Những phương tiện di chuyển trên sông nước ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

  1. Văn hóa

Ghe là tất cả những phương tiện di chuyển trên sông, thường có mui, và trọng tải trên hai mươi lăm giạ lúa trở lên (từ 500 kg đến hằng trăm tấn). Các loại ghe có thể kể như sau:

- ghe chài với trọng tải nặng, thường để chở lúa, chở đá;

- ghe cuôi là loại ghe mình hơi bầu, thường được đóng tại các vùng Long xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho v v;

- ghe cà dom, lườn ghe thon, mũi ghe nhọn vót lên, thường được đóng từ miệt Châu Ðốc, Tân Châu;

- Ghe tam bản, mũi ghe bầu tròn, bụng ghe bè ra khá vững vàng khi đi trên sông. Có hai loại ghe tam bản: một loại lớn, trong tải nặng như các loại ghe kia, một loại tam bản mà các bạn ở quê chèo là loại tam bản nhỏ, dùng để làm phương tiện di chuyển, đi lại từ nhà ra chợ búa hoặc dùng để làm đò đưa khách sang sông. Ðặc biệt loại ghe tam bản nhỏ này thường ít ai làm mui, trừ khi nông dân dùng làm phương tiện đi cắt lúa mướn, hoặc đi buôn bán lặt vặt mới làm mui bằng lá dừa nước để che nắng che mưa.

Tất cả các loại ghe trên, trước mũi ghe đều được thợ đóng ghe làm hai con mắt giống như kình ngư và sơn phết rất đẹp.

Ngoài ra ngày xưa, mấy nhà giàu, thường có những ghe bầu, đóng theo hình dáng như ghe tam bản, nhưng có mui bằng cây thao lao, có cửa sổ như cửa sổ trên nhà, sơn phết rất đẹp.

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/555654301439721919-xuong1-1628447136.jpg

Còn một loại ghe nữa, trước đây rất thông dụng, nhưng sau này ít dùng vì để tiết kiệm cây gỗ. Ðó là ghe lườn. Loại ghe này là một cây sao lớn, được thợ dùng búa đục móc lấy ruột làm thành hình dáng chiếc ghe, chứ không ráp những miếng be lại như những loại ghe thường. Miệt Sóc Trăng hằng năm có tổ chức đua loại ghe này, người ta thường gọi là ghe ngo (theo tiếng Miên), không có mui.

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/682989461439721919-xuong2-1628447147.jpg

Xuồng là loại phương tiện chuyên chở nhẹ, có trọng tải từ năm gịa lúa tới dưới hai mươi lăm gịa lúa (khoản 100kg đến gần 500kg). Ðặc biệt xuồng không có mui. Có thể kể mấy loại xuồng thông dụng: Xuồng cuôi là loại xuồng mình hơi bầu, sức chở khá, di chuyển vững; xuồng câu, mình thon dài, mũi xuồng nhọn vót, bơi hoặc chống lướt nhanh trên mặt nước; xuồng ba lá là loại xuồng chỉ đóng có ba lá be: một lá be làm đáy xuồng và hai lá be làm hông xuồng, loại be này tương đối bề ngang khá lớn. Về cách thức di chuyển có thể phân biệt như sau:

- Xuồng cuôi là loại xuồng mình hơi bầu, sức chở khá, di chuyển vững;

- xuồng câu, mình thon dài, mũi xuồng nhọn vót, bơi hoặc chống lướt nhanh trên mặt nước;

- xuồng ba lá là loại xuồng chỉ đóng có ba lá be: một lá be làm đáy xuồng và hai lá be làm hông xuồng, loại be này tương đối bề ngang khá lớn.

Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Để cho chiếc xuồng được giữ chắc, người ta thường dùng những thanh gỗ cong tạo thành khung, giống như khung hình xương sườn con cá. Bộ khung này có tác dụng giữ chắc các tấm ván lại với nhau để chịu được sức ép của nước từ bên ngoài tác động vào, cố định thân chiếc xuồng, giúp cho xuồng không bị biến dạng. Phía dưới các thanh cong người ta thường khoét những cái lỗ hình bán nguyệt (người dân ở đây gọi là lỗ lù), giúp cho các khoang có thể thông nước với nhau để tiện trong việc tát nước khi xuồng có nước do bị tác động trong lúc di chuyển.

Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có tính linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặt thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, giao thông đường bộ kém phát triển thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/xuong-ba-la-1628446306.jpg

Xuồng ba lá: có chiều dài trung bình 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại.

Vì sao gọi là "xuồng ba lá"?

Để cho chiếc xuồng được giữ chắc, người ta thường dùng những thanh gỗ cong tạo thành khung, giống như khung hình xương sườn con cá. Bộ khung này có tác dụng giữ chặc các tấm ván lại với nhau để chịu được sức ép của nước từ bên ngoài tác động vào, cố định thân chiếc xuồng, giúp cho xuồng không bị biến dạng. Phía dưới các thanh cong người ta thường khoét những cái lỗ hình bán nguyệt (người dân ở đây gọi là lỗ lù), giúp cho các khoang có thể thông nước với nhau để tiện trong việc tát nước khi xuồng có nước do bị tác động trong lúc di chuyển. Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có tính linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác.

