Những người trộm mộ có gặp câu chuyện gì kì lạ không?
Từ đó, ông ta bắt đầu dấn thân vào con đường đào trộm mộ…
Thời gian đầu, Diêu Ngọc Trung không ít lần đào phải những ngôi mộ mà sau khi mở ra thì chẳng có gì cả. Nếu không thì sẽ có một vài cỗ hài cốt ngoài ra chẳng có vật bồi táng gì hết. Chuyện này làm ông ta rất phiền lòng, sau đó ông ta bắt đầu tập trung nghiên cứu sách vở, từ đó tìm ra các phương pháp trộm mộ hiệu quả hơn.
Thực tế thì, Mô Kim Hiệu Úy vốn chẳng phải là cha truyền con nối gì cả, cũng chẳng có kỹ thuật tổ tiên truyền lại. Bởi vì từ cổ chí kim, đây không phải là một nghề nghiệp đáng tự hào gì. Thuở xa xưa, nếu kẻ đào trộm mộ chẳng may bị bắt, sẽ bị xử lăng trì. Chẳng ai mong muốn mình là hậu duệ của một kẻ đào trộm mộ cả, cho dù có thì cũng sẽ giấu giấu diếm diếm. Đa số thì những kẻ trộm mộ đều không có người nối dõi, có người nói đó là báo ứng, có người nói là đáng đời. Cho nên, từ đầu tới cuối, là do Diêu Ngọc Trung tự mày mò học hỏi thành tài. Không ai dạy ông ta cho nên ông ta toàn nhờ vào kinh nghiệm tích lũy của bản thân khi “hành nghề”.
Lần đầu đi đào trộm mộ, ông ta có chút lo lắng. Ông ta một mình đi xuống mộ, khi đó, ông ta không nghĩ mình có thể sống sót quay về. Thật ra, mộ dưới lòng đất không giống như trong tiểu thuyết nói mấy đâu nhưng mà khá giống với một cung điện dưới lòng đất. Sau khi khai quật mộ cổ, bên trong vừa nóng nực oi bức vừa ngột ngạt, mới vào có mấy phút mà Diêu Ngọc Trung đã mồ hôi nhễ nhại. Sau đó ông ta tìm thấy một bộ hài cốt đã bị phong hóa. Những mộ cổ này ít nhiều cũng đã vài nghìn năm, một số đến hài cốt cũng không còn, chỉ còn những mảnh xương rời rạc. Lần đầu thì ông ta cũng khá sợ hãi, trong đầu toàn nghĩ tới quả báo của việc làm này cho nên ông ta vội vội vàng vàng tìm kiếm những thứ đáng giá trong mộ. Chẳng mấy chốc ông ta tìm được một mảnh ngọc có hình thù kỳ lạ, không kịp suy nghĩ nhiều, ông ta cầm theo viên ngọc bỏ chạy. Sau khi ra khỏi mộ, ông ta đem mảnh ngọc đó rao bán, thu được 2000 tệ. Số tiền này, vào thời điểm đó là một số tiền nhiều không tưởng tưởng nổi. Cũng chính số tiền này khiến kẻ mê tiền Diêu Ngọc Trung trở nên điên cuồng. Lòng tham bắt đầu chiếm hết suy nghĩ trong đầu ông ta, không còn nghĩ gì đến hậu quả nữa, chỉ một lòng muốn đào trộm mộ.
