Những nước phát triển trên thế giới đã xử lý rác thải đô thị như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Sự phát triển của một quốc gia đi đôi với công nghệ xử lý rác thải. Trong bối cảnh nóng lên toàn cầu như hôm nay thì điều này lại càng trở nên có ý nghĩa.

Ví dụ 50% lượng điện năng tiêu thụ của Thuỵ Điển đến từ năng lượng tái tạo. Họ thiết lập mạng lưới đốt rác để thu lại nguồn điện. Hay Áo đã sử dụng công nghệ sinh học để  tái chế nhựa PET. Hay Bỉ, với 75% rác thải được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân.

Bạn còn biết những cách xử lý rác thải tân tiến nào khác trên thế giới? Chúng có thể áp dụng được vào Việt Nam hay không và áp dụng như thế nào?

Ảnh: Doimoisangtao.vn

1+6b7rrVX_YCrrlotKKRQu9w
Từ khóa: 

rác thải

,

xử lý rác thải

,

biến đổi khí hậu

,

tái chế

,

bảo vệ môi trường

,

kiến thức chung

Hi bạn,

Theo mình biết thì ko riêng gì các nước đã phát triển, mà tại các nước đang phát triển, họ cũng đã & đang thiết lập những hệ thống hoặc phương pháp xử lý rác thải rất thông minh. Ví dụ:

  • Tại Indonesia, người dân thay vì phải trả viện phí bằng tiền mặt, thì có thể trả bằng...rác! Các bệnh viện, bệnh xá ở Malang chấp nhận rác thải thu gom từ bệnh nhân & coi đó như 1 dạng tài nguyên. Sau đó, họ tiếp tục tái chế số rác thải này thành các vật dụng hữu ích khác trong bệnh viện.
  • Tại Uganda (một quốc gia Trung Phi), rác thải sinh hoạt đc tái chế để tạo ra một công viên dành trẻ em. Phương pháp tái chế này, ngoài việc làm sạch đường phố, còn giúp ích cho công tác giáo dục trẻ nhỏ (các hoạt động tại công viên).
  • Tại Ấn Độ, các kĩ sư hóa học đã tìm ra 1 cách thức tái chế rác thải nhựa thành nhựa đường, giúp ích cho việc xây dựng đường bê tông, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, với phần lớn là đường đất.
  • ....................

Thân.

Trả lời

Hi bạn,

Theo mình biết thì ko riêng gì các nước đã phát triển, mà tại các nước đang phát triển, họ cũng đã & đang thiết lập những hệ thống hoặc phương pháp xử lý rác thải rất thông minh. Ví dụ:

  • Tại Indonesia, người dân thay vì phải trả viện phí bằng tiền mặt, thì có thể trả bằng...rác! Các bệnh viện, bệnh xá ở Malang chấp nhận rác thải thu gom từ bệnh nhân & coi đó như 1 dạng tài nguyên. Sau đó, họ tiếp tục tái chế số rác thải này thành các vật dụng hữu ích khác trong bệnh viện.
  • Tại Uganda (một quốc gia Trung Phi), rác thải sinh hoạt đc tái chế để tạo ra một công viên dành trẻ em. Phương pháp tái chế này, ngoài việc làm sạch đường phố, còn giúp ích cho công tác giáo dục trẻ nhỏ (các hoạt động tại công viên).
  • Tại Ấn Độ, các kĩ sư hóa học đã tìm ra 1 cách thức tái chế rác thải nhựa thành nhựa đường, giúp ích cho việc xây dựng đường bê tông, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, với phần lớn là đường đất.
  • ....................

Thân.

Theo như bài báo này thì

  • Chỉ có 9% số plastic trash từng sản xuất được đem đi tái chế, 80% đem đổ ở các bãi rác và biển
  • Một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc thải rác này ra biển nhiều hơn các nơi khác trên thế giới gộp lại
  • Trung Quốc đã từng nhập rác này và giờ chuyển sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam


  • Từ bài này, mình đoán là các nước phát triển xử lí plastic trash bằng cách bán/xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
  • Mình không biết rác đô thị nói chung như thế nào. 

Nói chung về cơ bản vẫn là có đủ các thể loại này - phân loại rác và tái chế; đốt; chôn; quăng xuống sông, biển; quăng sang nước khác. Chỉ là với từng nước thì tỷ lệ các phương pháp khác nhau thôi.