Những sự thật về Trung Quốc hiện đại - P1
- Chấm dứt thời đại TRUNG QUỐC GIÁ RẺ
Thời đại Trung Quốc giá rẻ chính là thời đại của những năm 90, của 2 thập niên trước đây với việc nghĩ tới Trung Quốc là nghĩ tới công xưởng của thế giới, của nhân công giá rẻ & chi phí rẻ mạt cho các Doanh nghiệp sản xuất.
Trung Quốc của hơn một thập niên trở lại đây đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ. Và đây là những sự thật về Trung Quốc thời hiện đại, lược trích một số ý từ cuốn "Chấm dứt thời đại Trung Quốc giá rẻ" của tác giả Shaun Rein - Nhà sáng lập và điều hành China Market Research Group
- Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng tỷ phú
Theo Hurun Global Rich List 2018, Trung Quốc chính thức vượt xa Mỹ trên bảng xếp hạng số tỷ phú với số lượng 891 so với 571.
Trong năm 2017, Mỹ chỉ có thêm 19 tỷ phú mới, trong khi trung bình Trung Quốc bổ sung thêm 4 tỷ phú mới mỗi tuần. Theo Shanghaiist, Trung Quốc đang chiếm hơn 30% tổng số tỷ phú trên thế giới (2.694), với giá trị tài sản ròng là 2,5 nghìn tỷ USD – tương đương 3,2% GDP toàn cầu.
Chúng ta đều biết, hầu hết sản phẩm bạn đang sử dụng (dù bạn ở đâu trên thế giới này) đều có sản phẩm gắn nhãn "Made in China". Để hạ chi phí, các công ty đa quốc gia đã thiết lập hoạt động sản xuất ở Trung Quốc hoặc lấy nguồn cung ứng từ các nhà máy tại Trung Quốc. Và chỉ sau hơn 1 thập niên sản xuất, các công ty Trung Quốc đã dần tìm cách hình thành nên thương hiệu riêng của họ.
Những thương hiệu Trung Quốc ngày nay đang nhanh chóng leo cao trên chuỗi giá trị để cạnh tranh về thương hiệu và sáng tạo chứ không chỉ về giá cả.
Không ai làm giàu nhờ việc làm một nhà sản xuất thiết bị gốc Trung Quốc giá rẻ theo khuôn khổ truyền thống, chỉ thu được khoản biên còm cõi. Họ đã tạo ra những thường hiệu giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng Trung Quốc vàhọ đã giàu có nhờ điều đó,
- Không còn chuyện lao động Trung Quốc giá rẻ nữa
Người lao động Trung Quốc đang đòi hỏi mức lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn - Và họ đang nhận được điều đó
Nhiều công ty Mỹ đặt việc sản xuất ở Trung Quốc đã lao đao và thậm chí phá sản do đồng đô la mất giá & chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc, điều này khiến lợi nhuận biên bị ăn mòn và rất nhiều hệ lụy đi theo.
Đối mặt với vấn đề này, nhiều công ty đã lựa chọn việc mở nhà máy ở các quốc gia rẻ hơn như Việt Nam hoặc Indonesia.
Tuy nhiên đánh giá về mặt bằng chung, nhiều nhà quản lý nhận định:
Công nhân Trung Quốc sản xuất được nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn nhiều, trong cùng khoảng thời gian so với công nhân ở Việt Nam
Thêm một yếu tố nữa, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam & Indonesia đang đi sau Trung Quốc 30 năm.
Việt Nam & Indonesia được đánh giá là các thị trường hiệu quả cho hoạt động sản xuất tương đối đơn giản như dệt may và da dày hơn là các sản phẩm phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao.
- Trung Quốc không còn chỉ là thị trường sản xuất, nó đã trở thành thị trường tiêu dùng
Sự kết thúc của thời đại Trung Quốc giá rẻ đang tạo ra giai cấp tiêu dùng cao và rất cao ở Trung Quốc.
Apple không còn coi Trung Quốc chỉ là một cơ sở sản xuất, mà còn là một thị trường then chốt. Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc đang tăng từ 16% tới 18% mỗi năm. Chi tiêu dùng dự tính tiếp tục tăng, khi chính phủ khuyến khích tiêu dùng để đưa đất nước ra khỏi tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các hoạt động sản xuất gây nhiều ô nhiễm. Tiêu dùng chiếm 42% nền kinh tế, tăng lên từ chỉ một phần ba nền kinh tế trong một thập niên trước, và CMR dự báo tiêu dùng sẽ chiếm 50% nền kinh tế trong năm năm tới.
- Các sản phẩm cao cấp lựa chọn việc ra mắt trước & ưu tiên ở thị trường Trung Quốc
Không còn có thể coi Trung Quốc là một thị trường thứ cấp nữa. Các công ty cần phái thiết kế lại chuỗi cung ứng để chào bán các sản phẩm càng sớm càng tốt sau khi ra mắt
Porsche tung ra chiếc sedan Panamera của họ ở Trung Quốc trước Mỹ. Trung Quốc hiện nay là thị trường lớn thứ hai của Porsche trên toàn cầu, với mức tăng trưởng doanh thu hằng năm là 500% (theo một báo cáo tháng 7/2011). Tương tự, Ferrari thường ra mắt những xe hơi mới ở Trung Quốc trước ở Mỹ.