Khi Mô Kim Hiệu Úy “hành nghề”, mỗi người đều đeo một chiếc bùa hộ mệnh làm bằng móng vuốt tê tê, loại bùa hộ mệnh này vừa bảo vệ bản thân vừa là vật chứng minh cho thân phận của họ. Phàm là những khi khai quật được những ngôi mộ lớn, phải thắp một ngọn nến trong địa cung, đặt ở góc đông nam. Sau đó thì mới bắt đầu mở nắp quan mò vàng, những thứ đáng tiền nhất của người đã khuất đều đem theo ở trên người, nhất là những lăng mộ của vương hầu hoàng thất, trong miệng đều ngậm ngọc ngà châu báu, trên người đeo vàng bạc, trước ngực còn có “hộ tâm ngọc” để bảo vệ tim, trong tay thì cầm ngọc như ý. Lúc này ra tay, thì nhất định không được làm hỏng thi hài, nhẹ nhàng vuốt từ đỉnh đầu xuống bàn chân, sau cùng phải để lại 1-2 món bảo vật cho người ta. Còn nếu như trong quá trình “hành nghề”, ngọn nến ở góc đông nam bị tắt, thì phải để những bảo vật vừa mới lấy được đó về vị trí cũ, cung kính khấu đầu 3 cái, theo đường cũ vào mộ để ra ngoài. Dùng khoa học để lý giải thì có thể hiểu là để phòng trường hợp không khí trong mộ không tốt, phải ra ngoài ngay khi nến tắt, có thể bảo đảm mọi người không bị nhiễm độc trong không khí. Cũng có truyền thuyết thì nói, trong cổ mộ có ma quỷ, không thể siêu sinh nên linh hồn bị giữ lại ở trong mộ hàng nghìn năm, mỗi ngày đều ở trong mộ canh chừng của cải được chôn theo mình, nếu như gặp phải chủ nhân ngôi mộ như vậy thì đừng miễn cưỡng cướp đồ của người ta. Nhưng mà thực tế thì chuyện nhân đạo vậy sẽ không xảy ra đâu. Đào trộm mộ chính là đào trộm mộ, phạm pháp chính là phạm pháp. Diêu Ngọc Trung biết đào trộm mộ là phạm pháp, nhưng lòng tham không đáy khiến ông ta không thể ngừng lại. Mỗi lần trộm mộ, ông ta đều vơ vét cho bằng sạch, nói chung là chả sợ nhân quả báo ứng gì sất, cũng chả tuân thủ quy tắc gì luôn. Ông ta chỉ vì tiền. Cho nên ông ta có thể giẫm đạp tất cả, chỉ cần trong cổ mộ có đồ gì, ông ta sẽ vét sạch sành sanh, không cần biết đó là mộ của ai. Ông ta rất thích đến Viện bảo tàng của thành phố Xích Phong xem đồ cổ, người không biết còn tưởng ông ta đam mê du lịch, khảo cổ nữa đó.
Tử Cấm Thành, Thanh Đông Lăng, quần thể di tích văn hóa Hồng Sơn đều là mục tiêu quan trọng trong cuộc khảo sát của Diêu Ngọc Trung, ông ta vừa kết hợp xem sách, nghiên cứu các phương pháp mai táng vừa xem nhiều hiện vật, nâng cao khả năng nhận biết đồ vật của mình. Ngoài ra ông ta còn thích leo núi mỗi khi rảnh, theo cách gọi của người trong nghề thì đó gọi là “Thải điểm” hoặc “Điểm huyệt”. Diêu Ngọc Trung biết tìm “đất sống”, ông ta có thể tìm được vị trí chính xác của lăng mộ theo chiêm tinh, địa hình và bản đồ. “Tụi tui hay thỉnh ổng tới "thải điểm" khi đi đào trộm vì mỗi lần ổng “thải điểm”, thể nào cũng sẽ thành công đào được gì đó.”- Phùng Kiệt, thành viên của băng nhóm trộm mộ khai với cảnh sát.
Cũng theo lời khai của các tên đồng bọn, Diêu Ngọc Trung có hai điểm kỳ quái, một là khi đi thăm dò khảo sát hiện trường ông ta đều đi một mình chưa bao giờ hắn cho người khác đi theo. Hai là khi sắp đào đến cổ vật, Diêu Ngọc Trung bắt bọn thuộc hạ đi ra chỗ khác ngồi hút thuốc, uống nước và chỉ một mình ông ta xuống mộ đào lớp đất cuối cùng rồi mới lấy đồ cho vào bao tải mang lên. Cho nên kể cả những tên đồng bọn cũng không hề biết được ông ta lấy được bao nhiêu và những thứ gì, Diêu Ngọc Trung cho bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu.
