Những thói quen chỉ những người cầu toàn mới có

  1. Kỹ năng mềm

Hãy nghĩ về một người cầu toàn mà bạn biết.

https://cdn.noron.vn/2021/02/18/73493199705961455-1613614386.png

Khi nghĩ về họ, bạn có choáng ngợp bởi kỹ năng hay trí tuệ của họ không? Hay bạn có khó chịu vì chủ nghĩa hoàn hảo chảy trong huyết quản của họ? Hay chính bạn cũng là người cầu toàn như thế?

Tôi thấy rằng, từ “cầu toàn” là một thuật ngữ chuyên dụng được sử dụng trong quá trình phỏng vấn – là điểm mạnh có trong danh sách mà mọi người chọn liệt kê trên internet (bên cạnh kỹ năng giao tiếp và khả năng lãnh đạo) để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.Nhưng, người “cầu toàn” thật sự là người như thế nào và điều gì khiến họ khác biệt với số đông? Họ có những thói quen như thế nào?

1) Họ để tâm đến ngôn ngữ cơ thể

Những số liệu có thể thay đổi nhưng trong hầu hết tình huống, cho thấy rằng, đối với người cầu toàn, khoảng 80% giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể, con số này hiếm khi giảm xuống dưới 60%. Điều này khiến ngôn ngữ cơ thể trở thành một phần quan trọng trong giao tiếp của họ.

https://cdn.noron.vn/2021/02/18/73493199705961461-1613614431.png

Một người cầu toàn có khả năng quan sát ngôn ngữ cơ thể và từ đó nhận ra cảm xúc thật cũng như biết được điều người khác đang bận tâm. Những người cầu toàn chú ý cách những người xung quanh họ thể hiện mình. Họ xem trọng cách mọi người bộc lộ bản thân nhằm đạt được sự đánh giá cao từ người khác. Khả năng quan sát xã hội này mang đến cho họ sự nhạy bén để nhìn thấu cảm xúc của mọi người và đáp lại chúng một cách chừng mực. Chỉ cần quan sát một nét mặt của một người, họ có thể hiểu rõ tâm trạng cũng như đọc vị những lo toan của người đó, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người luôn tỏ ra ngạc nhiên và toát lên sự thân thiện sẽ được đánh giá là đáng tin cậy nhất.

2. Họ coi trọng hiệu quả công việc

Hẳn rồi, người cầu toàn là người luôn sẵn lòng bắt tay vào làm việc hoặc cố gắng thử một lối đi tắt. Họ chỉ đơn giản là không muốn phí phạm thời gian. Họ tin rằng mỗi phút dành cho một dự án đều góp phần quan trọng vào thành quả cuối cùng, vì vậy thời gian không nên bị lãng phí.

Ngoài ra, họ cũng nhận ra công thức và những bước đi thay thế dẫn đến thành công mà những người khác bỏ lỡ. Khi tiến hành một dự án, người cầu toàn sẽ khiến những phần nhỏ trong công việc vận hành thật trơn tru, để khi hoàn tất, họ sẽ có được một thành phẩm hoàn hảo. Họ đảm bảo rằng sẽ chẳng có bất kỳ thiếu sót nào trong quá trình khiến họ phải quay lại và sửa chữa.

3. Họ tiên đoán trước vấn đề

Người cầu toàn biết rằng nếu họ không xem xét mọi chi tiết, họ không thể tự tin nói rằng mọi thứ sẽ thành công . Họ cũng nhận thức được rằng mỗi phần nhỏ trong công việc đều tồn tại có mục đích trong suốt quá trình.

Hãy tưởng tượng, bạn đang lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc tại gia. Bạn biết rằng mình sẽ phải thu hút nhiều vị khách, xử lý tình huống và dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn thức uống, sắp xếp chỗ ngồi, tạo ra những tụ điểm ăn chơi, giải trí. Bạn dự trù, đảm bảo mình có đủ thức ăn nếu vài vị khách không mời ghé thăm, rằng bạn có đủ nước đá và giấy vệ sinh để đu đưa thâu đêm suốt sáng. Nếu không đảm bảo hết những điều trên, bạn không thể tự tin nói rằng, bữa tiệc này sẽ thật bốc.

Mọi người cầu toàn đều suy nghĩ tương tự vậy với mọi thứ họ làm. Họ đánh giá cao vị trí của mọi phần trong một dự án để sự thất bại không thể xảy ra.

4. Họ đặt ra những câu hỏi tư duy

Dù cho những người cầu toàn chú ý nhiều hơn đến tiểu tiết và quá lo xa đi chăng nữa, xu hướng đánh giá mọi thứ với trực giác sắc bén khiến họ chú ý những điều mà người khác bỏ quên.

https://cdn.noron.vn/2021/02/18/73493199705961464-1613614487.png

Để đạt đến trình độ đó, những người cầu toàn tự hỏi chính mình những câu hỏi tư duy, họ có nên chỉ tập trung vào dự án của mình hay xem xét dự án của người khác. Họ thích tìm kiếm những khoảng trống trong các câu chuyện, sự ngụy biện vô lí và cách để đơn giản các quy trình phức tạp. Họ thích đặt câu hỏi để khiến hệ thống làm việc hiệu quả hơn, đảm bảo rằng những điều nên xảy ra sẽ phải xảy ra và tìm những phần còn thiếu để cân bằng mọi thứ. Họ muốn biết tại sao mọi thứ lại như vậy mà không có bất kỳ giả định nào.

5. Họ luôn chỉn chu, gọn gàng

Tất cả chúng ta đều có những cách khác nhau để duy trì sự tươm tất và những người cầu toàn cũng không ngoại lệ. Họ thường sử dụng các phương pháp cụ thể để sắp xếp công việc của mình, chẳng hạn như sử dụng mã màu, lên danh sách và sử dụng ứng dụng để nhắc nhở mình.

Họ muốn tận dụng thời gian thật hiệu quả, vì vậy lập kế hoạch trước để không lãng phí thời gian trong tương lai là điều cốt lõi. Những người cầu toàn rất giỏi trong việc quản lý thời gian của và sử dụng các cách như gộp các nhiệm vụ lại với nhau để tránh phí phạm thời gian của mình và họ cũng không bao giờ đợi đến phút cuối để hoàn thành công việc.

Nếu bạn muốn trở nên cầu toàn hơn, hãy nghĩ đến những thói quen và đặc điểm của tính cách này và cố gắng điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của bạn sao cho phù hợp. Nếu bạn cảm thấy bạn đã quá cầu toàn rồi, bởi vì đây là thuật ngữ chuyên dụng trong kinh doanh, thì bạn tốt hơn là hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy sự cầu toàn của mình, thay vì chỉ nói với họ.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm