Những thách thức của quảng cáo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Điểm yếu nhất trong mọi chương trình quảng cáo là sự đáng tin cậy của nó. Đối với người bình thường thì thông điệp quảng cáo có độ tin cậy rất thấp. Quảng cáo, theo đúng nghĩa của nó là thông điệp do các công ty bỏ tiền ra mua nhằm thu được lợi nhuận từ việc buôn bán hàng hóa. Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử quảng cáo thì thời kỳ sau thế chiến thứ hai, quảng cáo là một ngôi sao đang lên đối với giới doanh nhân Mỹ. Tại các công ty như P&G, Coca-Cola...thì người làm quảng cáo đóng vai trò chỉ huy. Khi vô tuyến truyền hình được đưa vào sử dụng thì khối lượng quảng cáo lại càng bùng nổ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự tăng lên của khối lượng quảng cáo lại đi kèm với sự giảm sút về mặt hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về quảng cáo đều cho ra kết quả giống nhau là quảng cáo trên một phương tiện thông tin nào đó càng nhiều thì hiệu quả của từng quảng cáo lại càng thấp. Và bây giờ quảng cáo đã không còn mới mẻ và hấp dẫn như trước đây, nó nhiều đến mức khiến cho mọi người phải tìm cách lảng tránh. Bên cạnh đó, quảng cáo không giống như các công cụ marketing khác nó cho phép truyền tải thông điệp đến nhiều người một cách nhanh chóng, trực tiếp. Vấn đề là nhiều công ty đã sử dụng phương tiện này để tạo dựng mối quan hệ mì ăn liền với người tiêu dùng và thất bại khi không thực hiện được như đã hứa bằng cách nói dối về giá trị, từ đó khiến cho sự tin tưởng của người tiêu dùng bị tan vỡ và niềm tin với quảng cáo trở nên lung lay. Thương hiệu chính là sự tin cậy, việc thành lập một thương hiệu bây giờ trở nên khó khăn vì có quá nhiều thương hiệu đang đua tranh gây sự chú ý. Quảng cáo thì không xây dựng được thương hiệu, đây lại là vai trò và chức năng của PR, quảng cáo chỉ làm nhiệm vụ duy trì thương hiệu. Mục tiêu giờ đây của quảng cáo là để củng cố một nhận thức đang hiện diện trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu. Một vấn đề nữa của quảng cáo hiện nay chính là tính sáng tạo. Khi mà các công ty quảng cáo còn bán các thông điệp quảng cáo cho khách hàng thay vì bán sản phẩm cho người tiêu dùng thì lúc đó vẫn còn sức ép đòi hỏi “quảng cáo sáng tạo”. Cần phải mới, lạ, hấp dẫn và duy nhất. Tuy nhiên, để mang lại giá trị bền vững với người tiêu dùng thì cái cần đổi mới đầu tiên phải là sản phẩm chứ không phải là đơn thuần các thông điệp quảng cáo hấp dẫn. Cuối cùng là lợi nhuận, đã qua rồi thời kỳ mà bỏ 1 chi phí cho quảng cáo và thu về 1 lợi nhuận trong năm đó. Có người thì cho rằng quảng cáo là một khoản đầu tư lâu dài, tuy nhiên những tính toán này đều có thể mắc phải sai lầm trong thời kỳ kinh tế thị trường biến động liên tục như hiện nay. Quảng cáo bây giờ nên được coi là một khoản bảo hiểm hơn là đầu tư sinh lời, đây là bảo hiểm cho thương hiệu, bảo hiểm cho doanh nghiệp, cần phải làm thường xuyên và liên tục mà đôi khi không thu được lợi nhuận.
Trả lời
Điểm yếu nhất trong mọi chương trình quảng cáo là sự đáng tin cậy của nó. Đối với người bình thường thì thông điệp quảng cáo có độ tin cậy rất thấp. Quảng cáo, theo đúng nghĩa của nó là thông điệp do các công ty bỏ tiền ra mua nhằm thu được lợi nhuận từ việc buôn bán hàng hóa. Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử quảng cáo thì thời kỳ sau thế chiến thứ hai, quảng cáo là một ngôi sao đang lên đối với giới doanh nhân Mỹ. Tại các công ty như P&G, Coca-Cola...thì người làm quảng cáo đóng vai trò chỉ huy. Khi vô tuyến truyền hình được đưa vào sử dụng thì khối lượng quảng cáo lại càng bùng nổ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự tăng lên của khối lượng quảng cáo lại đi kèm với sự giảm sút về mặt hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về quảng cáo đều cho ra kết quả giống nhau là quảng cáo trên một phương tiện thông tin nào đó càng nhiều thì hiệu quả của từng quảng cáo lại càng thấp. Và bây giờ quảng cáo đã không còn mới mẻ và hấp dẫn như trước đây, nó nhiều đến mức khiến cho mọi người phải tìm cách lảng tránh. Bên cạnh đó, quảng cáo không giống như các công cụ marketing khác nó cho phép truyền tải thông điệp đến nhiều người một cách nhanh chóng, trực tiếp. Vấn đề là nhiều công ty đã sử dụng phương tiện này để tạo dựng mối quan hệ mì ăn liền với người tiêu dùng và thất bại khi không thực hiện được như đã hứa bằng cách nói dối về giá trị, từ đó khiến cho sự tin tưởng của người tiêu dùng bị tan vỡ và niềm tin với quảng cáo trở nên lung lay. Thương hiệu chính là sự tin cậy, việc thành lập một thương hiệu bây giờ trở nên khó khăn vì có quá nhiều thương hiệu đang đua tranh gây sự chú ý. Quảng cáo thì không xây dựng được thương hiệu, đây lại là vai trò và chức năng của PR, quảng cáo chỉ làm nhiệm vụ duy trì thương hiệu. Mục tiêu giờ đây của quảng cáo là để củng cố một nhận thức đang hiện diện trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu. Một vấn đề nữa của quảng cáo hiện nay chính là tính sáng tạo. Khi mà các công ty quảng cáo còn bán các thông điệp quảng cáo cho khách hàng thay vì bán sản phẩm cho người tiêu dùng thì lúc đó vẫn còn sức ép đòi hỏi “quảng cáo sáng tạo”. Cần phải mới, lạ, hấp dẫn và duy nhất. Tuy nhiên, để mang lại giá trị bền vững với người tiêu dùng thì cái cần đổi mới đầu tiên phải là sản phẩm chứ không phải là đơn thuần các thông điệp quảng cáo hấp dẫn. Cuối cùng là lợi nhuận, đã qua rồi thời kỳ mà bỏ 1 chi phí cho quảng cáo và thu về 1 lợi nhuận trong năm đó. Có người thì cho rằng quảng cáo là một khoản đầu tư lâu dài, tuy nhiên những tính toán này đều có thể mắc phải sai lầm trong thời kỳ kinh tế thị trường biến động liên tục như hiện nay. Quảng cáo bây giờ nên được coi là một khoản bảo hiểm hơn là đầu tư sinh lời, đây là bảo hiểm cho thương hiệu, bảo hiểm cho doanh nghiệp, cần phải làm thường xuyên và liên tục mà đôi khi không thu được lợi nhuận.