Những rào cản để sống xanh của người Việt?
Khoảng vài năm trở lại đây, môi trường Việt Nam đang ngày càng bị tàn phá và tình trạng ô nhiễm không khí không ngừng tăng lên. Người Việt đặt ra những mối quan tâm sâu sắc đến thiên nhiên và có ý thức rõ rệt hơn về việc bảo vệ môi trường. Sống xanh cũng từ đó mà ra đời và nở rộ trên mọi khía cạnh của cuộc sống, trở thành một xu hướng sống tích cực ở Việt Nam.
Tuy nhiên, lối sống này vẫn chưa thực sự phổ biến, vậy nguyên nhân do đâu?
phong cách sống
Lối sống xanh không chỉ hướng đến những lợi ích bền vững như giữ gìn môi trường sống và bảo vệ nguồn tài nguyên cho thế hệ sau, mà còn mang lại cho mỗi cá nhân nhiều lợi ích về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một chế độ dinh dưỡng xanh gồm thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thường giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Không gian sống xanh trong lành, gần gũi thiên nhiên mang đến tâm trạng thư thái và giảm căng thẳng. Lối sống xanh còn giúp làm chủ cuộc sống và yêu bản thân nhiều hơn. Nghe thì có vẻ đơn giản để theo đuổi một lối sống lành mạnh như thế, nhưng một khi đã bắt đầu sống xanh thì lại gặp không ít trở ngại. Và mình nghĩ có 2 lý do chính, đó là:
- Giá cả
Tuy sẽ tiết kiệm kha khá cho bạn trên chặng đường dài, nhưng việc bắt đầu theo đuổi lối sống xanh đòi hỏi cần có những đầu từ nhất định vào các mặt hàng tái sử dụng. Hay nói nôm na dễ hiểu, lối sống xanh cũng như một hình thức kinh doanh – cần có “vốn” ban đầu thì sau này mới có “lời.”
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, chất liệu thân thiện với môi trường sẽ thường có giá thành cao hơn các sản phẩm tiêu dùng đại trà. Một hộp làm bằng bã mía có giá trung bình là 5.000 đồng/hộp, cao gấp 5 lần hộp xốp. Hay đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm thông thường có giá rơi vào khoảng 100.000 đồng, còn sản phẩm hữu cơ lại đắt gấp 3-4 lần (theo vietcetera.com). Đối với đối tượng sinh viên hoặc những người có túi tiền eo hẹp thì rõ ràng những khoản chi như thế có thể xem là quá xa xỉ.
- Bất tiện
Đây chắc hẳn là rào cản lớn nhất đối với những người muốn theo đuổi lối sống xanh ở Việt Nam. Vác túi vải khi đi siêu thị, chuyển ống hút nhựa thành ống hút kim loại, nói không với nước uống đóng chai, lỉnh kỉnh cầm mang theo một chiếc bình inox chứa đầy nước. Chẳng phải những việc làm này sẽ rất “mất công” và rườm rà không.
Do nhịp sống ngày nay đòi hỏi giới trẻ phải năng động, nhanh nhẹn và gọn gàng, nấu và chuẩn bị cơm trưa mang theo hằng ngày sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc đặt cơm trưa giao tận nơi (đổi lại, giao cơm đòi hỏi nhiều bao bì hộp đựng).
Thêm vào đó, do lối sống xanh chưa được phủ rộng ở Việt Nam – các cửa hàng bán sản phẩm thân thiện với môi trường còn hạn chế, những vật liệu thay thế cho nhựa dùng một lần vẫn chưa đa dạng và đắt tiền, hình thức bán hàng refill còn chưa phổ biến – những người muốn theo đuổi lối sống này thường được ví như “cá lội ngược dòng,” làm việc chẳng giống ai, khiến càng ít người muốn theo đuổi hơn.
Đào Mai Hương
Lối sống xanh không chỉ hướng đến những lợi ích bền vững như giữ gìn môi trường sống và bảo vệ nguồn tài nguyên cho thế hệ sau, mà còn mang lại cho mỗi cá nhân nhiều lợi ích về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một chế độ dinh dưỡng xanh gồm thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thường giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Không gian sống xanh trong lành, gần gũi thiên nhiên mang đến tâm trạng thư thái và giảm căng thẳng. Lối sống xanh còn giúp làm chủ cuộc sống và yêu bản thân nhiều hơn. Nghe thì có vẻ đơn giản để theo đuổi một lối sống lành mạnh như thế, nhưng một khi đã bắt đầu sống xanh thì lại gặp không ít trở ngại. Và mình nghĩ có 2 lý do chính, đó là:
- Giá cả
Tuy sẽ tiết kiệm kha khá cho bạn trên chặng đường dài, nhưng việc bắt đầu theo đuổi lối sống xanh đòi hỏi cần có những đầu từ nhất định vào các mặt hàng tái sử dụng. Hay nói nôm na dễ hiểu, lối sống xanh cũng như một hình thức kinh doanh – cần có “vốn” ban đầu thì sau này mới có “lời.”
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, chất liệu thân thiện với môi trường sẽ thường có giá thành cao hơn các sản phẩm tiêu dùng đại trà. Một hộp làm bằng bã mía có giá trung bình là 5.000 đồng/hộp, cao gấp 5 lần hộp xốp. Hay đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm thông thường có giá rơi vào khoảng 100.000 đồng, còn sản phẩm hữu cơ lại đắt gấp 3-4 lần (theo vietcetera.com). Đối với đối tượng sinh viên hoặc những người có túi tiền eo hẹp thì rõ ràng những khoản chi như thế có thể xem là quá xa xỉ.
- Bất tiện
Đây chắc hẳn là rào cản lớn nhất đối với những người muốn theo đuổi lối sống xanh ở Việt Nam. Vác túi vải khi đi siêu thị, chuyển ống hút nhựa thành ống hút kim loại, nói không với nước uống đóng chai, lỉnh kỉnh cầm mang theo một chiếc bình inox chứa đầy nước. Chẳng phải những việc làm này sẽ rất “mất công” và rườm rà không.
Do nhịp sống ngày nay đòi hỏi giới trẻ phải năng động, nhanh nhẹn và gọn gàng, nấu và chuẩn bị cơm trưa mang theo hằng ngày sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc đặt cơm trưa giao tận nơi (đổi lại, giao cơm đòi hỏi nhiều bao bì hộp đựng).
Thêm vào đó, do lối sống xanh chưa được phủ rộng ở Việt Nam – các cửa hàng bán sản phẩm thân thiện với môi trường còn hạn chế, những vật liệu thay thế cho nhựa dùng một lần vẫn chưa đa dạng và đắt tiền, hình thức bán hàng refill còn chưa phổ biến – những người muốn theo đuổi lối sống này thường được ví như “cá lội ngược dòng,” làm việc chẳng giống ai, khiến càng ít người muốn theo đuổi hơn.
Người ẩn danh