Những người trộm mộ có gặp câu chuyện gì kì lạ không?
Nghe nói rằng khi tên trộm mộ Diêu Ngọc Trung bị bắt giữ, ông ta đã thú nhận rằng mình từng đào được một quan tài máu (huyết quan), bên trong là một người không có lông tóc, toàn thân đỏ lòm, người này (huyết nhân) bị ngâm trong chất lỏng bên trong quan tài…
Trong “Ma thổi đèn” có một câu nói như thế này:
“Tầm long phân kim khán triền sơn, nhất trùng triền thị nhất trùng quan; quan môn như hữu bát trùng hiểm, bất xuất âm dương bát quái hình.”
Câu nói này, không phải do tác giả tự nhiên bịa ra mà có, mà xuất phát từ “Hám long kinh” của bậc thầy phong thủy Dương Quân Tùng. Câu gốc là”
“Tầm long thiên vạn khán triền sơn, nhất trùng triền thị nhất trùng quan: quan môn nhược hữu bát trùng tỏa, định hữu vương hầu cư thử gian.”
(Mình chưa đọc sách, mới coi phim nên sẽ giải thích theo ý mình hiểu nha
Câu gốc có thể hiểu là
Thuật tầm long thì phải nhìn theo triền núi,
Mỗi một vòng bức tường là một chướng ngại
Nếu như cửa có tám vòng khóa,
Thì bên trong hẳn là quan quách của vương hầu.)
Dòng tiểu thuyết giúp mọi người mở mang kiến thức về trộm mộ bắt đầu xuất hiện từ khoảng mười năm trước. Chính nhờ độ hot của những tác phẩm này giúp rất nhiều người hiểu biết thêm về một nghề nghiệp gọi là Mô Kim Hiệu Úy.
Nhưng các bạn đã gặp Mô Kim Hiệu Úy hàng thật giá thật chưa?
Mô Kim Hiệu Úy là có thật, nhưng không có điêu như miêu tả trong tiểu thuyết đâu.
Tôi muốn nói tới người được gọi là “Quan ngoại đệ nhất cao thủ”, được người trong giới công nhận là ông tổ của nghề trộm mộ.
Sau khi Diêu Ngọc Trung bị bắt thì những việc ông ta đã làm được đưa ra ánh sáng, làm chấn động cả giới khảo cổ.
Vụ án liên quan đến sự tham gia Diêu Ngọc Trung được xác định là vụ trộm mộ lớn nhất kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, là vụ án khống chế nghi pham, thu hồi văn vật bị lấy cắp lớn nhất: tiêu diệt 12 băng nhóm tội phạm trộm cướp và khai quật, khống chế 225 nghi phạm, lấy lại được 2063 món văn vật, trị giá lên đến hơn 500 triệu tệ. Còn gọi là “Vụ án lớn nhất liên quan tới văn vật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Chủ mưu là Diêu Ngọc Trung, 53 tuổi, trong số 12 băng nhóm tội phạm này, ít nhất 9 băng nhóm có liên hệ mật thiết với ông ta. Đa số thủ lĩnh của các bang nhóm trộm mộ này trước đây đều từng làm việc dưới quyền của Diêu Ngọc Trung.
Sau khi trộm mộ bị bắt, Diêu Ngọc Trung có rất nhiều chuyện truyền kì đặc sắc để kể lại. Ông ta nhận ra mình rất có thiên phú.
Để điều tra “Vụ án lớn nhất liên quan tới văn vật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” này, Bộ Công an đã thành lập đội đặc nhiệm “1126”. Không ngờ, ngày thành lập đội đặc nhiệm cũng là ngày sinh nhật của Diêu Ngọc Trung. Cảnh sát ập vào bắt ômg ta lúc 3 giờ sáng, đó cũng là giờ mà ông ta ra đời. Địa điểm ông ta bị bắt là nhà trọ Thiên Nghĩa, trấn Thiên Nghĩa, huyện Ninh Thành, thành phố Xích Phong ở Nội Mông Cổ.
“Thiên Nghĩa” với “ý trời” là đồng âm.
“Tại sao tôi lại chọn văn hóa Hồng Sơn để đào mộ à? Bởi vì tôi là kiếp sau của kẻ đào mộ cách mộ cách đây 6000 năm. Tôi chuyển kiếp thành kẻ trộm mộ, là để văn hóa Hồng Sơn được nhìn thấy ánh sáng mặt trời lần nữa.” Đây là lời thú nhận với cảnh sát của Diêu Ngọc Trung sau khi bị bắt. Cách nói “chuyển kiếp” này của Diêu Ngọc Trung chẳng qua là chiêu tự thần thánh hóa chính mình, Ấy vậy mà “tuyệt kỹ thần kỳ” của ông ta lại được lưu truyền rộng rãi.