Khi chèo xuồng, thường có 2 người, 1 ở đầu và 1 ở cuối xuồng. Người ở đầu có nhiệm vụ vừa bơi vừa điều chỉnh xuồng, người phía sau dùng sức để chèo làm sao cho xuồng đi với tốc độ nhanh nhất.

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/16301197461604252a333e1f6c9bb38e7large-1628446395.jpg

Còn xuồng thì chỉ có bơi xuồng bằng cây dầm, chứ không gọi là chèo xuồng được. Bơi xuồng thì ở tư thế ngồi. Cây dầm hình thức như cây chèo nhưng nhỏ hơn nhiều vừa với tay mình cầm. Tất cả dầm hoặc chèo đều được chuốt bóng bằng loại cây sao hoặc thao lao cho nhẹ nhàng. Ngoài ra còn có danh từ xuồng đục hoặc ghe đục là những chiếc xuồng hoặc ghe này người ta đục những lỗ lù để nước sông ra vô tự nhiên, dùng rộng cá, chở cá đi xa mà không bị chết. Dĩ nhiên, người ta phải làm hai cái bửng hai đầu để nước không chạy luôn tuồng xuồng ghe bị chìm.

Ngoài ra còn có danh từ xuồng đục hoặc ghe đục là những chiếc xuồng hoặc ghe này người ta đục những lỗ lù để nước sông ra vô tự nhiên, dùng rộng cá, chở cá đi xa mà không bị chết. Dĩ nhiên, người ta phải làm hai cái bửng hai đầu để nước không chạy luôn tuồng xuồng ghe bị chìm

Về cách thức di chuyển có thể phân biệt như sau: Ghe chài dùng tàu kéo hoặc ủi vì trọng tải quá lớn. Các loại ghe khác thường đặt máy bên trong ghe hoặc bên ngoài ghe để di chuyển. Riêng ghe tam bản nhỏ di chuyển trên sông rạch gần hoặc đưa đò thường chèo bằng hai chèo hai bên gần lái ghe. Chèo ghe bắt buộc phải đứng. Có loại ghe có bánh lái, người chèo ghe dùng chân để lái ghe cho ngay. Có loại ghe không có bánh lái lớn, mà chỉ có bánh lái nước, nghĩa là bánh lái ngầm khuất dưới nước, người chèo ghe phải dùng chèo để vừa chèo vừa lái. Nếu không rành, chèo dễ lủi hoặc cứ quay vòng tròn không đi tới được.


Ở Nam Bộ, riêng loại ghe đã có tới hơn chục tên gọi như ghe chài, ghe bầu, ghe lườn, ghe be, ghe ngo, ghe lúa, ghe muối,… rồi xuồng thì có xuồng ba lá, xuồng chèo, tắc ráng, ca nô, vỏ lãi,...

Tất cả ghe xuồng đều được đóng bằng ván cây sao, thích nhất là ghe xuồng được đóng bằng cây sao núi vì nó chắc, bền, sử dụng nhiều năm nhất.

Để chỉ các loại ghe, có ghe bầu là loại ghe lớn, chở nhiều đồ, đi xa, dài ngày và chống chịu được sóng to, gió lớn. Tiếng Khmer là “sòm pầu”.

Ca dao có câu: “Con quạ nó đứng đầu cầu. Nó kêu bớ má ghe bầu vô chưa”. “Ghe chài” là danh từ kết hợp hết sức độc đáo. Đây là tiếng Triều Châu được người Khmer dùng như tiếng Khmer, là loại ghe có trọng tải lớn chở đủ thứ hàng hóa.

Ca dao có câu: “Chú tôi trồng mía, trồng khoai. Bớ thím ghe chài lấy chú tôi không?” Tương tự kiểu ghép này có ghe lúa, ghe củi, ghe mắm, ghe be. Tên gọi về đặc trưng của ghe thì có ghe lườn, vì được người thợ đục, đẽo từ một khúc gỗ nguyên, to.

Tên gọi từ hình dáng của ghe được người thợ đóng hơi phình ra ở phần giữa gọi ghe bầu. Ghe be được người thợ đóng thêm miếng ván trên be ghe dài từ sạp sau tới sạp trước của ghe.

Ghe hàng là loại ghe người dân dùng bán tạp hóa trên sông nước, đi từ nơi này đến nơi khác. Ghe tam bản loại ghe chở 1- 2 tấn hàng hóa, thường dùng chở lúa trên sông, rạch.

Xuồng là phương tiện dùng để đi lại trên sông rạch, sức chở vài người, vài trăm ký hàng hóa. Xuồng không dùng đi trên sông cái hoặc đi trên biển.

Xuồng cũng được đóng bằng ván cây sao. Xuồng ba lá là loại xuồng được đóng bằng 3 miếng ván. Sau này có nhiều cơ sở đóng xuồng có sự biến đổi như xuồng năm lá, bảy lá.

Từ khóa: 

văn hóa