Còn lần Diêu Ngọc Trung đào được huyết quan, mặc dù không nói là mộ của ai nhưng người ta nghi ngờ rằng, đó là mộ của Vi Tử Khải. Nghe nói lần đó, họ đào được 3 cái quan quách, nhưng đó chỉ là quan quách giả để đánh lạc hướng chứ không phải là quan quách của chủ nhân ngôi mộ. Diêu Ngọc Trung từng đào trộm biết bao ngôi mộ nhưng chưa từng gặp qua trường hợp thế này. Đến khi tìm được quan quách thứ 4, người đi cùng nói rằng cái quan quách bên ngoài là lớp quan tài bằng gỗ chạm khắc rồng phượng, hình thức không khác mấy với quan quách bình thường khác, bên trong chắc chắn là bảo vật”. Diêu Ngọc Trung không tin, ông ta đã nhìn thấy rất nhiều quan tài đá, cái quan tài này trông chẳng có gì đặc biệt, sao mà có bảo vật được? Người nọ mới hỏi “Ông đã nghe đến loại quan quách giúp người c.hết hồi sinh chưa?” Diêu Ngọc Trung mới ngỡ ngàng “Huyết quan?!?”
Huyết quan này từ xưa đến nay, chỉ toàn là truyền thuyết, chưa có ai thực sự gặp qua. Người nọ gật gật đầu. Mọi người mới tò mò hỏi “Lão Diêu, huyết quan này rốt cuộc là gì vậy?” Diêu Ngọc Trung mới cười khổ giải thích với mọi người “Huyết quan, là một loại quan tài trong truyền thuyết, kể cả tư liệu lịch sử cũng chỉ là ghi chép không rõ ràng, cũng chưa có ai từng thấy. Nghe nói huyết quan được tạo thành từ tâm của cây bồ đề nghìn năm, cả khối gỗ đỏ như máu vì đó là toàn bộ tinh hoa của cây bồ đề dồn vào, quan tài làm từ đó có khả năng cải tử hồi sinh. Còn có cải tử hồi sinh thật hay không thì không ai biết cả, vì chưa đó chỉ là truyền thuyết có ai thử nghiệm qua.” Sau đó, ông ta thật sự đã bắt đầu khai quan, mở lớp quan quách gỗ đầu tiên ra, bên trong lộ ra một khối quan tài màu đỏ. Điều khiến mọi người ngạc nhiên vô cùng, đó là ngôi mộ này có từ thời Tây Chu chiến quốc, lúc đó thiên văn học hay khoa học đều chưa phát triển mạnh, thế mà trên quan tài lại khắc đầy bản đồ sao, cái được gọi là Thất Tinh Bộ. Tòa mộ cổ Vi Tử Khải này đầy rẫy nguy hiểm, lại có huyết quan, ai mà biết mở ra sẽ gặp phải thứ nguy hiểm gì bên trong, ai cũng tiếc nuối “Đồ bồi táng bên trong phải làm thế nào bây giờ?” Mặc dù tham lam nhưng nhỡ đâu mở ra trúng độc, cũng chẳng còn mạng để hưởng. Ấy vậy mà khi thật sự mở ra, bên trong là một người không có lông tóc, toàn thân đỏ lòm, người này (huyết nhân) bị ngâm trong chất lỏng không tên bên trong quan tài. (Đây chỉ là Diêu Ngọc Trung thừa nhận sau khi bị bắt, sau đó người này truyền miệng đến nên thông tin chưa được confirm)
Do khả năng định vị được chính xác vị trí ngôi mộ nên lần nào đi cũng có thu hoạch, những người theo hắn đều phát tài, Diêu Ngọc Trung cũng giàu lên nhanh chóng. Nhưng khi có nhiều tiền, Diêu Ngọc Trung không dừng lại mà hắn lại sa đà vào cờ bạc và đã tiêu mất hàng trăm triệu. Ông ta là người đào trộm mộ mát tay nhưng chơi cờ bạc thì lại gặp vận đen, chỉ thua và thua cho nên nhiều lần ông ta bắt đầu phải mang các cổ vật quý ra để thế chấp và chính những tin tức lọt ra từ sòng bạc nên cảnh sát có manh mối đưa Diêu Ngọc Trung vào tầm ngắm phá được vụ án. Kết cục của tên trộm mộ khét tiếng này là bản án tử hình theo phán quyết của Tòa án tỉnh Liêu Ninh kết tội phá hoại các di chỉ văn hóa, trộm cắp văn vật, cổ vật và mua bán trái phép văn vật vào năm 2016.
Phần 1