Một số cư dân mạng đã sưu tầm và phân loại những tuyệt chiêu thành quyển “Ông tổ nghê trộm mộ”: “Mô kim hiệu úy” gia truyền, học từ cha mình tuyệt kỹ “Tầm long điểm lục, cầu phong vấn thủy”, biết xem thiên tượng, có thể dựa vào vị trí của các chòm sao và la bàn trong tay để xác định vị trí chính xác của lăng mộ trong phạm vi 100 dặm. Xung quanh thành phố Xích Phong, thông thường lăng mộ sẽ nằm ở trong núi như vậy đó.
Thực tế thì, khác với dòng họ trộm mộ mà cư dân mạng sáng tạo ra. Tổ tiên của nhà họ Diêu làm nghề đan tre, người xưa thường gọi là đan lát làm giày.
Ngày 26 tháng 11 năm 1962, Diêu Ngọc Trung được sinh ra tại thôn Tân Phòng, huyện Ninh Thành, thành phố Xích Phong, Nội Mông. Thời điểm đó, 3 năm thiên tai vừa qua đi, gia đình ông ta sống trong một ngôi nhà đất đơn sơ, gia cảnh nghèo khó. Từ khi ra đời, Diêu Ngọc Trung chưa từng được uống qua một ngụm sữa mà chỉ được mẹ dùng mì cao lương nuôi lớn. Sự nghèo khó này đã ăn sâu vào xương tủy Diêu Ngọc Trung, từ đó nuôi hi vọng trở nên giàu có. Ngoài việc đồng áng thì cha mẹ ông còn có nghề đan giỏ tre, trong 7 người con thì chỉ có người con thứ 3 là Diêu Ngọc Trung học giỏi nhất, Em trai của Diêu Ngọc Trung - Diêu Ngọc Phi nói rằng “Anh ba tôi thường lựa cây tre chất lượng khá ổn, đạp xe đem đến các thôn khác để bán. Cả cashmere, da thuộc và cả lông nữa. Đó đều thuộc về những mối làm ăn chính trong thôn chúng tôi”. Lúc đó, người trong thôn đều thấy Diêu lão tam nhà đan tre nọ thông minh lanh lợi, lại còn thích xem sách, khác hẳn người trong thôn lúc bấy giờ. Trong hồi ức của Diêu Ngọc Phi, thời gian đó, người anh ba mặt chữ còn chưa biết hết tự dung lại mua về một đống sách toàn là “phong thủy”, “kinh dịch”, ngày nào cũng lôi ra đọc. Đan tre không kiếm được bao nhiêu tiền, có một thời gian Diêu Ngọc Trung còn làm một con buôn cashmere nhỏ. Nhưng mà số tiền kiếm được cũng không nhiều, không thể làm ăn lớn được. Để kiếm được nhiều tiền hơn, Diêu Ngọc Trung đến mỏ khoáng làm khuân vác. Nói tóm lại, Diêu Ngọc Trung không phải là một người cam chịu cảnh làm nông, trong đầu ông ta lúc nào cũng nghĩ đến việc kiếm nhiều tiền hơn.
Diêu Ngọc Trung từng nhắc đến một cách ngắn gọn “Trên một ngon núi, bên trái có thanh long, bên phải có bạch hổ, phía trên có điểm tựa, bên dưới có ảnh phản chiếu, là điển hình của một nơi phong thủy cực tốt (phong thủy bảo địa), phù hợp làm nơi mai táng.” Nhưng những nơi người bình thường không tìm được như thế này, mà Diêu Ngọc Trung vừa lên núi nhìn một phát là tìm ra ngay. Ông ta có thể xem sách phong thủy, trở thành cao thủ trộm mộ cũng ít nhiều liên quan đến cơ duyên với văn hóa địa phương. Những người lớn tuổi ở thôn Tân Phòng kể lại rằng, năm xưa khi Diêu Ngọc Trung và bọn trẻ trong làng đang chăn bò trên núi thì có 1 đứa leo tới sườn đồi bên này, áp tai xuống mặt đất, 1 đứa khác cách đó mấy chục bước giẫm giẫm chân, thì đứa áp tai xuống đất có thể nghe được tiếng “đôngggg” truyền vọng lại từ dưới nền đất. Tụi trẻ con lúc đó không biết gì, chỉ cảm thấy thật là thần kì. Lớn lên ngẫm lại, chẳng lẽ bên dưới có mộ cổ sao!
