chính là mang lại những gì đẹp nhất của cuộc sống, tiếp thêm động lực cho mọi người xung quanh, tô điểm thêm đạo đức của con người .. Giúp cho xã hội tiến bộ hơn. Thế giới truyện ngắn của Pauxtopxki mang đến cho người đọc những cảm xúc tuyệt đẹp nhất, mang đến một cái nhìn mới về con người và thể hiện khát vọng của nhà văn trong hành trình vươn đến giới hạn không cùng của cái đẹp trong cuộc sống. Truyện là những câu chuyện nhỏ nhặt xung quanh ta nhưng nó lại mang tầm vóc vĩ đại của cả thế giới này. Bông Hồng Vàng là cuốn sách độc đáo về lao động và nhà văn . Văn học là tình yêu không hoa của sự kiên trì và tình yêu cuộc sống .Và cảm ơn tác giả Pauxtopxki đã mang đến cho người đọc, đặc biệt là những nhà cầm bút vẽ tương lai những bài học vô cùng hay và ý nghĩa, đầy chất hiện thực.