NHỮNG NỐT TRẦM TRONG CUỘC ĐỜI CỦA VỊ HOÀNG THÁI HẬU CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU NGUYỄN.

  1. Lịch sử


Cuộc đời Đức Từ Cung đầy thăng trầm, trái ngang và khổ đau, dù bà là Nhị giai Huệ Phi của vua Khải Định và sau này trở thành Hoàng Thái hậu đầy cao quý của triều Nguyễn dưới triều vua Bảo Đại.

Xuất thân là một cung nữ hầu hạ hai bà Thánh Cung Nguyễn Hữu Thị Nhàn và Tiên Cung Dương Thị Thục – vợ góa của vua Đồng Khánh.  Từ đây, bà dần tiếp xúc với ông Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con của bà Tiên cung và được Phụng Hóa Công để ý tới. May mắn thay, đầu 1913 bà được mang trong mình dòng máu của vua Khải Định. Dù bị hai bà Tiên Cung và Thánh Cung tra hỏi nhưng bà vẫn nhất quyết khẳng định đây là con của Phụng Hóa Công. Sau ngày vua Khải Định lên ngôi (1916), bà được vua rước vào cung và được phong Huệ tần rồi Nhị giai Huệ phi (1918). Nhưng vì xuất thân là phận cung nữ nên bà không được bà Tiên Cung (mẹ vua Khải Định) coi trọng. 

Khi hạ sinh Vĩnh Thuỵ thì bà đã phải xa cách con mình, bà Tiên Cung bế đứa bé ấy về cung mình và bà Hoàng Thị Cúc chỉ được nhìn thấy con vài lần khi cho bú trong ngày. Khi Vĩnh Thụy lớn lên một chút thì bà chỉ biết thể hiện tình mẫu tử qua việc đến Sở Thượng Thiện xem hôm đó con mình ăn gì mà không làm gì khác. Mỗi khi muốn gặp con, phải được bà Tiên Cung cho phép. Bà vô cùng đau đớn nhưng không dám thổ lộ ra bên ngoài dù cho là với vua Khải Định. Mặc dù bị bà Tiên Cung đối xử tẻ nhạt, ghẻ lạnh nhưng Huệ phi không tiếng than vãn vì bà ý thức được vị trí của mình và sự may mắn của mình.

Sau ngày vua Khải Định băng hà, người con trai của bà là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy lên ngôi hoàng đế (1926) và phong bà làm Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, từ đây bà có một cuộc sống của một bà hoàng đúng nghĩa, thoải mái và quyền uy. Tuy là người nghiêm nghị nhưng ngược lại bà vô cùng nhân hậu. 1934, Người con trai mà bà vô cùng yêu quý đã kết duyên cùng với một người con gái theo đạo Công giáo - Nguyễn Hữu Thị Lan, trong khi bà theo đạo Phật và chuyện "mẹ chồng nàng dâu" là khó tránh khỏi và mâu thuẫn giữa hai người ngày càng nhiều hơn.

30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị, sau đó Cựu hoàng ra Hà Nội làm Cô vấn tối cao cho chính phủ lâm thời, bà cùng người con dâu và 5 người cháu: hoàng thái tử Bảo Long, công chúa Phương Liên, công chúa Phương Mai, công chúa Phương Dung và hoàng tử Bảo Thắng về sống tại Cung An Định. Chẳng bao lâu sau chiến tranh nổ ra, Pháp quay lại Việt Nam, vì để tránh cuộc chiến này, Nam Phương Hoàng hậu đã đưa các con đến sống tại một tu viện tại Huế. 1947, bà lặng lẽ đưa các con sang Pháp sống mà không báo cho Đức Từ Cung. Vì chuyện này mà Đức Từ Cung vô cùng đau lòng, hằng ngày bà chỉ biết tụng kinh, niệm Phật để vơi đi nỗi nhớ con nhớ cháu. Sau khi cựu hoàng Bảo Đại được người Pháp đưa về làm Quốc trưởng (1950) Quốc gia Việt Nam, bà Từ Cung được quay trở về sống tại cung Diên Thọ. Nhưng sau đó vài năm thì Ngô Đình Diệm lật đổ cựu hoàng buộc cựu hoàng phải sống cuộc sống lưu vong tại Pháp thì bà Từ Cung không được trở lại Cung An Định nữa. Bà về sống tạm tại phủ Kiên Thái Vuơng, khi đã tích góp được một ít tiền bà mua lại căn nhà số 79 đường Phan Đình Phùng sống cùng một vài cung nữ trong đó có bà cung nữ Lê Thị Dinh. 1963, khi biết Nam Phương Hoàng hậu mất, bà khóc rất nhiều và cũng rất lo cho những người cháu của mình không biết sẽ sống ra sao.

Mặc dù cuộc sống đầy khó khăn, sau lại bị Ngô Đình Diệm gây khó dễ, không được giàu sang như những ngày sống trong cung nhưng bà luôn tâm niệm rằng đã là người của nhà Nguyễn thì dù sông hay chết bà vẫn phải ở lại Huế để lo nhang khói cho các vua triều Nguyễn và hoàng tộc. Vì thế dù trải qua mưa bom bão đạn, Đức Từ Cung vẫn quyết ở lại Huế đến phút cuối cùng, chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt nhất tại nơi đây. Mùa thu 1980, nhận thấy sức khoẻ yếu nhiều, khó qua khỏi bà đã cho mời đại diện chính quyền thành phố Huế đến và nói: "Tôi vốn xuất thân từ gia cảnh nghèo khó, không có tài sản gì cả. Những tài sản tôi có được hôm nay đều là của nhà Nguyễn, nay triều Nguyễn không còn thì đây là tài sản nhà nước, tôi xin giao lại cho các ông". Khi bà mất, không ai người thân bên cạnh, con cháu cũng không chỉ trừ bà Lê Thị Dinh - người cung nữ trung thành nhất của bà.

Cuộc đời của vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn đầy trái ngang, mất mát và đau thương. Đến khi gần nhăm mắt xuôi tay, bà vẫn không thể được ở cạnh người con trai của mình. 

(Ngôi nhà Đức Từ Cung đã gắn bó những năm tháng cuối đời -145 đường Phan Đình Phùng hiện nay trở thành điểm tham quan của di khách để họ có thể hiểu hơn về vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn).
Từ khóa: 

lịch sử

Bà Hoàng Thị Cúc thời trẻ vì bị bà Tiên Cung ghẻ lạnh mà không được gần gũi con, ấy vậy mà đến khi có con dâu là Nam Phương Hoàng Hậu thì lại chỉ vì tôn giáo mà khó thông cảm, cơm không lành càng không ngọt, đến cuối đời cũng không được gặp con cháu chỉ vì vậy.

Trả lời

Bà Hoàng Thị Cúc thời trẻ vì bị bà Tiên Cung ghẻ lạnh mà không được gần gũi con, ấy vậy mà đến khi có con dâu là Nam Phương Hoàng Hậu thì lại chỉ vì tôn giáo mà khó thông cảm, cơm không lành càng không ngọt, đến cuối đời cũng không được gặp con cháu chỉ vì vậy.