Quê hương của Diêu Ngọc Trung ở Xích Phong, dịch nghĩa còn có thể hiểu là “Hồng Sơn/Ngọn núi màu đỏ”. Tương truyền rằng, Hồng Sơn vốn tên là “Cửu Nữ Sơn”, thời viễn cổ, chín nàng tiên nữ phạm luật trời, khiến Tây Vương Mẫu nổi trận lôi đình, các nàng hoảng sợ đánh đổ hộp phấn yên chi, hộp phấn đó rơi xuống đây, cho nên từ đó xuất hiện chín ngọn núi màu đỏ ở đây.
Cuối năm 1930, con trai của Lương Khải Siêu là Lương Tư Vĩnh dắt một nhóm khảo cổ đến Hồng Sơn, phát hiện nhiều mảnh gốm và dấu vết của một nền văn minh cổ đại. Sau giải phóng, ông giúp ngài Doãn Đạt – Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học thuộc Viện Xã hội Khoa học Trung Quốc, viết lời tựa cho “Văn hóa thời kỳ đồ đá mới của Trung Quốc”. Doãn Đạt và Lương Tư Vĩnh ra đề nghị đặt tên cho nền văn hóa mới phát hiện ở vùng đất này là “Văn hóa Hồng Sơn”.
Điều này còn cho thấy, văn hóa Hồng Sơn là một nền văn minh tiền sử rất phát triển, xuất hiện ở lưu vực sông Liêu Hà cách đây 5-6000 năm. Năm 1971, bức “Ngọc Hồng Sơn – Trư Long” được khai quật ở đây là hình tượng rồng còn sót lại có niên đại sớm nhất, được gọi là “Con rồng đầu tiên của Trung Hoa”. Do vậy mà các chuyên gia cho rằng, văn hóa Hồng Sơn là “tia sáng đầu tiên” của nền văn minh Hoa Hạ. Trong các viện bảo tàng ở thành phố Xích Phong, kí hiệu đánh dấu các di tích văn hóa Hồng Sơn gần như chi chít trên nguyên tấm bản đồ.
Sự phân bố của di tích Hồng Sơn có thể nói là dày đặc. Đối với người dân Tân Phòng, những người đã sinh sống trên mảnh đất này qua nhiều thế hệ mà nói, việc chưa từng nhìn thấy cổ vật quả là khó khăn. Ở thôn mà Diêu Ngọc Trung lớn lên, có chi chỉ cần một trận mưa to, ngày hôm sau sẽ phát hiện các mảnh gốm hay đồ vật bằng đá ở trên núi. Nếu may mắn, còn có thể nhặt được những mảnh đồ vật hoàn chỉnh, thậm chí là đồ bằng ngọc. Chúng đều là những cổ vật có tuổi đời hàng nghìn năm.
Đặc điểm mai táng trong văn hóa Hồng Sơn, khu mộ dòng tộc thường sẽ được chọn trên núi cao, đa phần dùng đá để xây, bên trong khu mộ sẽ được chia thành từng gian, kết cấu là hố đất dọc hoặc hang đá. Còn có tập tục buộc tóc, đeo thêm vòng cổ, vòng tay chôn cùng. Trải qua hàng nghìn năm, lớp đất trên bề mặt các lăng mộ đã trải qua quá trình phong hóa, cải tạo hoặc tệ hơn là xói mòn đất dẫn đến nhiều ngôi mộ bị chôn rất nông, thông thường chỉ sâu tầm 1-2 mét.
Nhưng thuở ban đầu, dân làng vẫn chưa nhận thức được sự quý giá của đồ cổ. Cách đây hơn 40 năm, dân trong thôn đào được 1 cái chén màu trắng, trông rất là bình thường nhưng khi đổ nước vào, thì đáy chén sẽ xuất hiện một con cá màu đỏ, sau đó thì cái chén này bị trượt tay làm vỡ mất rồi; lại có người đào được mảnh ngọc xong lại đem đổi lấy 2 bao gạo, trong lòng còn cảm thấy vậy rất là hời rồi; mấy viên gạch ngói xanh trong khu mộ còn bị nghĩ là chẳng xây được nhà đâu nên còn bị người dân đem về xây nhà vệ sinh nữa kìa.
Mãi cho đến khi văn hóa Hồng Sơn bắt đầu nổi tiếng, càng ngày càng nhiều người đến thôn này thu mua cổ vật, giá ban đầu chỉ từ 50-100 đồng càng ngày càng lên cao hơn nhiều. “Đầu não kiếm sống” Diêu Ngọc Trung mới nghĩ ra phương pháp kiếm tiền nhiều gấp trăm ngàn lần công việc đang làm – đào trộm mộ.
Từ đó, ông ta bắt đầu dấn thân vào con đường đào trộm mộ…
tâm linh
Thú vị quá, mình khá hứng thú với mấy vụ như này
Trần Quang
Thú vị quá, mình khá hứng thú với mấy vụ như này