Những phương pháp sơ cứu/sinh tồn đơn giản mà bạn biết?

  1. Sức khoẻ

Mình thấy có rất nhiều trường hợp vì không sơ cứu kịp thời mà xảy ra chuyện đáng tiếc. Mọi người có thể chia sẻ những phương pháp sơ cứu/sinh tồn cơ bản không?

Từ khóa: 

sức khoẻ

Hô hấp nhân tạo bằng hà hơi thổi ngạt: nạn nhân ngưng thở nhưng còn tim thì áp dụng. Nạn nhân nằm ngửa, móc hết đờm dãi, tay bịt mũi nạn nhân rồi thổi mạnh vào miệng (2 hơi với ng lớn, 1 với trẻ em) rồi thả ra cho lồng ngực xẹp xuống. Thực hiện 20 lần/1phút với người lớn, trẻ em là 20-30 lần.

Bóp tim ngoài lồng ngực, khi nạn nhân ngưng tim: Để nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, ngồi bên trái nạn nhân, 2 tay chồng lên nhau, để lên vị trí tim, ép mạnh cho lồng ngực xẹp khoảng 1/3 thì thả ra. Thực hiện 100 lần/1 phút, trẻ nhỏ nhanh hơn. Khi ngưng tim + ngưng thở thì kết hợp hô hấp nhân tạo, 15 lần ép/2 lần thổi.

Xử lý hóc dị vật đường hô hấp: trẻ nhỏ thường đơn giản nhất là xốc ngược + ép phổi. Hoặc làm như người lớn bị bất tỉnh: nằm trên mặt phẳng, đặt tay ở phần dưới lồng ngực rồi đẩy mạnh lên trên để ép hơi trong phổi đẩy dị vật ra. Đối với người còn tỉnh táo thì đứng thẳng, ng sơ cứu đứng phía sau, vòng tay ra phía trước ở phần dưới ức rồi xốc mạnh lên để đẩy dị vật ra ngoài. Kết hợp hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngưng thở.

Băng bó khi bị gãy xương tay chân, dùng nẹp cứng, dây băng. Kéo nhẹ 2 bên phần xương gãy để 2 phần xương thẳng rồi bó cứng vào nẹp. Đối với gãy xương đùi thì phải bó nẹp từ chân lên đến thân nạn nhân, giữ nạn nhân tỉnh tạo. Gãy cổ, nên để yên nạn nhân ko nên đụng đến và chờ cứu hộ, ko đủ trình để xử lý :D

Sơ cứu vết thương chảy máu. Băng bó, cầm máu, đứt động mạch thì ga-rô phần trên vết thương: dùng băng vải cuốn quanh phần trên vết thương, dùng 1 que cứng xỏ vào và xoay tròn để xiết chặt viết thương. Lưu ý khoảng 2h phải nới ra để tránh hoại tử phần dưới.

Sơ cứu bị rắn cắn: vết cắn đều là rắn ko độc, chỉ cần rửa sạch, băng bó. Vết cắn có 2 lỗ lớn (nanh độc). Ga-rô phần trên vết thương. Rạch vết thường và nặn hoặc dùng dụng cụ hút máu độc ra, có thể dùng miệng nếu miệng ko có vết thương (nhưng tốt nhất ko nên).

Sơ cứu ng bị tai biến (bằng cách châm kim ngón tay và dái tai, biết thôi chứ chưa dùng và chưa chắc về hiệu quả, sẽ chỉ dùng trong trường hợp xấu nhất)

* Lưu ý: Tất cả sau khi sơ cứu đều cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Đây là mấy cái mình đọc lâu lắm rồi, chưa cập nhật nên có thể ko hợp thời, như ga-rô hiện nay có nhiều ý kiến về việc ko nên dùng ga-rô.

Trả lời

Hô hấp nhân tạo bằng hà hơi thổi ngạt: nạn nhân ngưng thở nhưng còn tim thì áp dụng. Nạn nhân nằm ngửa, móc hết đờm dãi, tay bịt mũi nạn nhân rồi thổi mạnh vào miệng (2 hơi với ng lớn, 1 với trẻ em) rồi thả ra cho lồng ngực xẹp xuống. Thực hiện 20 lần/1phút với người lớn, trẻ em là 20-30 lần.

Bóp tim ngoài lồng ngực, khi nạn nhân ngưng tim: Để nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, ngồi bên trái nạn nhân, 2 tay chồng lên nhau, để lên vị trí tim, ép mạnh cho lồng ngực xẹp khoảng 1/3 thì thả ra. Thực hiện 100 lần/1 phút, trẻ nhỏ nhanh hơn. Khi ngưng tim + ngưng thở thì kết hợp hô hấp nhân tạo, 15 lần ép/2 lần thổi.

Xử lý hóc dị vật đường hô hấp: trẻ nhỏ thường đơn giản nhất là xốc ngược + ép phổi. Hoặc làm như người lớn bị bất tỉnh: nằm trên mặt phẳng, đặt tay ở phần dưới lồng ngực rồi đẩy mạnh lên trên để ép hơi trong phổi đẩy dị vật ra. Đối với người còn tỉnh táo thì đứng thẳng, ng sơ cứu đứng phía sau, vòng tay ra phía trước ở phần dưới ức rồi xốc mạnh lên để đẩy dị vật ra ngoài. Kết hợp hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngưng thở.

Băng bó khi bị gãy xương tay chân, dùng nẹp cứng, dây băng. Kéo nhẹ 2 bên phần xương gãy để 2 phần xương thẳng rồi bó cứng vào nẹp. Đối với gãy xương đùi thì phải bó nẹp từ chân lên đến thân nạn nhân, giữ nạn nhân tỉnh tạo. Gãy cổ, nên để yên nạn nhân ko nên đụng đến và chờ cứu hộ, ko đủ trình để xử lý :D

Sơ cứu vết thương chảy máu. Băng bó, cầm máu, đứt động mạch thì ga-rô phần trên vết thương: dùng băng vải cuốn quanh phần trên vết thương, dùng 1 que cứng xỏ vào và xoay tròn để xiết chặt viết thương. Lưu ý khoảng 2h phải nới ra để tránh hoại tử phần dưới.

Sơ cứu bị rắn cắn: vết cắn đều là rắn ko độc, chỉ cần rửa sạch, băng bó. Vết cắn có 2 lỗ lớn (nanh độc). Ga-rô phần trên vết thương. Rạch vết thường và nặn hoặc dùng dụng cụ hút máu độc ra, có thể dùng miệng nếu miệng ko có vết thương (nhưng tốt nhất ko nên).

Sơ cứu ng bị tai biến (bằng cách châm kim ngón tay và dái tai, biết thôi chứ chưa dùng và chưa chắc về hiệu quả, sẽ chỉ dùng trong trường hợp xấu nhất)

* Lưu ý: Tất cả sau khi sơ cứu đều cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Đây là mấy cái mình đọc lâu lắm rồi, chưa cập nhật nên có thể ko hợp thời, như ga-rô hiện nay có nhiều ý kiến về việc ko nên dùng ga-rô.