Những ngôn ngữ cơ thể nên có khi đi phỏng vấn?

  1. Kỹ năng mềm

Khi đi phỏng vấn, những gì cơ thể nói cũng quan trọng như (hoặc có thể hơn) lời nói thực tế. Vì vậy việc thể hiện ngôn ngữ cơ thể khá là quan trọng để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Là một nhà quản trị doanh nghiệp công nghệ, mình thường xuyên thực hiện phỏng vấn. Không nhớ chính xác nhưng có lẽ mình đã từng phỏng vấn trên dưới 2000 người.

Dĩ nhiên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và cân nhắc các ứng viên dưới rất nhiều tiêu chí. Với việc tuyển dụng nhân sự công nghệ (làm việc chủ yếu bằng tư duy), thì việc tư duy mạch lạc, trong sáng, hiểu rõ, hiểu sâu những gì mà các bạn đã học, đã làm, đã thử nghiệm là yếu tốt quan trọng hàng đầu.

Đa số dân IT có kỹ năng mềm yếu, khả năng trình bày đôi lúc còn kém nên nhà tuyển dụng bắt buộc phải có kỹ năng trao đổi tốt, và thấu hiểu để tránh bỏ xót những ứng viên tiềm năng. Do đó kỹ năng mềm không quá quan trọng. Tuy vậy chúng tôi vẫn đánh giá rất cao các bạn ứng viên mạnh về giao tiếp và các kỹ năng mềm khác.

Đối với các vị trí nhân sự khác như kinh doanh, chăm sóc khách hàng thì ngược lại, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm lại được đề cao hơn rất nhiều. Các cử chỉ cơ thể như dáng đi, dáng ngồi, động tác uống nước, cái bắt tay chào hỏi đều sẽ được cân nhắc đánh giá. Tuy vậy, chưa bao giờ chúng tôi đánh giá các kỹ năng mềm có thể thay thế được kỹ năng chuyên môn (hard skill). Các bạn nên luyện đều cả hai hướng để không chỉ có một buổi phỏng vấn tốt mà sẽ có cả quá trình làm việc thành công.

Tôi cũng đã có 1 bài viết ngắn chia sẻ về quy trình tuyển dụng cho các lãnh đạo doanh nghiệp:

Bài viết này không dành cho các ứng viên mà dành cho các chủ doanh nghiệp hoặc các bạn làm HR cho các doanh nghiệp. Tuy vậy mọi người cũng có thể tham khảo qua để nắm bắt cách thức một doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng.

Trả lời

Là một nhà quản trị doanh nghiệp công nghệ, mình thường xuyên thực hiện phỏng vấn. Không nhớ chính xác nhưng có lẽ mình đã từng phỏng vấn trên dưới 2000 người.

Dĩ nhiên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và cân nhắc các ứng viên dưới rất nhiều tiêu chí. Với việc tuyển dụng nhân sự công nghệ (làm việc chủ yếu bằng tư duy), thì việc tư duy mạch lạc, trong sáng, hiểu rõ, hiểu sâu những gì mà các bạn đã học, đã làm, đã thử nghiệm là yếu tốt quan trọng hàng đầu.

Đa số dân IT có kỹ năng mềm yếu, khả năng trình bày đôi lúc còn kém nên nhà tuyển dụng bắt buộc phải có kỹ năng trao đổi tốt, và thấu hiểu để tránh bỏ xót những ứng viên tiềm năng. Do đó kỹ năng mềm không quá quan trọng. Tuy vậy chúng tôi vẫn đánh giá rất cao các bạn ứng viên mạnh về giao tiếp và các kỹ năng mềm khác.

Đối với các vị trí nhân sự khác như kinh doanh, chăm sóc khách hàng thì ngược lại, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm lại được đề cao hơn rất nhiều. Các cử chỉ cơ thể như dáng đi, dáng ngồi, động tác uống nước, cái bắt tay chào hỏi đều sẽ được cân nhắc đánh giá. Tuy vậy, chưa bao giờ chúng tôi đánh giá các kỹ năng mềm có thể thay thế được kỹ năng chuyên môn (hard skill). Các bạn nên luyện đều cả hai hướng để không chỉ có một buổi phỏng vấn tốt mà sẽ có cả quá trình làm việc thành công.

Tôi cũng đã có 1 bài viết ngắn chia sẻ về quy trình tuyển dụng cho các lãnh đạo doanh nghiệp:

Bài viết này không dành cho các ứng viên mà dành cho các chủ doanh nghiệp hoặc các bạn làm HR cho các doanh nghiệp. Tuy vậy mọi người cũng có thể tham khảo qua để nắm bắt cách thức một doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng.

Chú ý kĩ trang phục và diện mạo bạn nhé. Mình rất dị ứng với những ca phỏng vấn ứng viên trang điểm lòe loẹt, trang phục "thoáng mát", tóc tai bờm xờm còn mắt thì thâm quầng. Nhìn đã thấy không muốn giao việc gì rồi vì biết giao là hỏng việc.

Chào bạn, mình nghĩ ngôn ngữ cơ thể- đi kèm trang phục, để lại rất nhiều ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

Ở lần giao tiếp đầu tiên, thì yếu tố lịch sự, chân thành và nhiệt tình (có hiểu biết) luôn được đánh giá cao.

Trước hết, dù làm công việc nào chúng ta cũng nên có vóc dáng khỏe mạnh. Tiếp đó, nên có sức sống trong từng cử chỉ (bắt tay), lời nói (giọng điệu). Sự chân thành thì được thể hiện ở đôi mắt (tránh đảo mắt lia lịa) còn dáng ngồi (thoải mái hay căng thẳng) sẽ cho thấy chúng ta xứng đáng ngồi ở vị trí nào.

Chúc bạn tự tin, tự chủ khi đi phỏng vấn.